Có nên nuôi rùa trong bể cá cảnh không? nên nuôi thế nào ?

Nuôi ghép rùa cùng với cá cảnh là việc khá phổ biến, đặc biệt là trong những gia đình phong lưu hiện nay. Bởi lẽ rùa là loài có có kích thước không lớn lắm, dễ nuôi và có tuổi thọ sống dai. N

Và phải chăm sóc “trang trại nhỏ” này thế nào cho đúng để duy trì được môi trường sống tốt nhất cho chúng.  

Lợi ích nuôi rùa trong bể cá cảnh

hướng dẫn nuôi rùa trong bể cá cảnh

Việc nuôi trộn rùa và cá sẽ làm tăng oxy trong nước và gia tăng đối lưu giữa các tầng nước. Khi rùa sinh hoạt trong nước, đặc biệt là trong ao, chúng sẽ làm các lớp trầm tích dưới đáy ao phân giải nhanh hơn, hạn chế sự tiêu hao oxy của những vật chất hữu cơ.

Nuôi rùa trong bể cá cảnh còn có lợi cho quá trình sinh sản của các loại mồi sống. Nước sẽ giàu dinh dưỡng hơn nhờ thức ăn thừa và chất thải, kích thích sự sinh sôi của các sinh vật phù du cùng sinh vật tầng đáy, nuôi trộn đồng thời cũng khiến chất nước trở nên sạch hơn.

Cá sẽ ăn phần thức ăn thừa của rùa, chất thải của cá trở thành thức ăn cho sinh vật phù du, qua đó môi trường nuôi dưỡng sẽ được đảm bảo sạch sẽ, vệ sinh. Nuôi rùa chung với cá còn giảm tỷ lệ mắc bệnh ở cá vì rùa sẽ ăn những con cá có bệnh và cá chết, giảm thiểu xác suất truyền nhiễm bệnh giữa các cá thể cho nhau. 

Cách thức chăm sóc đúng khi nuôi rùa trong bể cá cảnh

Mua bể nuôi rùa nước cùng cá cảnh

huong dan nuoi rua trong be ca canh 5

Mặc dù rùa nước chậm chạp nhưng chúng có nhu cầu vận động cao, do đó, khi bạn mua bể nuôi rùa nước hay học Cách làm bể nuôi rùa nước cùng cá cảnh, hãy nhớ bể nuôi cần rộng và có không gian để chúng không bị stress.

Kích thước tối thiểu của bể phải có chiều dài gấp 5 lần chiều dài cơ thể rùa trưởng thành, bề rộng gấp 3 lần bề ngang rùa trưởng thành và chiều cao vượt quá tầm với của rùa lớn để chúng không trèo được qua thành bể. Thủy tinh bể nuôi phải thuộc loại kính dày, ít nhất 10mm nhằm giữ được sự chắc chắn, không bị vỡ do sức ép từ nước.

Môi trường nuôi rùa trong bể cá cảnh

hướng dẫn mua bể nuôi rùa cùng cá cảnh

Vị trí đặt bể: Nhằm tránh rùa bị suy dinh dưỡng và mắc các chứng mềm mai, mềm thân, cơ thể yếu, di chuyển chậm, Cách nuôi rùa trong be kính đúng đắn là đặt bể sao cho có ánh sáng chiếu vào. 

Xử lý bể trước khi nuôi rùa trong bể cá cảnh: Bạn rửa sạch bể kính với nước, phơi khô rồi mới đổ nước sạch vào bể để thả rùa. Nếu bạn Nuôi rùa trong bể xi măng, hãy đổ nước ngập bể, ngâm nắng một ngày sau đó tháo sạch nước, lặp lại quá trình này 2 đến 3 lần rồi để bể phơi khô dưới nắng. 

Về ánh sáng: Cách nuôi rùa cảnh mini trong bể kính là bạn cần trang bị hệ thống đèn chiếu cho bể. Ngoài tác dụng làm đẹp, ánh sáng còn giúp nhiệt độ ổn định cho rùa sinh sống. Nếu không tìm được nơi ấm áp để sưởi ấm cơ thể chúng rất dễ rơi vào trạng thái ngủ đông, ít hoạt động. Thời gian chiếu sáng khoảng 12 đến 14 tiếng một ngày và bạn nên bật điện theo chu kỳ để rùa thích nghi với nếp sinh hoạt ngày và đêm. Ánh sáng UVB sẽ kích thích sản sinh ra vitamin D3 – giống ánh sáng tự nhiên nên sẽ tốt cho quá trình sinh trưởng của rùa.

Về hệ thống lọc nước: Cần hoạt động hàng ngày vì lượng chất thải của rùa rất nhiều. Nếu để nước bẩn, rùa sẽ bị nhiễm bệnh mà chết.

Về tiểu cảnh trong bể: Muốn rùa khỏe mạnh, vui vẻ và thích nghi với không gian sống giới hạn, bạn cần bố trí tiểu cảnh hợp lý. Dùng tảng đá có độ cao hơn mặt nước một chút để rùa trèo lên phơi nắng, hay trồng thêm rong rêu với một số cây thủy sinh lá to ở góc bể giúp rùa tránh nắng,…

Cách chăm sóc bể khi Nuôi rùa nước

 

– Theo kinh nghiệm nuôi rùa trong bể cá cảnh, thì môi trường càng tự nhiên rùa càng sinh trưởng khỏe mạnh. Để môi trường sống đẹp tự nhiên thì bạn dùng cát mịn hoặc sỏi để rùa đi lại. Lưu ý vệ sinh bể nuôi sạch sẽ từ 2 đến 3 lần một tuần để chỗ ở của chúng được sạch sẽ bạn nhé!

– Bắt buộc phải dùng nước sạch để nuôi rùa trong bể cá cảnh. Nếu là nước máy thì cần khử clo nếu không rùa sẽ chết, trường hợp không có máy lọc hãy phơi nắng nước từ 2 đến 3 ngày.

– Thức ăn: hoa quả, trái cây, thức ăn sống hoặc loại chuyên dùng cho rùa dạng viên.

Lưu ý: Lúc mới thả rùa vào bể bạn không cho ăn ngay, để chúng làm quen với môi trường mới hãy cho rùa nhịn đói từ 2 đến 3 ngày rồi sau đó mới cho ăn từng chút một. Nuôi rùa trong bể cá cảnh thì cho chúng ăn thức ăn động vật (bọ gậy, giòi, giun,…) và thức ăn hỗn hợp.

Công thức phối đồ ăn tham khảo: Bột cá, bột ngô, bột xương, bã đậu 30%, cám lúa mì 15%, bột mì 7%, muối ăn,  keo thực phẩm, hoocmon sinh trưởng (Auxin) 1%.

– Nhiệt độ nuôi rùa lý tưởng: 25 đến 30 độ C. Tránh tăng giảm nhiệt độ đột ngột vì rùa không kịp thích nghi, sẽ bị sốc nhiệt.

Đọc thêm: Hướng dẫn làm bể cá thủy sinh bằng kính cực đẹp 

Giải đáp một số thắc mắc nuôi rùa trong bể cá cảnh

Nuôi rùa chung với cá bảy màu được không?

rùa nuôi chung cùng cá 7 màu được không?

Cá cảnh có thể nuôi cùng với rùa vì nó thích nghi tốt, bơi nhanh nên có khả năng thoát khỏi sự truy đuổi của rùa một cách dễ dàng.

Nuôi rùa chung với cá Rồng có tốt không?

Rùa nuôi chung được với cá Rồng nhưng tốt nhất là không nên có quá nhiều sự khác biệt về kích thước cơ thể. Bạn nên tránh chọn cá kim long Úc, nó rất hung dữ, tính khí thất thường và sẵn sàng tấn công tất cả những con cá đi ngang qua. Do đó, việc nuôi chung rùa với cá Rồng Úc cũng cần được loại trừ. Nếu bạn vẫn muốn Nuôi rùa chung với cá Rồng thì hãy chọn cá Rồng Thanh Long.

Trên đây là những thông tin cần thiết xoay quanh vấn đề nuôi rùa trong bể cá cảnh. Mong rằng nội dung được chia sẻ sẽ hữu ích tới bạn đọc, giúp cho môi trường thủy sinh bạn xây dựng được hoàn thiện.

Đọc thêm: Tổng hợp 15 bể cá thủy sinh cực đẹp 

Công ty Trầm hương Đức Nam

Website: Trầm Hương Đức Nam

Fanpage: Trầm Hương Đức Nam

Youtube: Trầm Hương Đức Nam

Địa chỉ VPGD: Số 1/329 Đường Cầu Giấy, Phường Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội

KCX: TT Hương Khê, Hương Khê, Hà Tĩnh

Hotline: 0838.00.33.66

—————————————————————————————————————–