ĐE DỌA NGƯỜI KHÁC TRÊN MẠNG XÃ HỘI CÓ THỂ BỊ XỬ LÝ THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT?

 

Bạn có biết những hành vi bắt nạt, đe dọa trên mạng xã hội như thế này có thể là một hành vi vi phạm pháp luật hay không? Vậy theo quy định của pháp luật thi hành vi đe dọa người khác trên mạng xã hội sẽ bị xử lý như thế nào? Đây là câu hỏi thắc mắc của nhiều người dân trong xã hội công nghệ phát triển như hiện nay.

Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc quy định về việc đe dọa người khác trên mạng xã hội sẽ bị xử lý như thế nào? NPLaw mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

I. Các hành vi nào được xem là đe doạ người khác trên mạng xã hội?

Các hành vi được xem là đe dọa người khác trên mạng xã hội là những hành vi chửi bới, “bắt nạt” bằng ngôn từ nặng nề xúc phạm người khác trên mạng xã hội. Những hành vi đe dọa đó hướng tới một đối tượng nhất định, kể cả trong phần tin nhắn, phần bình luận, hay viết lên trang mạng xã hội của người khác đều hướng đến một đối tượng cụ thể, làm cho họ tin và lo sợ hành vi đó có thể diễn ra thật thì những người này vẫn có thể bị xử lý theo quy định pháp luật. Tùy từng mức hậu quả tính chất, mức độ mà hành vi này có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

II. Các quy định quy định pháp luật về tố cáo hành vi nhắn tin đe dọa người khác trên mạng

Trong trường hợp bị đe dọa trên mạng xã hội, để bảo đảm sự an toàn cho chính mình và người thân, bạn có thể tố cáo hành vi của người gửi tin nhắn đến cơ quan điều tra công an quận/huyện theo quy định tại khoản 1 Điều 144 Văn bản hợp nhất 05/VBHN-VPQH năm 2021 hợp nhất Bộ luật Tố tụng hình sự. 

Căn cứ vào tin báo, tố giác tội phạm của bạn, cơ quan điều tra sẽ tiến hành điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ. Theo đó, nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm, cơ quan điều tra sẽ ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với người có hành vi vi phạm. Nếu hành vi vi phạm chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, cơ quan điều tra công an quận/huyện có thể ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

III. Đe doạ người khác trên mạng xã hội bị xử lý như thế nào?

– Xử lý hành chính: Khoản 3 Điều 102 Văn bản hợp nhất 08/VBHN-BTTTT năm 2022 hợp nhất Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin, an toàn thông tin mạng và giao dịch điện tử do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành về hành vi đe doạ người khác trên mạng xã hội có thể bị xử phạt.

“3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

g) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;”

– Xử lý hình sự: Điều 133 Văn bản hợp nhất 01/VBHN-VPQH năm 2017 hợp nhất Bộ luật Hình sự về tội đe doạ giết người.

“1. Người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Đối với 02 người trở lên;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

d) Đối với người dưới 16 tuổi;

đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.”

Như vậy, mức phạt đối với hành vi đe doạ người khác trên mạng xã hội có thể lên đến tối đa 20.000.000 đồng. Trường hợp, việc đe dọa là đe doạ giết người, nếu hành vi đó đủ yếu tố cấu thành nên Tội đe doạ giết người theo bộ luật hình sự thì có thể bị phạt tù lên tới 07 năm.

IV. Khi bị người khác đe dọa trên mạng xã hội cần làm gì?

– Bạn cần phải thật sự bình tĩnh trước những mưu mô, thủ đoạn, hành vi đe dọa trên mạng xã hội đến bạn thân và những người thân xung quanh mình để có thể có được cách tốt nhất lấy thông tin hay bằng chứng có liên quan giúp có lợi cho bản thân mình. Ví dụ khi thấy dòng trạng thái đe dọa này thì cần phải chụp màn hình lại để có chứng cứ gửi cơ quan chức năng.

– Sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng là điều cần thiết khi xét thấy tình hình nghiêm trọng vượt tầm kiểm soát. Nếu cơ quan chức năng chưa thể thụ lý ngay thì bạn cũng có thể nhờ đến một đơn vị thứ 3 có chuyên môn để giúp đỡ.

V. Tìm luật sư tư vấn về đe doạ người khác trên mạng xã hội

Trên đây những kiến thức cần biết về vấn đề đe dọa người khác trên mạng xã hội. Với đội ngũ Luật sư NPLaw có chuyên môn về tư vấn các quy định pháp luật về hình sự hay xử phạt hành chính, đặc biệt về vấn đề đe dọa người khác trên mạng xã hội sẽ hỗ trợ những dịch vụ sau:

  • Tư vấn, về xác định tội danh, cấu thành tội phạm do vấn đề đe dọa người khác trên mạng xã hội;

  • Hỗ trợ về các tình tiết tăng nặng định khung, các tình tiết giảm nhẹ của những hành vi vi phạm pháp luật do hành vi đe dọa người khác trên mạng xã hội;

  • Sao chụp tài liệu tại Tòa án, thực hiện nghiên cứu hồ sơ, soạn thảo bản luận cứ bào chữa tại Tòa án.

  • Tham gia các buổi hỏi cung bị can, bị cáo, tư vấn khắc phục hậu quả.

  • Soạn thảo đơn từ liên quan (đơn khởi kiện, đơn kháng cáo, đơn khiếu nại,..)

  • Tham gia bào chữa cùng thân chủ tại các buổi lấy lời khai tại cơ quan điều tra, tham gia phiên tòa xét xử sơ thẩm, phúc thẩm tại Tòa án.

Nếu cần giải quyết nhanh gọn, tham vấn các vấn đề liên quan vấn đề đe dọa người khác trên mạng xã hội, quý khách hàng tham khảo hãy liên hệ ngay tới NPLaw để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw

Trụ sở chính: 139H4 Lý Chính Thắng, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP. Hồ Chí Minh.

Chi nhánh Hà Nội: Tầng 10, Tòa nhà Ford Thăng Long, 105 Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Chi nhánh Nha Trang: Số 3M, tầng trệt chung cư CT2, khu đô thị VCN Phước Hải, đường Tố Hữu, phường Phước Hải, TP. Nha Trang, Khánh Hòa.

Hotline: 0913449968

Email: [email protected]