Chuyên Ngành Marketing Ra Trường Làm Gì? – Mobiwriters

Chuyên ngành Marketing được rất nhiều cô cậu học sinh cuối cấp quan tâm đến. Ngay cả những người đã đi làm cũng muốn tay ngang để chuyển sang học và làm công việc này.

Nhưng nhiều câu hỏi được đặt ra quanh ta như học ngành này rồi ra trường làm gì? Những vị trí nào thường hay tuyển dụng? Mức lương tối thiểu khi đi làm là bao nhiêu? Cùng Mobiwriters tìm hiểu và giải đáp thắc mắc cho bạn ngay dưới đây nhé.

1/ Định nghĩa Marketing là gì?

Marketing theo wikipedia có nghĩa là “Tiếp Thị”. Ta có thể hiểu nôm na Marketing là hoạt động truyền đạt thông tin có nội dung đến với người tiếp nhận thông tin (cụ thể là khách hàng). Để từ đó ghim vào tiềm thức họ những điều liên quan đến sản phẩm dịch vụ mà người làm Marketing cung cấp. 

2/ Chuyên ngành Marketing là gì?

Trên thực tế, chuyên ngành Marketing là một ngành học phổ biến ở đại học / cao đẳng. Nhằm thu nhận kiến ​​thức về nghiên cứu nhu cầu và sở thích của khách hàng và thị trường. Phân tích hành vi của người tiêu dùng và phát triển các chiến lược để dẫn dắt khách hàng, khách hàng, thương hiệu thị trường, sản phẩm / dịch vụ để phù hợp với khách hàng tiềm năng,…

Tại Việt Nam, chuyên ngành Marketing được coi là một trong chủ đề hot được nhiều người quan tâm. Vì Marketing là một ngành khá thú vị, nhiều thách thức và cơ hội việc làm trong ngành marketing là khá lớn.

Vậy sau khi học chuyên ngành Marketing thì cần học thêm gì để ra trường có thể làm được việc. Tham khảo thêm bài viết:

3/ Học Marketing ra trường làm gì?

Khi ra trường, chuyên ngành Marketing có thể chia làm 2 loại chính bao gồm: Digital Marketing và Trade Marketing

Khi các doanh nghiệp càng mở rộng và cạnh tranh. Mỗi công ty phải có cho mình những tài năng marketing để cạnh tranh trên thị trường kinh doanh. Từ đó ngành marketing ngày càng thu hút nhiều bạn trẻ hứng thú học tập. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành marketing có cơ hội đảm nhiệm các vị trí như:

3.1. Truyền thông 

Ta có thể hiểu Truyền Thông là cách thức mà công ty truyền tải một thông điệp ngắn gọn và rõ ràng đến khán giả. Giải thích và tạo niềm tin về sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Khách hàng tiềm năng sẽ tiếp nhận thông tin trực tiếp. Để bước vào lĩnh vực này, trước hết bạn phải là người có năng lực.

Kỹ năng giao tiếp xuất sắc, trực tiếp hoặc gián tiếp qua các kênh khác nhau. Bạn không chỉ cần có khả năng đại diện cho công ty một cách hiệu quả khi giao tiếp với khách hàng mà còn phải rèn giũa ý thức, tâm lý khách hàng và phong thái giao tiếp đại chúng để hoàn thành tốt công việc.Tốt nhất.

3.2. Tiếp thị kỹ thuật số ( Digital Marketing

Để có thể thích ứng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng. Các công ty ngày càng nhận ra tầm quan trọng của tiếp thị kỹ thuật số nên cơ hội việc làm trong ngành này là vô cùng rộng mở. Đặc biệt đối với thế hệ Gen Z tiếp thu kiến thức Internet rất nhanh.

Chuyên ngành Marketing này bao gồm các công việc tiếp thị như quản lý phương tiện truyền thông xã hội, SEO, quảng cáo, tiếp thị di động, tiếp thị liên kết,… Công việc đòi hỏi bạn phải giao tiếp qua email, điện thoại,… Làm việc chủ yếu thông qua không gian mạng giúp bạn thoải mái hơn về thời gian.

Là một nhà tiếp thị kỹ thuật số ( Digital Marketer ), bạn sẽ có cơ hội hiểu rõ hơn về các nền tảng kỹ thuật số hiện có. Đồng thời cải thiện khả năng giao tiếp hiệu quả với đồng nghiệp, ngành và khách hàng. Hiểu được chân dung khách hàng và đối tượng cần hướng đến. Để từ đó tạo nên những chiến dịch Marketing Online thành công.

3.3 Tổ chức sự kiện cho doanh nghiệp

Nếu bạn là một người hướng ngoại và hướng tới công chúng thì tổ chức sự kiện chính là công việc mà bạn tìm kiếm. Bằng cấp về marketing có thể giúp bạn tham gia vào công việc tổ chức sự kiện (Event Marketing). Đúng như tên gọi, công việc này bao gồm tất cả các công việc liên quan đến tổ chức sự kiện. Tiệc cưới, hội nghị, hội thảo, các khóa đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ, hội họp, sự kiện khuyến mại,…

Đòi hỏi người tổ chức phải lường trước nhu cầu và sở thích của người tham gia.Nếu bạn đã có kinh nghiệm tổ chức và quảng bá sự kiện trong thời gian còn đi học, bạn hoàn toàn có thể ứng tuyển vào vị trí này sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Marketing.

3.4 Quan hệ công chúng, quan hệ khách hàng

Quan hệ công chúng được xem như một chuyên ngành giúp xây dựng thương hiệu ( Branding ) trong mắt khách hàng. Để làm được điều này, một người làm PR cần xác định được đối tượng khách hàng. Ai là người sẽ phân tích các chủ đề mà khách hàng quan tâm, chờ đợi và tìm các phương tiện và nền tảng truyền thông phù hợp để giao tiếp với khán giả.

Rõ ràng, nếu bạn có kỹ năng nghiên cứu vững chắc cùng với sự nhạy bén trong giao tiếp kinh doanh thi bạn sẽ rất phù hợp với công việc này. Các kỹ năng cần phải biết như quản lý công việc, khả năng viết lách, khả năng nói trước đám đông hoặc tổ chức sự kiện của bạn nên được cải thiện.

3.5 Tối ưu và phát triển sản phẩm ( Product Development )

Đây là một chuyên ngành Marketing mà rất nhiều doanh nghiệp hướng đến hiện tại. Đặc biệt các thương hiệu lớn họ rất cần đội ngũ nhân lực phát triển sản phẩm. Công việc của bạn sẽ là đưa ra các ý tưởng được chuyển đổi thành sản phẩm Marketing thực tiễn. Dựa trên kinh nghiệm trong ngành, mối quan hệ khách hàng và tương lai tiềm năng của sản phẩm.

Nghe có vẻ sáng tạo, nhưng nhiệm vụ phát triển sản phẩm đòi hỏi rất nhiều chất xám, thời gian, công sức. Điều cốt lõi quan trọng quan trọng là tăng lợi nhuận của sản phẩm cho công ty. Để trở thành một nhà phát triển sản phẩm thành công, bạn cần phải hiểu rõ sản phẩm của doanh nghiệp.

Nắm bắt được tâm lý khách hàng trong lòng bàn tay. Đồng thời, kỹ năng nghiên cứu và hiểu biết về xu hướng thị trường cũng là yếu tố quyết định thành công. Nếu bạn sở hữu những điều nêu trên thì chúc mừng, bạn đã sẵn sàng để nắm bắt cơ hội trở thành Product Marketer.

3.6 Điều tra và nghiên cứu thị trường

Thử tự hỏi xem bản thân bạn có kỹ năng nghiên cứu và phân tích dữ liệu không? Bạn là sinh viên chuyên ngành Marketing có đam mê nghiên cứu trong lĩnh vực sáng tạo và muốn thấu hiểu người tiêu dùng?

Tìm hiểu về những con số là trách nghiệm của một nhà nghiên cứu thị trường. Thông qua số liệu của sản phẩm, khách hàng, đối thủ,… Để đánh giá lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên cả phương tiện online và offline.

Đánh giá người tiêu dùng đối với sản phẩm hoặc dịch vụ mới, hoặc những thay đổi về tính năng, bao bì hoặc quảng cáo của sản phẩm.

Một người nghiên cứu thị trường giỏi luôn là người có thể tạo ra những báo cáo hoàn chỉnh. Định hướng marketing cho doanh nghiệp theo xu hướng người tiêu dùng.

ngành marketing

3.7 Tiếp thị marketing tại điểm bán ( Trade Marketing

Tiếp thị thương mại còn được gọi là tiếp thị tại điểm bán thể hiện giai đoạn tiếp thị giữa tiếp thị và bán hàng. Công việc này có chức năng xử lý việc thực hiện chiến lược tiếp thị của ngành và thương hiệu tại điểm bán.

Bán hàng: Tối ưu hóa trải nghiệm của người mua và nhà bán lẻ để tối đa hóa doanh số và lợi nhuận Khi truyền thông khuyến mại được sử dụng để nâng cao nhận thức và giáo dục khách hàng về sản phẩm hoặc thương hiệu.

Vì vậy, tiếp thị thương mại là một phần của kênh bán hàng và để đưa sản phẩm, dịch vụ đến tay người tiêu dùng thì hoạt động tiếp thị thương mại là vô cùng cần thiết cho sự phát triển thương hiệu của công ty.

Nếu bạn biết cách thực hiện nó một cách tối ưu, nó sẽ trở thành một phần quan trọng của quy trình bán hàng. 

4/ Lời kết

Chuyên ngành Marketing là một chuyên ngành rất đáng để theo học và làm việc. Khi học về Marketing sẽ giúp bạn mở rộng tầm nhìn về tầm nhìn kinh doanh.

Khi kiến thức đã đủ bạn hoàn toàn có thể tự kinh doanh sau này. Cảm ơn các bạn đã đọc đến đây, Mobiwriters chúc bạn có lựa chọn đúng về chuyên ngành bạn muốn theo học.

Điều hướng bài viết