Có nên tìm việc online qua mạng?

Tìm kiếm một việc làm tốt, thu nhập cao và phù hợp với bản thân luôn là nhu cầu cấp thiết trong xã hội hiện nay. Đặc biệt là khi Việt Nam đang bước vào thời kỳ “dân số vàng”, rất lý tưởng với lực lượng lao động trẻ dồi dào nhưng cũng đồng nghĩa với việc mỗi người tìm việc phải có sức cạnh tranh cao mới có thể đáp ứng được nhu cầu của các nhà tuyển dụng.

Chính vì vậy mà nhiều bạn đã phải đi “rải hồ sơ” xin việc khắp nơi, tới rất nhiều cơ quan, doanh nghiệp hoặc tìm đến các công ty, trung tâm môi giới việc làm với mong muốn có thể nhanh chóng tìm được công việc ưng ý.

Nhận thấy nhu cầu tìm việc rất lớn như vậy, một số công ty đã lập ra các trang web để người tìm việc và các nhà tuyển dụng có thể tìm đến nhau chỉ cần với 1 chiếc điện thoại, laptop hay máy tính mà không cần đi đâu cả. Vậy bạn có nên tìm kiếm việc làm online hay không? Việc tìm việc online như vậy có hợp pháp và yên tâm được không? Tôi sẽ phân tích trong bài viết này.

Sau khi tìm hiểu về các trang đăng ký tìm việc online trên mạng, tôi đã thử tìm kiếm và đăng ký tại Careerbuilder. Sở dĩ tôi lựa chọn Careerbuilder bởi vì thông qua một thư quảng cáo trên email, tôi đã vào thử và thấy giao diện khá thân thiện, bắt mắt và chuyên nghiệp, có thể thử tính năng tìm việc ngay và xem được đầy đủ thông tin nhà tuyển dụng, thậm chí nộp hồ sơ ứng  tuyển mà không cần đăng ký tài khoản thành viên.

Tuy nhiên thì cũng cần phải kiểm tra một chút…

1. Tư cách pháp nhân và pháp lý của CareerBuilder

Trước khi đăng ký thì tôi cũng đã thử tìm hiểu tư cách pháp nhân và pháp lý của Careerbuilder qua thông tin mà họ cung cấp ở phần cuối của website:

Công Ty Cổ Phần CareerBuilder

Trụ sở: 139 Pasteur, Phường 6, Quận 3, TP.HCM

MST: 0303284985   Nơi cấp: Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư Thành Phố Hồ Chí Minh

Thông tin được sử dụng để tra cứu tư cách pháp nhân đó là thông tin về Mã số doanh nghiệp (cũng chính là Mã số thuế): 0303284985. Tôi đã xem và tra cứu ở 3 trang web của cơ quan quản lý nhà nước, đó là Bộ công thương, Tổng cục thuế và Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

Kết quả như sau:

(Bạn có thể ấn vào ảnh để xem rõ hơn)

Cách làm trên cũng chính là phương pháp tương đối đáng tin cậy để bạn biết được tình trạng pháp lý và các thông tin của doanh nghiệp theo sự đăng ký và quản lý của các cơ quan nhà nước. Khi cần bạn có thể áp dụng nhé.

Qua kết quả tra cứu thì có thể thấy:

  1. Thông tin trên website khớp với thông tin đăng ký doanh nghiệp CareerBuilder.
  2. CareerBuilder là doanh nghiệp được thành lập hợp pháp và đang hoạt động.
  3. Dịch vụ việc làm online mà CareerBuilder đang cung cấp phù hợp với ngành nghề kinh doanh đã đăng ký và dịch vụ online này cũng đã được thông báo với Bộ công thương.

Bạn có thể xem và biết được cụ thể quy trình làm việc của CareerBuilder tại Quy Chế Sàn Giao Dịch của họ.

Như vậy có thể thấy là việc cung cấp dịch vụ tìm việc online của CareerBuilder là hợp pháp. Quy chế làm việc của họ cũng khá rõ ràng và chặt chẽ. Bạn có thể bước đầu yên tâm tìm việc và nộp hồ sơ ở đây.

Tiếp theo tôi đã thử tìm việc và nộp hồ sơ tại đây và thấy rằng không cần phải đăng ký tài khoản cũng có thể nộp hồ sơ được, các bước làm như sau:

2. Nộp hồ sơ tìm việc không cần đăng ký tài khoản

a. Tìm công việc mong muốn:

b. Lựa chọn doanh nghiệp để nộp hồ sơ ứng tuyển:

Thông tin tuyển dụng đã có đầy đủ trên web, bạn có thể nộp hồ sơ tới nhiều doanh nghiệp để tăng cơ hội và tiết kiệm thời gian chờ đợi để có việc làm ưng ý

c. Nộp hồ sơ:

Có nhiều hình thức nộp hồ sơ, bạn có thể lựa chọn hình thức phù hợp

Vậy là xong, bạn đã nộp xong hồ sơ ứng tuyển để tìm việc làm mà không mất thời gian đến tận nơi, đặc biệt là không mất bất kỳ một khoản phí nào cả.

Tuy nhiên theo tôi thì bạn nên đăng ký một tài khoản trên CareerBuilder để dễ quản lý các hồ sơ xin việc của mình, ngoài ra khi đăng ký tài khoản thì bạn cũng có thể sử dụng các tính năng khá hay của CareerBuilder.

3. Việc đăng ký tài khoản CareerBuilder rất đơn giản

a. Điền thông tin cơ bản để tạo tài khoản:

Sau đó bạn sẽ nhận được email xác nhận

b. Hoàn tất các thông tin cá nhân:

c. Tạo hồ sơ:

Có 3 cách tạo hồ sơ, bạn có thể thử từng cách và lựa chọn cách phù hợp với mình

d. Còn lại thì các thao tác cũng tương tự như ở phần Nộp hồ sơ không cần đăng ký tài khoản

4. Một số tính năng của CareerBuilder

Bạn có thể nhìn thấy các tính năng ở bên trái, trong đó có tính năng khá hay và có thể cần thiết với nhiều người đó là: hạn chế Công ty xem hồ sơ

Tính năng này có thể được sử dụng khi bạn không muốn một hoặc một số công ty nào đó biết bạn đang ứng tuyển hay tìm việc. (Công ty mà bạn đang làm việc chẳng hạn 😛 )

Nguyên tắc đơn giản để tránh bị lừa khi đi tìm việc ở những công ty trung gian đó là:

Khi một Công ty hoặc đơn vị môi giới việc làm hoặc tìm việc online

KHÔNG

bắt bạn phải

NỘP BẤT CỨ KHOẢN TIỀN NÀO

 trước thì bạn sẽ không phải lo bị lừa hay bị mất tiền khi tìm việc.

Về thông tin cá nhân, CareerBuilder cũng chỉ yêu cầu bạn cung cấp các thông tin cơ bản như tên, email, số điện thoại. Bạn không phải cung cấp số CMND, số tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng… Thêm vào đó, tư cách pháp nhân của CareerBuilder cũng đã được kiểm tra. Vì vậy bạn có thể yên tâm cung cấp thông tin tại đây.

Trước đây, tôi cũng đã từng có thời gian làm công việc tuyển nhân sự (tất nhiên là chỉ ngành luật và pháp lý thôi), vậy nên cũng xin được chia sẻ với bạn một số kinh nghiệm khi làm hồ sơ xin việc sẽ gây thiện cảm với người tuyển dụng:

  1. Các thông tin bạn cung cấp phải là thông tin thật và nghiêm túc: Thông tin có thật thì rất đơn giản là để cho bộ phận nhân sự của công ty có thể liên lạc với bạn khi họ muốn phỏng vấn bạn. Thông tin nghiêm túc, chẳng hạn như email nên ngắn gọn, rõ ràng, để tên thật, đừng nên dùng email dạng như là anhyeuemmaimai@… hoặc quá dài, quá khó đọc, ngôn ngữ không phổ biến… sẽ tạo cảm giác là bạn chưa nghiêm túc và chưa đủ trưởng thành và chín chắn để đi làm.
  2. Hồ sơ xin việc cung cấp đầy đủ các giấy tờ cơ bản và bạn thấy cần thiết (bằng cấp, chứng chỉ, chứng nhận…) cho dù công ty tuyển dụng không ghi rõ hoặc không yêu cầu. Nếu nộp online thì nên scan hoặc nên chụp ảnh một cách cẩn thận, cắt bớt các phần thừa để bản chụp giống như 1 bản scan.
  3. Không nên dùng đơn xin việc / ứng tuyển mẫu và bạn chỉ việc điền. Đơn xin việc mẫu chỉ để tham khảo, sau đó bạn nên viết (hoặc đánh máy) một đơn xin việc do bạn tự nghĩ ra
  4. Thông tin trong đơn xin việc / ứng tuyển không cần quá dài dòng nhưng đừng sơ sài quá, nên ngắn gọn, súc tích, đầy đủ và dễ hiểu. Không “nổ” quá về thành tích của mình, cũng không cần “khiêm tốn” quá. Cứ đúng và đủ là được.
  5. Nội dung đơn xin việc nên thể hiện sự tâm huyết của bạn với công việc và công ty ứng tuyển. Ngôi thứ nên dùng là

    “Tôi”

    “Quý Công ty”.

  6. Nhà tuyển dụng thường có thiện cảm với những hồ sơ và ứng viên thể hiện sự mong muốn làm việc lâu dài.
  7. Bạn cứ mạnh dạn đề xuất mức lương nhưng nên để ngỏ việc thỏa thuận.
  8. Việc trình bày hình thức đơn xin việc / ứng tuyển và các loại văn bản trong hồ sơ sẽ được đánh giá khả năng trình bày văn bản kỹ năng tin học văn phòng của bạn. Vì vậy hãy cố gắng trình bày chuẩn, dễ đọc và đẹp mắt.

Đó là một số kinh nghiệm của tôi khi làm công việc của một người tuyển dụng, hy vọng có thể phần nào giúp ích cho bạn. Ngoài ra trên website của CareerBuilder có một số bài viết tham khảo về kinh nghiệm làm hồ sơ xin việc, bạn có thể tham khảo để có một bộ hồ sơ xin việc và ứng tuyển hoàn thiện hơn.

Bạn đã sẵn sàng ứng tuyển trên CareerBuilder chưa, rất đơn giản hãy lựa chọn 1 trong  2 đường link dưới đây để ứng tuyển ngay hoặc đăng ký tài khoản nhé:

 

Còn nếu bạn là nhà tuyển dụng, bạn có thể đăng ký một tài khoản của nhà tuyển dụng tại ĐÂY để nhận được sự hỗ trợ từ CareerBuilder tìm các ứng viên thích hợp cho doanh nghiệp của mình.

Nếu có ý kiến hay câu hỏi liên quan, các bạn có thể gửi phản hồi ở dưới bài viết này, hoặc liên hệ riêng với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp.

Bạn cũng có thể ấn nút “Theo dõi” để cập nhật các thông báo về bài viết mới nhất của chúng tôi qua email.

5/5 – (9 bình chọn)