Chúng ta sinh ra để làm gì?

Các bạn có thể đọc bài gốc từ blog của mình: http://my.opera.com/cafea5/

Đây sẽ lại là một topic thể hiện những suy nghĩ không giống ai nữa của mình. Câu hỏi mà mình đặt ra cho tiêu đề của topic này là:

Chúng ta sinh ra để làm gì?

Sẽ có rất nhiều người sau khi đọc xong tiêu đề của topic này sẽ sạc ngay cho mình một trận: Thằng này bị điên à? Dở hơi bơi ngửa à? Có cần vào Trâu Quỳ (bệnh viện tâm thần) đăng ký hộ khẩu không?

Mình sẽ tiếp tục viết topic này cho dù ai đó bảo mình là thằng đầu óc có vấn đề. Hì hì…

Trước hết mình xin phép được nói đôi chút về trái đất của chúng ta, hành tinh mà chúng ta và muôn loài đang sinh sống trên bề mặt của nó.

Trái đất của chúng ta là một khối cầu méo. Nó không tròn trịa như quả địa cầu mà chúng ta hay thấy trong các tiết học địa lý đâu. Nếu nhìn từ ngoài vũ trụ thì chúng ta sẽ thấy trái đất có 2 nửa sáng và tối, tượng trưng cho ngày và đêm. Nửa được mặt trời chiếu sáng thì là ban ngày, nửa còn lại thì là ban đêm.

Quảng cáo

Trái đất của chúng ta nghiêng 1 góc so với trục là 23,5 độ. Chính vì nghiêng như vậy nên nhiều nơi trên trái đất mới có 4 mùa trong 1 năm. Việt Nam của chúng ta có 4 mùa trong 1 năm cũng là nhờ trái đất nghiêng 23,5 độ đấy. Cũng chính vì nghiêng như vậy nên nam cực và bắc cực mới luôn có ít ánh sáng mặt trời nhất và do đó băng ở 2 cực có rất nhiều. Nhưng hiện nay do sự ấm lên toàn cầu, băng ở 2 cực đang bắt đầu tan chảy rồi.

Trái đất được hình thành từ rất nhiều những mảnh ghép. Những mảnh ghép ở đây chính là các thiên thể nhỏ lao vào nhau và dính vào nhau tạo thành trái đất. Tại sao chúng ta lại gọi là trái đất, là vì trái đất trông giống như một quả trái cây nhưng lại chứa toàn đất đá. Hì hì… Điều này mình suy đoán vậy thôi nhé!

Trái đất giống như một quả cam được tạo thành bằng cách ghép rất nhiều múi cam lại với nhau. Và khi những miếng ghép này dịch chuyển thì sẽ tạo ra động đất.

Trái đất của chúng ta có 75% diện tích bề mặt là nước, 25% còn lại là các lục địa. Nhưng các bạn có bao giờ tự hỏi rằng: Nước ở trên trái đất từ đâu mà ra không?

Trái đất vào thời điểm khoảng 6 tỷ năm về trước là một nơi khô cằn, toàn sỏi và đá, không hề có một chút dấu hiệu nào của sự sống cả. Nhưng có một thứ trên trái đất đã mang nước đến cho chúng ta, đó chính là núi lửa. Nhưng lửa trong núi từ đâu mà có?

Chúng ta hãy nhìn sâu vào tâm của trái đất. Tâm của trái đất hoặc chúng ta có thể gọi là lõi của trái đất cũng được, là nơi có sức nóng hàng nghìn độ C. Ở nơi đây chứa một khối lượng chất lỏng rất lớn và rất nóng. Khi những chất lỏng này rò rỉ và len lỏi qua những kẽ nứt bên trong lòng đất rồi sau đó phun lên từ trong lòng đất ra bên ngoài chúng ta gọi đó là sự phun trào của núi lửa. Chất lỏng rất nóng đó khi được phun ra từ miệng núi lửa chúng ta gọi đó là nham thạch. Chính nhờ những nham thạch chứa trong tâm của trái đất đã biến trái đất của chúng ta thành một cục nam châm khổng lồ có khả năng hút những thứ nhỏ hơn nó.

Như các bạn đã biết câu chuyện Newton bị quả táo rơi trúng đầu, sau đó ông đã phát minh ra định luật vạn vật hấp dẫn. Khi ông bị quả táo rơi vào đầu như vậy, ông đã tự hỏi rằng: Tại sao quả táo khi rời khỏi cây nó lại rơi xuống đất mà không bay ngược lên trời? Tại sao con người, xe cộ, cây cối… không bay lơ lửng như những đám mây mà lại bị dính chặt xuống bề mặt của trái đất? Ông nghĩ rằng chúng ta đã đang bị một cái gì đó hút và giữ lại không cho bay lơ lửng trên trời. Đó chính là lực hấp dẫn mà chúng ta đã được học ở trường. Và thứ giữ chúng ta ở lại trái đất, không cho bay lang thang ra ngoài vũ trụ không gì khác chính là trái đất của chúng ta, một cục nam châm khổng lồ.

Hành tinh hoặc ngôi sao nào có khối lượng càng lớn thì lực hút càng mạnh. Mặt trăng nhỏ hơn trái đất 6 lần, do đó lực hút của mặt trăng cũng nhỏ hơn trái đất 6 lần. Khi ở trái đất các bạn nhảy xa được 1 mét, thì khi lên mặt trăng các bạn sẽ nhảy xa được 6 mét. Vào những đêm trăng tròn, khi các bạn nhìn lên mặt trăng sẽ trông thấy một hình ảnh gì đó trên bề mặt của nó mà chúng ta hay gọi là cây đa, ngồi cạnh là chú Cuội. Nhưng thực tế thì không phải như vậy. Hình ảnh đó không phải là cây đa mà là các vết nứt trên bề mặt của mặt trăng. Nếu chúng ta đổ nước vào các vết nứt đó thì chúng sẽ biến thành những dòng sông.

Quảng cáo

Quay trở lại vấn đề nước trên trái đất từ đâu mà có. Như chúng ta đã biết khi núi lửa phun trào thì nó sẽ phun ra một khối lượng khí rất lớn, đen ngòm và vô cùng độc hại. Hàng trăm, hàng nghìn ngọn núi lửa đã đồng loạt phun trào cùng một lúc cách đây hàng tỷ năm về trước. Khói bụi từ các ngọn núi lửa này đã che kín bầu trời. Nếu như các bạn trở về trái đất vào thời điểm đó, các bạn sẽ không nhìn thấy mặt trời ở đâu cả. Bao trùm khắp mọi nơi là bóng đêm vì khói bụi từ núi lửa đã che hết cả bầu trời rồi. Trong khói bụi của núi lửa có chứa hơi nước, hơi nước tỏa ra từ nham thạch của núi lửa, theo khói bụi của núi lửa bay lên trời cao.

Núi lửa phun trào hàng nghìn năm trên trái đất và sau đó là mưa trút xuống xối xả. Mưa cũng kéo dài trong hàng nghìn năm luôn. Mưa nhiều đến nỗi chúng ta đã có cả một biển nước, biển nước rất rộng lớn như chúng ta đang thấy ngày hôm nay. Nước là yếu tố quan trọng nhất của sự sống. Ở đâu có nước, ở đó có sự sống cho dù nơi đó rất ít oxy.

Nhưng chúng ta sẽ lại hỏi tiếp là: Sự sống từ đâu mà có? Nó được sinh ra ở trên trái đất hay được mang đến từ một nơi nào đó trong vũ trụ? Cỏ cây, hoa lá và muôn loài, bao gồm cả loài người chúng ta đã được sinh ra từ đâu? Chúng ta đã được sinh ra từ hư vô ư? Hay được sinh ra từ cát bụi và sau đó sẽ lại trở về với cát bụi?

Đã có rất nhiều bằng chứng chứng tỏ rằng: Sự sống trên trái đất không phải được sinh ra từ trên trái đất mà nó được mang đến từ một nơi nào đó trong vũ trụ. Các nhà khoa học đã tìm thấy những hợp chất hữu cơ có trên một sao chổi giống với những hợp chất hữu cơ có trên trái đất. Và họ đã đi đến kết luận rằng chính sao chổi đã mang sự sống đến cho trái đất của chúng ta hay nói văn hoa hơn là mang loài người chúng ta đến với trái đất.

Truyện kể rằng vào một ngày đẹp trời của mấy tỷ năm về trước (lúc này trên trái đất đã có nước thích hợp cho sự sống rồi nhé) có một sao chổi xuất phát từ một nơi nào đó ngoài vũ trụ bao la đã đâm sầm xuống trái đất của chúng ta, mang theo những hợp chất hữu cơ, những hạt giống của sự sống. Gặp nước những hạt sự sống này sinh sôi, nảy nở và sau hàng triệu năm đã phát triển ra thành cỏ cây, hoa lá và muôn loài như chúng ta đang thấy ngày hôm nay.

Bây giờ chúng ta sẽ quay trở lại chủ đề của topic này. Đó là:

Chúng ta sinh ra để làm gì?

Quảng cáo

Sự sống mà chúng ta đang có trên trái đất lúc này có thể đã được xuất phát từ một hành tinh M nào đó. Mình tạm gọi là hành tinh Mẹ. Vậy nếu đó là sự thực thì hành tinh Mẹ bây giờ có còn tồn tại trong vũ trụ nữa hay không? Hay đến lúc sắp bị diệt vong, người trên hành tinh Mẹ đã gửi những hợp chất hữu cơ này trên sao chổi, trên thiên thạch hay trên một phi thuyền nào đó để rồi vào một ngày định mệnh nó đã đáp xuống trái đất của chúng ta?

Nếu có chuyện đó thật thì mình tin rằng hành tinh Mẹ sẽ không chỉ gửi sự sống lên chỉ một sao chổi, một thiên thạch, một phi thuyền thôi đâu mà là sẽ gửi sự sống trên hàng nghìn, hàng chục nghìn chỗ. Nếu sao chổi nào cũng gặp được một hành tinh như trái đất thì chẳng phải chúng ta sẽ có rất nhiều anh em từ các hành tinh khác hay sao? Nếu anh em của loài người tồn tại thì hiện giờ họ đang ở đâu trong vũ trụ bao la này? Đó là điều mà chúng ta vẫn đang ngày đêm tìm kiếm nhưng chưa có kết quả.

Loài người chúng ta sinh ra, lớn lên và chết đi trên hành tinh này là nhằm thực hiện một nhiệm vụ gì? Rốt cuộc thì sứ mệnh của chúng ta ở trên trái đất là chi?

Một ngày nào đó chúng ta sẽ có thể biết được chúng ta đã đến từ đâu! Và cũng một ngày nào đó có thể chúng ta sẽ tìm thấy những người anh em của mình. Ngày đó còn rất xa vời và loài người chúng ta vẫn phải tiếp tục cuộc hành trình mà chúng ta đang thực hiện.