Đánh giá phim 24 giờ hồi sinh (24 Hours to Live)

Trái với hai vai chính “yếu thế”, tôi khá thích vai diễn bố vợ Frank của Rutger Hauer dù đây chỉ là một vai phụ gần giống như khách mời của phim hơn. Ông Rutger khá nổi tiếng từ phim Blade Runner phiên bản 1982 và cũng từng tham gia rất nhiều phim gần đây. Đoạn mà Travis và Frank ngồi “chém gió” ở bãi biển đã thể hiện rõ nét tính cách của nhân vật này. Thậm chí cách mà Travis gọi điện thoại về để thưa chuyện anh đang ở Nam Phi cũng cho thấy đấy là một nhân vật đáng kính trọng. Và có lẽ đám tay sai của Red Mountain cũng nên biết kính trọng ông hơn trước khi quyết định tới “cày nát” nhà ông.

Với thể loại phim hành động, có vẻ như đạo diễn biết phải làm gì nhưng không hẳn mọi thứ đều diễn ra suôn sẻ. Đầu phim đã mời chào người xem cảnh đấu súng khá kịch tính, để rồi sau đó mọi chuyện bắt đầu phát sinh diễn biến và được giải quyết dần cho người xem. Tôi không rõ phim có bị cắt mất cảnh nào không, nhưng cái cách mà Travis “thay lòng đổi dạ” nó dường như không được thuyết phục. Khi nhân vật này quyết định “chơi chiêu” mỹ nam kế thì tôi lại càng thấy khó lòng thuyết phục hơn trước diễn biến xảy ra. Cả hai nhân vật quá dễ quyến rũ nhau trong vòng ba nốt nhạc, đặc biệt khi việc công vẫn còn đó.

Kịch bản càng “vẽ vời” hơn khi nhân vật được hồi sinh và đưa ra quyết định mới. Nó khá đột ngột, cảm giác như nhà làm phim chỉ cần một lý do bất kỳ nào đó để tạo chuyển biến của nhân vật mà thôi. Đáng tiếc, chính điều này khiến mạch phim trở nên khá lộn xộn và diễn biến về sau càng thiếu thuyết phục. Mặc dù ở góc độ người xem, tôi hiểu được cảm giác mất mát của Travis, nhưng việc anh đột ngột bất chấp tất cả nguy hiểm để “thay lòng đổi dạ” dù vừa bị bắn chết trước đó, thì vẫn không thể nào đủ sức thuyết phục, nhất là khi nó xảy ra trong khoảnh khắc quá ngắn của nội dung phim. Nhân vật rõ ràng thiếu đi những khoảnh khắc “chuyển cảnh” để tạo nên sự thay đổi bản thân.

Với thể loại phim hành động, có vẻ như đạo diễn biết phải làm gì nhưng không hẳn mọi thứ đều diễn ra suôn sẻ. Đầu phim đã mời chào người xem cảnh đấu súng khá kịch tính, để rồi sau đó mọi chuyện bắt đầu phát sinh diễn biến và được giải quyết dần cho người xem. Tôi không rõ phim có bị cắt mất cảnh nào không, nhưng cái cách mà Travis “thay lòng đổi dạ” nó dường như không được thuyết phục. Khi nhân vật này quyết định “chơi chiêu” mỹ nam kế thì tôi lại càng thấy khó lòng thuyết phục hơn trước diễn biến xảy ra. Cả hai nhân vật quá dễ quyến rũ nhau trong vòng ba nốt nhạc, đặc biệt khi việc công vẫn còn đó.Kịch bản càng “vẽ vời” hơn khi nhân vật được hồi sinh và đưa ra quyết định mới. Nó khá đột ngột, cảm giác như nhà làm phim chỉ cần một lý do bất kỳ nào đó để tạo chuyển biến của nhân vật mà thôi. Đáng tiếc, chính điều này khiến mạch phim trở nên khá lộn xộn và diễn biến về sau càng thiếu thuyết phục. Mặc dù ở góc độ người xem, tôi hiểu được cảm giác mất mát của Travis, nhưng việc anh đột ngột bất chấp tất cả nguy hiểm để “thay lòng đổi dạ” dù vừa bị bắn chết trước đó, thì vẫn không thể nào đủ sức thuyết phục, nhất là khi nó xảy ra trong khoảnh khắc quá ngắn của nội dung phim. Nhân vật rõ ràng thiếu đi những khoảnh khắc “chuyển cảnh” để tạo nên sự thay đổi bản thân.

Không chỉ tình tiết thiếu thuyết phục, bản thân 24 Hours to Live cũng có rất nhiều lỗi vớ vẩn không đáng có. Chẳng hạn, bạn sẽ không bao giờ thấy bất kỳ ai nạp đạn và khẩu súng lục có thể bắn hàng chục viên liên tục là chuyện bình thường cho đến khi nhân vật quyết định nó đã hết đạn. Chưa kể, hàng loạt phân cảnh hành động kịch tính đều tạo cảm giác khá giả và dàn dựng, mang nặng tính biểu diễn, kiểu như đã bắn thì chỉ có “xuyên táo” chứ không có kiểu sượt qua người hay trúng vị trí khác. Nhân vật cần chết thì chết rất nhanh trong khi đã hành động rất cẩn thận.

Ngược lại, tuyến nhân vật chính thì bị bắn mãi chẳng bao giờ chết dù rất nhiều khoảnh khắc bất cẩn không đếm xuể. Thậm chí có đứng giữa bao nhiêu làn đạn bay cũng chẳng trúng viên nào, hay hay có trúng đạn thì cũng chỉ “quẹt” qua ngón tay hoặc chảy máu đẫm áo thì vẫn dư sức hai tay hai súng bắn ngon lành. Mặt khác, phim có nhiều cảnh thảm sát rất dã man, coi mạng người như cỏ rác theo đúng kiểu mà chúng ta hay gọi là “thanh toán băng nhóm xã hội đen”.

Không chỉ tình tiết thiếu thuyết phục, bản thân 24 Hours to Live cũng có rất nhiều lỗi vớ vẩn không đáng có. Chẳng hạn, bạn sẽ không bao giờ thấy bất kỳ ai nạp đạn và khẩu súng lục có thể bắn hàng chục viên liên tục là chuyện bình thường cho đến khi nhân vật quyết định nó đã hết đạn. Chưa kể, hàng loạt phân cảnh hành động kịch tính đều tạo cảm giác khá giả và dàn dựng, mang nặng tính biểu diễn, kiểu như đã bắn thì chỉ có “xuyên táo” chứ không có kiểu sượt qua người hay trúng vị trí khác. Nhân vật cần chết thì chết rất nhanh trong khi đã hành động rất cẩn thận.Ngược lại, tuyến nhân vật chính thì bị bắn mãi chẳng bao giờ chết dù rất nhiều khoảnh khắc bất cẩn không đếm xuể. Thậm chí có đứng giữa bao nhiêu làn đạn bay cũng chẳng trúng viên nào, hay hay có trúng đạn thì cũng chỉ “quẹt” qua ngón tay hoặc chảy máu đẫm áo thì vẫn dư sức hai tay hai súng bắn ngon lành. Mặt khác, phim có nhiều cảnh thảm sát rất dã man, coi mạng người như cỏ rác theo đúng kiểu mà chúng ta hay gọi là “thanh toán băng nhóm xã hội đen”.

Trái với hai vai chính “yếu thế”, tôi khá thích vai diễn bố vợ Frank của Rutger Hauer dù đây chỉ là một vai phụ gần giống như khách mời của phim hơn. Ông Rutger khá nổi tiếng từ phim Blade Runner phiên bản 1982 và cũng từng tham gia rất nhiều phim gần đây. Đoạn mà Travis và Frank ngồi “chém gió” ở bãi biển đã thể hiện rõ nét tính cách của nhân vật này. Thậm chí cách mà Travis gọi điện thoại về để thưa chuyện anh đang ở Nam Phi cũng cho thấy đấy là một nhân vật đáng kính trọng. Và có lẽ đám tay sai của Red Mountain cũng nên biết kính trọng ông hơn trước khi quyết định tới “cày nát” nhà ông.