Chương Trình, Đề Tài Khoa Học – Khảo sát thực trạng chất thải y tế tại các…

 

 

MỤC TIÊU

– Đánh giá thực trạng tình hình xả thải chất ô nhiễm (nước thải và rác y tế) tại các cơ sở y tế của tỉnh Tây Ninh.

– Xây dựng phương án và quy hoạch xử lý chất thải y tế (CTYT) cho từng đơn vị y tế cấp huyện, thị trấn và bệnh viện chuyên khoa của tỉnh Tây Ninh.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

– Khảo sát thực trạng CTYT ở các đơn vị y tế trong tỉnh Tây Ninh.

– Xác lập hệ mô hình xử lý nước thải và lò đốt rác phù hợp.

– Xác lập phương án xử lý CTYT cho từng cơ sở y tế.

– Xây dựng quy hoạch lắp đặt hệ xử lý CTYT tại từng đơn vị.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

– Lần đầu tiên đã tiến hành khảo sát tại từng cơ sở, thu được các số liệu xác thực về nước thải, mức độ ô nhiễm trong nước thải và số lượng từng loại rác y tế xả ra trong ngày làm cơ sở để xác định qui mô để xử lý phù hợp. Việc khảo sát được thực hiện theo tiêu chuẩn khoa học và phù hợp với qui định của Nhà nước và Bộ Y tế về quản lý chất thải độc hại.

– Thực trạng tình hình xả thải chất ô nhiễm (nước thải và rác y tế) tại các cơ sở y tế của tỉnh Tây Ninh.

+ Lượng chất thải y tế tại trung tâm y tế huyện Bến Cầu hiện nay ở mức trung bình thấp: lưu lượng nước thải bình quân thấp hơn 25 m3/ngày đêm (dao động trong khoảng 10 – 24 m3/ngày đêm); lượng rác y tế thấp hơn 20 kg/ngày đêm (dao động từ 3 – 16 kg).

+ Lưu lượng nước thải ở Trung tâm y tế huyện Châu Thành tương đối cao (dao động trong khoảng 56 -103 m3/ngày đêm); lượng rác y tế thấp hơn 15 kg/ngày đêm (dao động từ 3 – 14,5 kg).

+ Lưu lượng nước thải ở Trung tâm y tế huyện Dương Minh Châu khá cao (dao động trong khoảng 40 – 50 m3/ngày đêm); lượng rác thải y tế tương đối thấp (dao động từ 3 – 10 kg).

+ Lưu lượng nước thải ở Trung tâm y tế huyện Gò Dầu dao động trong khoảng 30 – 50 m3/ngày đêm); lượng rác y tế thấp hơn 20 kg/ngày đêm.

+ Lượng chất thải y tế tại Trung tâm y tế huyện Hòa Thành hiện nay ở mức trung bình: lưu lượng nước thải phần lớn dao động trong khoảng 30 – 50 m3/ngày đêm); lượng rác thải y tế thấp hơn 20 kg/ngày đêm (dao động từ 8 – 17,5 kg).

+ Lượng chất thải y tế tại Trung tâm Phòng chống Lao hiện nay ở mức thấp: lưu lượng nước thải phần lớn dao động trong khoảng 6 m3/ngày đêm); lượng rác y tế thấp hơn 10 kg/ngày đêm.

+ Lượng chất thải y tế tại Trung tâm y tế huyện Tân Biên hiện nay ở mức trung bình: lưu lượng nước thải bình quân 28 m3/ngày đêm; lượng rác y tế thấp hơn 20 kg/ngày đêm.

+ Lượng chất thải y tế tại Trung tâm y tế huyện Tân Châu hiện nay ở mức trung bình: lưu lượng nước thải phần lớn dao động trong khoảng 30 – 50 m3/ngày đêm); lượng rác y tế thấp hơn 10 kg/ngày đêm và một lượng nhỏ các loại hóa chất.

+ Lượng chất thải y tế tại Trung tâm y tế Thị xã Tây Ninh hiện nay ở mức tương đối thấp: lưu lượng nước thải thấp hơn 10 m3/ngày đêm; lượng rác y tế thấp hơn 4kg/ngày đêm.

+ Lượng chất thải y tế tại Trung tâm y tế huyện Trảng Bàng hiện nay tương đối cao: lưu lượng nước thải trung bình khoảng 50 m3/ngày đêm; lượng rác y tế khá cao 30 kg/ngày đêm.

+ Lượng chất thải y tế tại Bệnh viện Y học Cổ truyền khá cao so với quy mô hoạt động của đơn vị: lưu lượng nước thải trung bình khoảng 74 m3/ngày đêm); lượng rác y tế thấp.

– Nghiên cứu thiết kế mô hình lò đốt rác y tế công suất 25 kg/ngày, các mô hình hệ xử lý nước thải y tế công suất 50 m3/ngày và 30 m3/ngày. Các mô hình này thích hợp để triển khai tại cơ sở y tế cấp huyện, thị của tỉnh Tây Ninh.

+ Lò đốt rác y tế công suất 25 kg/ngày: nhiệt độ buồng sơ cấp (300 – 9000C); nhiệt độ buồng thứ cấp (1.000 – 1.1000C); điện năng sử dụng (380V- 3 pha- 50 Hz); công suất lắp đặt (20 KW (30 A)); nước sử dụng (Qmax= 100 lít/h; P= 1 Kgf/cm2); trọng lượng tổng cộng 600kg; xử lý khí thải (tách bụi – khói Nox – oxy hoá các chất hữu cơ; cặn sĩ – xử lý axít); điều khiển tự động; mặt bằng sử dụng (dài 3,5m x rộng 3m x cao 3m);

+ Hệ xử lý nước thải y tế công suất 50 m3/ngày: hoạt động theo công nghệ phân huỷ sinh học do Viện công nghệ hoá học nghiên cứu cải tiến; với quy trình xử lý theo sơ đồ (nước thải —> hố thu —> bể điều hoà —> xử lý vi sinh yếm khí có giá thể —> xử lý vi sinh hiếu khí —> lắng trong —> thu bùn —> khử trùng —> thải ra); hệ xử lý được kết cấu theo bể bê tông cốt thép hợp khối, bền vững lâu dài và đảm bảo vệ sinh môi trường, mỹ quan chung;

+ Hệ xử lý nước thải y tế công suất 50 m3/ngày: Là công nghệ xử lý UFB của Viện Công nghệ hoá học; với quy trình công nghệ theo sơ đồ (nước thải —> hố thu —> bể điều hòa

—> xử lý vi sinh yếm khí có giá thể —> xử lý vi sinh hiếu khí —> lắng trong —> khử trùng—> thoát ra).

– Đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất phương án để xử lý CTYT tại các cơ sở y tế của tỉnh Tây Ninh với lò đốt rác và các hệ xử lý nước thải có công suất phù hợp.

KẾT QUẢ ỨNG DỤNG

Trên cơ sở những số liệu thống kê và các giải pháp kỹ thuật giúp Sở Y tế Tây Ninh xây dựng định hướng quy hoạch xử lý CTYT cho từng đơn vị trực thuộc.