Câu hỏi doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp nhà nước là gì? Có rất nhiều câu hỏi doanh nghiệp nhà nước là gì? Có đặc điểm gì khác đối với các loại doanh nghiệp khác? Cùng đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu.

 Doanh nghiệp nhà nước

câu hỏi doanh nghiệp nhà nước

Khái niệm doanh nghiệp nhà nước

Ở Việt Nam ta, doanh nghiệp nhà nước được định nghĩa là một bộ phận của kinh tế nhà nước và luôn được xác định là giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, các quan niệm về doanh nghiệp nhà nước trong các văn bản pháp luật ở nước ta thì có sự thay đổi theo thời gian để phù hợp với tình hình thực tế. Theo quy định tại khoản 11 Điều 4 của Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định như sau: “Doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 của Luật này.”.

Đặc điểm doanh nghiệp nhà nước

– Đặc điểm về Chủ đầu tư: chính là Nhà nước hoặc Nhà nước cùng với các tổ chức, hoặc cá nhân khác. Với tư cách là chủ đầu tư duy nhất vào doanh nghiệp,thì nhà nước có toàn quyền quyết định các vấn đề liên quan trực tiếp đến sự tồn tại và hoạt động của từng doanh nghiệp nhà nước. Vì vậy, Nhà nước có quyền quyết định về hình thành, việc tổ chức lại và định đoạt; quyết định các mục tiêu, chiến lược phát triển,các kế hoạch sản xuất kinh doanh, về đầu tư tài chính; quyết định mô hình tổ chức quản lý, quyết định giải thể; đến kiểm tra, giám sát thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của doanh nghiệp và những hoạt động khác.

– Về Sở hữu vốn: Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ (100%) hoặc là sở hữu phần vốn góp chi phối nhưng (trên 50% nhưng dưới 100% vốn điều lệ).

– Về Hình thức tồn tại: doanh nghiệp nhà nước có khá nhiều hình thức tồn tại. Nếu trường hợp doanh nghiệp nhà nước mà do nhà nước ta sở hữu 100% vốn điều lệ thì có các loại hình doanh nghiệp như là: công ty nhà nước, công ty cổ phần nhà nước, và công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước.Trường hợp Nếu doanh nghiệp do nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ thì có thể tồn tại dưới các loại hình doanh nghiệp như sau: công ty cổ phần, và công ty trách nhiệm hữu hạn

– Đặc điểm về Trách nhiệm tài sản: doanh nghiệp nhà nước chịu trách nhiệm tài sản trong phạm vi tài sản của doanh nghiệp. Nhà nước phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi tài sản góp vốn vào doanh nghiệp.

–Về Tư cách pháp lý: doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân độc lập.

– Về Luật áp dụng: Những công ty nhà nước đã thực hiện chuyển đổi thành loại hình công ty cổ phần,hay công ty trách nhiệm hữu hạn sẽ tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp giống các doanh nghiệp khác. Các loại doanh nghiệp nhà nước khác thì vẫn được tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp.

câu hỏi doanh nghiệp nhà nước

Giải đáp những câu hỏi về doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân không?

Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức là một công ty TNHH hoặc công ty cổ phần.

Do hoàn toàn có tư các pháp nhân và khi hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp sẽ tham gia các giao dịch và tự chịu các trách nhiệm bằng tài sản của chính mình, tài sản của doanh nghiệp này có thể được hình thành từ chính nguồn vốn của ngân sách Nhà nước, các khoản hỗ trợ hoặc tài sản được hình thành trong giá trình doanh nghiệp tham gia sản xuất và kinh doanh.

Ngoài ra thì doanh nghiệp cũng hoạt động dựa vào những sự điều tiết của nền kinh tế thị trường hay tác động của chính Luật Cạnh tranh chứ không phụ thuộc vào các mệnh lệnh hành chính từ Nhà nước.

Việc có tư cách pháp nhân sẽ giúp mang đến những lợi ích và hạn chế riêng biệt, tổ chức cá nhân khi có ý định thành lập doanh nghiệp thì cần tìm hiểu kỹ càng sao cho phù hợp với mục đích kinh doanh của doanh nghiệp mình mà thông qua đó chọn loại hình kinh doanh phù hợp nhất

câu hỏi doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp nhà nước có được phát hành trái phiếu không?

Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức là một công ty TNHH hoặc công ty cổ phần.

Cả hai loại hình doanh nghiệp này đều được phát hành trái phiếu nhưng phải đúng với tinh thần của pháp luật

Xem thêm: Quản lý vồn nhà nước đầu tư tái doanh nghiệp

Cơ quan nào quản lý doanh nghiệp?

Theo quy định của luật doanh nghiệp 2020 thì:

–  Chính phủ thống nhất trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.

– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc thực hiện nhiệm vụ được phân công trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp trong phạm vi ở trong địa phương.

– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ và cơ quan có liên quan, và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn được phân công, chịu trách nhiệm thiết lập kết nối, liên thông và chia sẻ thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp các thông tin sau :

a) Về Thông tin về giấy phép kinh doanh,và giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh,các chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận hoặc văn bản chấp thuận về điều kiện kinh doanh đã cấp cho các doanh nghiệp và quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính của doanh nghiệp;

b) là Thông tin về tình hình hoạt động và tình tình nộp thuế của doanh nghiệp từ báo cáo thuế; hoặc báo cáo tài chính của doanh nghiệp;

c) Phối hợp,và chia sẻ các thông tin về tình hình hoạt động doanh nghiệp để nâng cao được hiệu lực quản lý nhà nước.

Xem thêm: Ưu nhược điểm doanh nghiệp nhà nước

Cán bộ nhà nước có được thành lập doanh nghiệp không?

Theo Điểm b, Khoản 2, Điều 17, Luật Doanh nghiệp 2020: “Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức” không có quyền thành lập doanh nghiệp.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198, E-mail: [email protected].