Đề cương môn Phương pháp nghiên cứu trong trồng trọt (Dành cho cao học) | Tiến sĩ Đỗ Thị Ngọc Oanh

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN              CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM                                   Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

Tên học phần Phương pháp nghiên cứu trong trồng trọt

Tiếng Anh: Research methodology in crop science

I. Thông tin về học phần

– Mã số môn học: PPR

– Số tín chỉ: 2

– Học phần tiên quyết: không

– Học kỳ: 2,3

–  Bộ môn phụ trách: Giống di truyền

II. Thông tin về giảng viên

2.1 Giảng viên

Giảng viên 1:

– Họ và tên: Đỗ Thị Ngọc Oanh

– Chức danh khoa học: TS.

– Địa chỉ: Email: [email protected]  Điện thoại: 01686 702 448

Giảng viên 2:

– Họ và tên: Hoàng Văn Phụ

– Chức danh khoa học: PGS.TS.

– Địa chỉ: Email:  hoangphu1958@gmailcom; Điện thoại: 0912 14 18 37

III. Mục tiêu học phần

Sau khi kết thúc học phần người học có khả năng xây dựng đề cương nghiên cứu, lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp với mục đích nghiên cứu, thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo nghiên cứu khoa học .

IV. Mô tả tóm tắt nội dung học phần

Để nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho học viên, môn học cung cấp những kiến thức và kỹ năng về xây dựng đề cương nghiên cứu; bố trí, thu thập số liệu và phân tích kết quả thí nghiệm một và hai nhân tố; và về viết báo cáo nghiên cứu khoa học. Môn học tập trung rèn luyện kỹ năng (giành 70% thời lượng) xây dựng đề cương nghiên cứu, phân tích kết quả thí nghiệm bằng phần mềm thống kê và viết báo cáo khoa học.

 

V. Nhiệm vụ của học viên

– Tham dự ít nhất 80% số tiết theo quy định

– Tham dự đầy đủ các sinh hoạt khoa học (Seminar, hội thảo…)

– Có đủ các bài tập, kiểm tra thường kỳ, điểm tiểu luận theo quy định của môn học

– Tự học, nghiên cứu tài liệu, làm bài tập, tiểu luận tối thiểu là 60 tiết

VI. Tài liệu học tập

6.1 Giáo trình, bài giảng

Đỗ Thị Ngọc Oanh, Hoàng Văn Phụ. 2012. Giáo trình Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng. Hà Nội. Nhà Xuất bản Nông nghiệp

Nguyễn Thị Lan, Phạm Tiến Dũng. 2006. Giáo trình Phương pháp thí nghiệm. Hà Nội. Nhà Xuất bản Nông nghiệp

6.2 Tài liệu tham khảo:

Nguyễn Thanh Hồi. 2007. Ảnh hưởng sự chôn vùi rơm rạ tươi trong đất ngập nước đến sinh trưởng của lúa ở đồng bằng sông Cửu long. Tóm tắt luận án tiến sỹ. Đại học Cần Thơ.

 

Nguyễn Thành Tài. 2008. Nghiên cứu “Kỹ thuật tỉ trọng trái” và “Kỹ thuật ozone” trong việc ổn định phẩm chất trái xoài cát Hòa Lộc và xoài cát Hòa chu sau thu hoạch. Tóm tắt luận án tiến sỹ. Đại học Cần Thơ.

 

Tạp chí Khoa học kỹ thuật nông nghiệp. 2000-2010. Hà Nội. Nhà xuất bản Nông Nghiệp

 

VII. Tiêu chí đánh giá học tập của học viên

– Dự lớp đầy đủ theo qui định

– Tham dự sinh hoạt khoa học, seminar chuyên đề.

– Có bài kiểm tra,  bài tập theo yêu cầu môn học

– Thi kết thúc môn học theo hình thức tự luận hoặc tiểu luận.

VIII. Thang điểm đánh giá:

Thang điểm 10,0 (lấy 1 chữ số thập phân)

Trọng số điểm tổng kết môn học:

– Điểm 1: bài kiểm tra 1:  trọng số: 0,2

– Điểm 2: bài kiểm tra 2:  trọng số: 0,2

– Điểm 3: Bài thi, tiểu luận: trọng số: 0,6

IX. Nội dung chi tiết học phần

TT

Nội dung

Tài liệu đọc bắt buộc/ tham khảo

Ghi chú

1

Chương 1

Xây dựng đề cương nghiên cứu

  1. Nội dung của đề cương nghiên cứu
  2. Xác định vấn đề, mục đích nghiên cứu
  3. Xác định nội dung và phương pháp nghiên cứu
  4. Đề cương tổng quan tài liệu

1,2

 

2

Chương 2

Bố trí và phân tích kết quả thí nghiệm một nhân tố

  1. Bố trí thí nghiệm một nhân tố
  2. Phân tích biến động bằng phần mềm IRRISTAT
  3. So sánh trung bình

1,2

 

3

Chương 3

Bố trí và phân tích kết quả thí nghiệm hai nhân tố

  1. Bố trí thí nghiệm hai nhân tố
  2. Phân tích biến động thí nghiệm hai nhân tố bằng phần mềm IRRISTAT
  3. Phân tích kết quả thí nghiệm làm nhiều năm và nhiều địa điểm
  4. So sánh trung bình

1,2

 

4

Chương 4

Phân tích tương quan và hồi quy

  1. Phân tích tương quan
  2. Phân tích hồi quy

1,2

 

5

Chương 5

Báo cáo kết quả nghiên cứu

  1. Mục đích và yêu cầu của báo cáo
  2. Trình bày kết quả phân tích thống kê

1,2

 

            

NGƯỜI VIẾT ĐỀ CƯƠNG

 

 

 

 

                                                                                       TS.   Đỗ Thị Ngọc Oanh