Cơ Sở Lý Luận Về Công Thức Dinh Dưỡng Thủy Canh Làm Khóa Luận

Đánh giá post

Có phải bạn đang tìm tài liệu về Cơ Sở Lý Luận Về Công Thức Dinh Dưỡng Thủy Canh? Chính vì pha chế dung dịch dinh dưỡng để trồng rau sạch bằng phương pháp thủy canh tĩnh được thực hiện nhằm mục tiêu mang đến cho mọi người cái nhìn mới cụ thể hơn về kỹ thuật thủy canh; pha chế các loại dung dịch dinh dưỡng giúp cây trồng đặc biệt là các loại rau có thể phát triển tốt và cho năng suất cao. Bài viết dưới đây được soạn thảo từ các bài khóa luận tốt nghiệp được đánh giá rất cao, hy vọng sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn trước khi làm bài khóa luận tốt nghiệp của mình

Bên cạnh cung cấp những tài liệu tham khảo có giá trị thì Luận Văn Tốt còn hỗ trợ các bạn dịch vụ viết khóa luận tốt nghiệp, Nếu các bạn có khó khăn về bài làm của mình thì hãy nhắn tim hoặc gọi Zalo/tele : 0934573149 để được hỗ trợ kịp thời.

1. Khái niệm thủy canh

Thuỷ canh (hydroponics) là hình thức canh tác không dùng đất. Cây trồng được trồng trên hoặc trồng trong dung dịch dinh dưỡng, sử dụng dinh dưỡng hoà tan trong nước dưới dạng dung dịch và tuỳ theo từng kỹ thuật mà bộ rễ có thể ngâm trong nước hoặc treo lơ lửng trong môi trường không khí bão hoà dung dịch. Trồng cây không cần đất đã được đề xuất từ lâu bởi các nhà khoa học như Knop, Kimusa(Võ Thị Bạch Mai, 2003).

2. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng thủy canh trên thế giới và ở Việt Nam

2.1. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng thủy canh trên thế giới

Theo các tài liệu ghi chép bằng chữ tượng hình của người Ai Cập thì việc trồng cây ruộng nước đã có từ vài trăm năm trước Công nguyên. Sự nghiên cứu trong những niên đại gần đây nhất cho thấy vườn treo Babilon và vườn nổi Kashmir và tại Aztec Indians của Mexico còn có dấu tích của việc trồng cây trên bè trong những hồ cạn. Hiện tại vẫn còn nhiều bè trồng cây được tìm thấy ở gần thành phố Mêxico(Nguyễn Xuân Nguyên, 2004).

Năm 1699, John Woodward (Anh) đã thí nghiệm trồng rau trong dung dịch. Những năm 60 của thế kỷ 19, Sachs và Knop (Đức) đã sản xuất ra dung dịch để nuôi cây. Trong những năm 30 của thế kỷ 20, W.F.Gericke (California) đã phổ biến rộng rãi thuỷ canh ở nước Mỹ cung cấp thực phẩm rau tươi cho lính Mỹ suốt thời gian chiến tranh tại Nam Thái Bình Dương (Võ Thị Bạch Mai, 2003). Trong số đó trong trại rộng nhất rộng 22 ha ở Chufu (Nhật Bản). Ngay tại Mỹ thủy canh được dùng rộng rãi cho mục đích sán xuất kinh doanh. Hầu hết công nghệ trồng cây thuỷ canh chủ yếu phục vụ cho việc sản xuẩt rau sạch trên quy mô lớn như ở liên doanh Aero green Technology (Singapore) cung cấp 900 kg rau sạch mỗi ngày; Hà Lan có 3600 ha trồng cây không cần đất; Nam Phi có 400 ha. Tuy nhiên, ở các nước tiên tiến, người ta cũng áp dụmg công nghệ này cho việc sản xuất một số loại hoa như cẩm chướng, layơn, cúc để kinh doanh (Nguyễn Xuân Nguyên, 2004).

Trong khi đó ở các vùng khô cằn như Vịnh Ả Rập, Israel thủy canh được sử dụng rất phổ biến để trồng rau. Nhật Bản đấy mạnh kỹ thuật thủy canh để sản xuất rau sạch. An toàn thực phẩm là một trong những vấn đề mà người Nhật rất quan tâm, họ luôn lo ngại và rất thận trọng đối với những phụ gia thực phẩm hay thuốc trừ sâu nông nghiệp. Hơn nữa vì diện tích đất canh tác quá hẹp nên chính phủ Nhật rất khuyến khích và trợ giúp kiểu trồng này, rau sạch sản xuất bằng phương pháp này giá đắt hơn 30% so với rau trồng ở môi trường bên ngoài nhưng người tiêu dùng vẫn chấp nhận (Nguyễn Thị An, 2008).

Kỹ thuật hydroponics của tập đoàn Eurofresh ở bang Arizona được xem là có quy mô lớn nhất nước Mỹ. Năm 1995, trang trại rộng 110 ha này sản xuất hơn 90.000 tấn cà chua. Ở bang Ohio, nóc bệnh viện Toledo được tận dụng để trồng trên 90 kg rau cải trong những chiếc xô chứa mụn dừa gồm cà chua, ớt, đậu xanh và các loại rau có lá phục vụ bệnh nhân và tặng cho bếp ăn từ thiện kế bên. Trong khi đó, các trường học ở New York đang tham gia chương trình do Đại học Cornell chủ trì, theo đó học sinh trồng rau xà lách búp trên sân thượng của trường và bán lại cho chuỗi siêu thị Gristedes (R.A. Morris, 1997).

Hiện nay công nghệ trồng cây không dùng đất đã được phát triển rộng rãi trên toàn thế giới, từ đơn giản cho đến tính vi phức tạp, từ sản xuất nhỏ lẻ cho đến sản xuất công nghiệp

2.2.Tình hình nghiên cứu và ứng dụng thủy canh ở Việt nam

Phương pháp trồng rau thủy canh từ lâu đã được nhiều quốc gia có nền nông nghiệp công nghệ cao ứng dụng rộng rãi. Tuy nhiên, ở nước ta mô hình này vẫn còn mới, xa lạ đối với người dân.

Giai đoạn trước 1995, phương pháp trồng cây trong dung dịch chỉ được biết tới tại các trường đại học, các viện nghiên cứu để nghiên cứu . Năm 1993, Giáo sư TS. Lê Đình Lương – Khoa sinh Đại Học Quốc gia Hà Nội phối hợp với tổ chức nghiên cứu và phát triển Hồng Kông (R &D Hongkong) tiến hành nghiên cứu toàn diện khía cạnh khoa học kỹ thuật và kinh tế xã hội cho việc chuyển giao công nghệ và phát triển tại Việt Nam (Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Thị Lý Anh, Nguyễn Xuân Trường và CTV, 1998).

Từ năm 1995 mạng lưới nghiên cứu và triển khai, phát triển ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Côn Đảo, Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường ở một số tỉnh thành (Trần Tuấn Linh, 2008).

Các tác giả Lê Đình Lương, Nguyễn Quang Thạch (1995); Võ Thị Oanh (1996); Nguyễn Khắc Thái Sơn (1996); Nguyễn Thị Lý Anh (1998); Vũ Quang Sáng (2000); Nguyễn Thị Hồng Lam (1996); Dương Tấn Duật (2006); Nguyễn Văn Quy đã nghiên cứu và phát triển kỹ thuật này. Các nghiên cứu bao gồm các nội dung xác định đối tượng rau trồng phù hợp, xây dựng các loại dung dịch phù hợp, ảnh hưởng của mật độ, thời vụ tới năng suất và phẩm chất rau trồng (Hoàng Minh Châu, 2010).

Nhìn chung các kết quả nghiên cứu đều khẳng định có thể ứng dụng kỹ thuật thuỷ canh vào sản xuất rau an toàn ở Việt Nam cho năng suất cao hơn và chất lượng tốt hơn. Tuy nhiên phạm vi ứng dụng còn nhỏ hẹp chủ yếu dùng cho các hộ gia đình mang tính sản xuất nhỏ lẻ không thể công nghiệp hoá. Khắc phục nhược điểm này đề tài cấp đề tài cấp nhà nước K07 -20 “Nghiên cứu công nghệ và thiết bị phù hợp để sản xuất rau an toàn không dùng đất kiều công nghiệp đạt năng suất chất lượng và hiệu quả cao” (Hồ Hữu An, 2005) làm chủ nhiệm đã xây dựng được mô hình sản xuất rau công nghiệp có ứng dụng kỹ thuật cao (Trần Tuấn Linh, 2008).

Tuy nhiên việc nhân rộng mô hình trong sản xuất còn đang được xem xét về mặt hiệu quả kinh tế. Đáng chú ý, các tác giả ở Trường Đại học Nông nghiệp I đã đề xuất và ứng dụng thuỷ canh theo nhiều hướng khác nhau : ứng dụng kỹ thuật thuỷ canh vào nuôi cấy mô của Nguyễn Quang Thạch và các cộng sự như Nguyễn Thị Nhẫn (1995); Nguyễn Khắc Thái Sơn (2000, 2002) đã nghiên cứu thành công cho nhiều đối tượng như dứa, chuối, khoai tây, mía và một số loại hoa và cho nhận xét kỹ thuật trồng cây trong dung dịch là một trong những bước không thể thiếu của kỹ thuật sau nuôi cấy mô. Áp dụng kỹ thuật này ra cây sẽ cho tỷ lệ sống cao, rút ngắn giai đoạn ươm cây. Đặc biệt với sự thành công của các tác giả Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Thị Lý Anh (2004) về sản xuất giống khoai tây sạch bệnh đã giúp cho thuỷ canh phát triển rộng rãi và đưa vào sản xuất.

Hiện nay, việc nuôi trồng cây trong nước cũng đã được nhiều người chú ý đến. Diễn đàn rau sạch Việt Nam đã được nhiều độc giả tìm đọc và cùng nhau trao đổi kiến thức, về cách pha hóa chất, quy trình kỹ thuật trồng và môi trường. Nhiều thành quả đạt được cũng đã được nhiều bạn đăng tải lên diễn đàn. Hầu hết là các loại rau xà lách, rau muống, rau dền, cà chua, dưa leo.

Theo Báo Nông nghiệp, hiện nay ở các thành phố, đặc biệt là thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, nhiều sở Khoa học – Công nghệ cùng Viện Nghiên cứu rau quả các trường đại học đã nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sản xuất rau không cần đất. Kỹ thuật đã được chuyển giao cho nhiều hộ gia đình trong thành phố và các vùng lân cận

Cơ Sở Lý Luận Về Công Thức Dinh Dưỡng Thủy CanhCơ Sở Lý Luận Về Công Thức Dinh Dưỡng Thủy Canh

XEM THÊM : Khóa Luận Đại Học Duy Tân

3. Ưu, nhược điểm của phương pháp thủy canh

3.1. Ưu điểm

Không phụ thuộc đất: Do không cần đất tốt, những vùng đất xấu, đá sỏi, hải đảo có thể sử dụng cho sản xuất thủy canh. Các hình thức thủy canh có thể tạo được độ thông thoáng tốt cho bộ rễ nhờ đó mà có thể cho năng suất cao.

Kiểm soát pH và dinh dưỡng: Cây trồng được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng với lượng cân đối đã xác định và được kiểm soát. Thêm vào đó là pH được kiểm tra nhanh chóng và được điều chỉnh dễ dàng cho thích hợp với nhu cầu sinh lý của cây. Cây tiếp xúc trực tiếp với dung dịch dinh dưỡng nên hấp thu dinh dưỡng dễ dàng hơn, cây khỏe mạnh hơn và tăng trưởng tốt hơn góp phần tăng năng suất. Trong hệ thống thủy canh, do dinh dưỡng được cung cấp đầy đủ nên thực vật không phải cạnh tranh nhau về dinh dưỡng. Do đó chúng có thể tăng trưởng tốt trên một diện tích nhỏ.

Sản lượng cao hơn: Thời gian quay vòng giữa các mùa vụ ngắn hơn, vì vậy tổng lượng sản phẩm tạo ra cao hơn so với canh tác truyền thống trên đất. Ví dụ khi trồng xà lách theo cách truyền thống được 3 – 4 vụ, còn khi canh tác bằng thủy canh thì được 7 – 14 vụ. Còn đối với cà chua sản xuất thủy canh cho sản lượng từ 25 – 50 kg/m2 so với trồng trên đất thì trung bình đạt 15kg/m2.

Kiểm soát được sâu, bệnh, cỏ dại: Thủy canh dễ dàng áp dụng các biện pháp IPM và giảm được lượng thuốc hóa học sử dụng trong nông nghiệp. Nó có thể hạn chế sự thiệt hại về năng suất và kiểm soát giá thành do dể dàng kiểm soát sâu hại và cỏ dại từ đất. Ngoài ra còn có thể tránh được sự phá hoại của tuyến trùng.

Sự ổn định của môi trường: Sản xuất thủy canh trong nhà kính có khả năng giảm thiệt hại do những biến đổi của khí hậu (hạn hán, lũ lụt, nóng, lạnh), vì vậy cho sản lượng ổn định và cao hơn.

Sản xuất trong điều kiện môi trường khắc nghiệt: Thủy canh cho phép sản xuất trong những khu vực có khí hậu không thích hợp cho cây phát triển bình thường. Chẳng hạn vùng Far North Queensland không sản xuất được xà lách bình thường nhưng trong sản xuất thủy canh thì được.

Tiết kiệm nước và diện tích đất: Sản xuất thủy canh cần một diện tích đất nhỏ, trên cùng một diện tích nhà kính nhưng thủy canh có thể trồng với một lượng cây lớn hơn vì một số hệ thống thủy canh như: kỹ thuật túi treo, kỹ thuật dòng sâu được thiết kế theo kiểu zic zăc có thể tận dụng tối đa không gian cho trồng các loại cây. Hệ thống thủy canh cũng có thể dùng ít nước tưới so với canh tác truyền thống.

Cho sản phẩm sạch: Môi trường làm việc sạch sẽ, người lao động không phải tiếp xúc với đất và phân hữu cơ. Các sản phẩm thủy canh không có bùn đất, vết bẩn của đất hay côn trùng.

Có thể canh tác ở những vùng đô thị: Nơi mà đất bị ô nhiễm nặng bởi kim loại nặng, hóa chất công nghiệp.

3.2. Nhược điểm

Chi phí đầu tư ban đầu cao: Chi phí xây dựng nhà kính, hệ thống tưới, hệ thống điều khiển cao hơn so với canh tác truyền thống. Vì thế mà thời gian thu hồi vốn dài. Đòi hỏi nghiên cứu thị trường để có thể đầu tư và thu hồi vốn theo chiều hướng có lợi nhất, cần có một nguồn tiêu thụ ổn định.

Sử dụng nhiều năng lượng: Sử dụng năng lượng cho các hệ thống máy bơm, điều khiển, cho các quá trình ổn định môi trường nhà kính (làm mát, thông khí khi nhiệt độ môi trường ngoài cao hay lúc nắng gắt hoặc năng lượng làm cho nhiệt độ nhà kính tăng cao trong mùa đông ở các nước có khí hậu hàn đới).

Hạn chế về đối tượng cây trồng: Hệ thống thủy canh không thích hợp cho những cây rau ăn củ như: khoai tây và cà rốt; các loại hoa; các loại cây dài ngày.

Vấn đề thụ phấn: Khi sản xuất thủy canh trong nhà kính thì hạn chế được côn trùng, nhưng cũng nảy sinh vấn đề thụ phấn đối với một số cây yêu cầu thụ phấn nhờ côn trùng.

Dinh dưỡng: Trong sản xuất quy mô lớn cần phải có thiết bị pha, trộn, đo, thiết bị điều chỉnh pH, Ec thích hợp.

Yêu cầu kỹ thuật: Cần phải có tập huấn, hướng dẫn về kỹ thuật.

4 Các loại hình thủy canh

4.1. Hệ thống thủy canh tĩnh (thủy canh không hồi lưu)

Là hệ thống có dung dịch dinh dưỡng đặt trong hộp xốp hoặc các vật chứa cách nhiệt khác, dung dịch nằm nguyên trong hộp chứa từ lúc trồng cây đến khi thu hoạch (Võ Thị Bạch Mai, 2003).

4.2. Hệ thống thủy canh hồi lưu

Là hệ thống có dung dịch dinh dưỡng bơm tuần hoàn từ một bình chứa có lắp đặt thiết bị điều chỉnh tự động các thông số của dung dịch để đưa tới các bộ rễ cây, sau đó quay lại bình chứa để điều chỉnh các thông số. Hệ thống này có hiệu quả kinh tế cao hơn, không đòi hỏi chất dinh dưỡng có cơ chế tự điều chỉnh độ axit, thích hợp với quy mô sản xuất lớn ở những nơi có nguồn điện (Võ Thị Bạch Mai, 2003).

5. Dinh dưỡng trong thủy canh

5.1. Nhu cầu – nhiệm vụ của các nguyên tố dinh dưỡng

Có tất cả 16 nguyên tố cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng bao gồm: cacbon (C), hydro (H), oxi (O), nitơ (N), kali (K), photpho (P), lưu huỳnh (S), canxi (Ca), magie (Mg), sắt (Fe), bo (B), mangan (Mn), đồng (Cu), kẽm (Zn), molypden (Mo) và clo (Cl). Trong đó, các nguyên tố C, H, O được cung cấp đầy đủ cho cây trồng từ không khí (CO2 và O2 ) và nước (H2 O). Các nguyên tố còn lại được gọi là nguyên tố dinh dưỡng hay nguyên tố khoáng cần thiết cho cây. Một lượng rất nhỏ các nguyên tố này có thể được cây hút từ giá thể (như K, N, Ca…) hoặc từ nước tưới (như Ca, Mg…) còn lại hầu hết chúng được cung cấp bởi người trồng qua dung dịch dinh dưỡng.

Các nguyên tố N, P, K, Ca, Mg và S là những nguyên tố được cây sử dụng nhiều, hiện diện vài phần nghìn đến vài phần trăm trong tổng trọng lượng chất khô nên được xếp vào nhóm các nguyên tố đa lượng. Những nguyên tố còn lại cây trồng chỉ cần lượng rất ít, tuy nhiên nếu thiếu chúng thì cây không thể sinh trưởng và phát triển bình thường nên được xếp vào nhóm các nguyên tố vi lượng.

Sự thiếu hụt hoặc dư thừa bất kì một nguyên tố nào đều thể hiện ra với những triệu chứng và đặc thù riêng, có thể cho ta biết là cây đang thiếu hụt loại nguyên tố nào (Võ Thị Bạch Mai, 2003).

5.2. Dung dịch dinh dưỡng

            Theo Võ Thị Bạch Mai (2003)

1. Sự pha chế

Một khi giá thể không đóng góp gì vào sự sinh trưởng và sản lượng thu hoạch thì tất cả các chất dinh dưỡng đều phải được thêm vào trong nước. Bản thân nước cung cấp cho cây cũng có chứa một vài chất khoáng hòa tan có ích cho cây. Các chất dinh dưỡng được sử dụng trong môi trường thủy canh bắt buộc phải được hòa tan hoàn toàn trong nước, nếu thêm bất kì chất nào không tan được trong nước thì không có tác dụng gì đối với cây.

Trong thủy canh tất cả các chất cần thiết cung cấp cho cây đều được sử dụng dưới dạng các muối khoáng vô cơ được hòa tan trong dung môi là nước.

Nhiều công thức dinh dưỡng được công bố và sử dụng thành công cho nhiều đối tượng cây trồng như cải xà lách, cải ngọt, bông cải dâu tây, nho và các loại hoa.

Điều đáng chú ý là nếu sử dụng các môi trường dinh dưỡng với dạng nước thì phải nắm rõ nguyên tắc pha chế để chúng không bị kết tủa làm mất tác dụng của hóa chất.

Ví dụ: Ca2+ và PO43-nếu pha chung sẽ tạo muối kết tủa Ca3(PO4)2

Trong thủy canh, các muối khoáng sử dụng phải có độ hòa tan cao, tránh lẫn các tạp chất. Môi trường dinh dưỡng đạt yêu cầu cao khi có sự cân bằng về nồng độ ion khoáng sử dụng trong môi trường để đảm bảo pH ổn định trong khoảng từ 5,5 – 6,0. Đây là khoảng pH mà đa số cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.

Sự thành công hay thất bại của việc trồng thủy canh phụ thuộc vào pha chế dung dịch dinh dưỡng, điều này có thể đạt được tùy thuộc vào pH, nhiệt độ và độ dẫn điện của môi trường.

2. Độ pH

Độ pH được hiểu theo nghĩa đơn giản là một số đo chỉ số axit hoặc bazo của môi trường nhận các giá trị trong khoảng từ 1 – 14. Trong môi trường dinh dưỡng, độ pH rất quan trọng cho sự sinh trưởng và phát triển của cây.

Môi trường trung tính có giá trị: pH = 7

Môi trường axit có giá trị:        pH <7

Môi trường bazo có giá trị:      pH >7

Việc xác định pH của môi trường dinh dưỡng có thể đo bằng pH kế hoặc giấy đo pH.

Sự thay đổi pH trong dung dịch dinh dưỡng thường xảy ra khá nhanh, phụ thuộc vào kích thước của hệ thống rễ và thể tích dinh dưỡng của một cây. Sự sinh trưởng của cây là một trong những nhân tố làm cho môi trường trở nên có tính axit hơn, vì trong quá trình sinh trưởng rễ giải phóng ra các axit hữu cơ và ion H+.

Ngoài ra, pH của dung dịch còn bị ảnh hưởng bởi giá thể. Một số giá thể trước khi sử dụng cần phải được xử lí để tạo tính trơ về mặt hóa học. Trong quá trình gieo trồng, đầu rễ đâm xuyên qua lớp giá thể trong suốt quá trình phát triển thì lớp tế bào bên ngoài bao quanh đầu rễ bị bong ra do tiếp xúc với những vật thể cứng, nhọn trong giá thể, đặc biệt là scoria, sỏi, cát. Vì vậy, sau khi thu hoạch và di chuyển cây ra khỏi giá thể, những phần còn lại của rễ vẫn bám giữ trên giá thể. Giá thể được sử dụng càng lâu thì những nhân tố hữu cơ đọng lại trong đó càng nhiều và cần nhiều sự điều chỉnh cần thiết để đạt được pH mong muốn.

Độ pH có ảnh hưởng lớn đến mức độ hoạt động của các nguyên tố khác nhau với cây trồng. Dưới 5,5 thì khả năng hoạt động của P, K, Ca, Mg và Mo giảm đi rất nhanh, trên 6,5 thì Fe và Mn trở nên bất hoạt. Do đó, việc điều khiển pH của dung dịch dinh dưỡng rất quan trọng. Trong thủy canh, đa số các cây trồng thích hợp với môi trường hơi axit đến gần trung tính, pH tối ưu từ 5,8 – 6,5.

Nếu pH xuống dưới 5,5 thì KOH hoặc một vài chất có tính kiềm phù hợp khác có thể được thêm vào dung dịch để pH tăng lên. Nếu pH quá cao, H3PO4 hay HNO3 có thể được sử dụng. Trong đó, H3 PO4 thường được sử dụng nhiều hơn, vì nó bổ sung PO43- vào môi trường dinh dưỡng. Tuy nhiên, trong trường hợp pH cao là do lượng Ca(H2CO3)2 quá cao trong dung dịch thì nên sử dụng HNO3 vì nếu thêm H3PO4 trong trường hợp này, PO43- sẽ kết hợp với Ca2+ tạo muối kết tủa làm giảm hàm lượng Ca2+ mà cây có thể hấp thụ. Để chọn ra các hóa chất thích hợp trong quá trình điều chỉnh pH cần tiến hành các thử nghiệm và cho ra những cảnh báo thích hợp.

Ngoài ra, người ta còn có thể sử dụng một số hóa chất thích hợp có tính đệm trong dung dịch dinh dưỡng. Đó là những chất có khả năng chống lại sự thay đổi pH của môi trường, tức là duy trì nồng độ H+ trong một khoảng cho trước. Trong hệ thống thủy canh rất ít chất đệm thích hợp, thường dùng nhất là các muối của photpho (H2PO4, HPO42-). Tuy nhiên, nếu duy trì hàm lượng photpho ở các muối trên ở mức đủ để ổn định pH (1 – 10mM) thì sẽ gây hại cho cây.

Trong nuôi trồng thủy canh, pH có thể được cân bằng bởi hoạt động của cây.

Nếu pH tăng (môi trường bị kiềm hóa) khi đó cây sẽ thải ra các muối axit vào môi trường nhưng điều này lại làm tăng lượng độc tố trong môi trường và làm hạn chế sự dẫn nước. Nếu pH giảm (môi trường bị axit hóa) thì cây sẽ thải ra các ion bazơ, quá trình này có thể làm hạn chế quá trình hấp thu các muối gốc axit.

Nhìn chung, pH của môi trường thủy canh cần được kiểm tra thường xuyên 2 –3 lần/tuần, nên thực hiện việc kiểm tra này vào các thời điểm có nhiệt độ như nhau bởi vì pH của môi trường có thể bị thay đổi theo ánh sáng và nhiệt độ.

3. Nhiệt độ

Dao động về nhiệt độ trong môi trường dinh dưỡng thủy canh không chỉ tác động đến pH mà còn ảnh hưởng đến độ hòa tan của các chất dinh dưỡng.

Nghiên cứu về nhiệt độ của nước đối với sự hòa tan của các khoáng chất được sử dụng thì khoảng nhiệt độ thích hợp nhất là 200C – 220C. Nếu nhiệt độ thấp hơn khoảng nhiệt độ trên thì các chất khó hòa tan được.

4. Bổ sung chất dinh dưỡng

Hai yếu tố cần được xem xét để nghiên cứu một dung dịch bổ sung:

  1. Thành phần dung dịc

  2. Nồng độ dung dị

Trong thời gian sinh trưởng và phát triển của cây, cây sẽ sử dụng các chất dinh dưỡng theo nhu cầu đòi hỏi của chúng.

Đối với loại cây có thời gian sinh trưởng tương đối dài thì việc bổ sung dung dịch dinh dưỡng là rất cần thiết.

Trong nghiên cứu người ta có thể dựa vào giá trị của độ dẫn điện (EC), tổng lượng chất rắn hòa tan (TDS) của các máy đo để điều chỉnh bổ sung chất dinh dưỡng vào môi trường trồng thủy canh.

Độ dẫn điện (EC) để chỉ tính chất của một môi trường có thể truyền tải được dòng điện. Độ dẫn điện của một dung dịch là khả năng dẫn điện của dung dịch này được đo bằng những điện cực có diện tích bề mặt là 1cm2 ở khoảng cách 1cm, đơn vị tính là mS/cm; hầu hết các dung dịch dinh dưỡng có giá trị EC nhỏ hơn 4 mS/cm, nếu lớn hơn sẽ gây hại cho cây trồng.

Tổng khối lượng chất rắn hòa tan được đo bằng những máy đo TDS theo đơn vị ppm.

Chỉ số EC cũng như TDS chỉ diễn tả tổng nồng độ ion hòa tan trong dung dịch, chứ không thể hiện được nồng độ của từng thành phần riêng biệt. Trong suốt quá trình tăng trưởng cây hấp thụ khoáng chất mà chúng cần, do vậy việc duy trì giá trị EC và TDS ở một mức ổn định là rất quan trọng. Nếu dung dịch có chỉ số EC (hoặc TDS) cao thì hấp thu nước của cây diễn ra nhanh hơn sự hấp thu khoáng, hậu quả là nồng độ các chất dinh dưỡng rất cao và gây ngộ độc cho cây. Khi đó ta cần bổ sung thêm nước vào môi trường. Ngược lại, nếu chỉ số EC (hoặc TDS) thấp thì cây hấp thu chất khoáng nhanh hơn hấp thu nước và khi đó chúng ta phải bổ sung thêm chất khoáng vào dung dịch.

Trên đây là Cơ Sở Lý Luận Về Công Thức Dinh Dưỡng Thủy Canh, mong rằng khi có được tài liệu tham khảo cùng với kiến thức mà các bạn đã học được, thì các bạn sẽ hoàn thành bài khóa luận của mình một cách hiệu quả nhất. Nhưng đừng quên nếu có khó khăn cần hỗ trợ thì hãy liên hệ ngay với Luận Văn Tốt bạn nhé.