Cần phải làm gì trong khi phỏng vấn?

Những bài báo về việc để mà làm việc trong công ty Nhật Bản

Cần phải làm gì trong khi phỏng vấn?

Đến nơi:

Bạn nên đến trước giờ diễn ra phỏng vấn từ 10- 15 phút, đừng nên đi quá sát giờ. Vì bạn cần phải kiểm tra bản thân lại trước khi đi gặp ông chủ tương lai của bạn. Hãy dành ít phút vào WC để chuẩn bị, kiểm đầu tóc, chỉnh chu quần áo và tổng thể. Bạn chắc chắn là sẽ không muốn bị đánh giá như một người cẩu thả đâu nhỉ.
Bạn bắt đầu tiến đến cánh cửa chính, đừng tiết kiệm nụ cười của mình. Khi bạn mở cửa ra, hãy từ tốn, lịch sự chào hỏi người tiếp tân, người đầu tiên mà bạn gặp. Ấn tượng ban đầu là cực kì quan trọng. Nên nhớ rằng cách bạn giao tiếp với ông chủ bạn không đủ để giúp bạn đậu vòng phỏng vấn, người ta còn đánh giá bạn qua cử chỉ, cung cách bạn dành cho những người xung quanh. Hãy luôn cẩn thận với ngôn ngữ cơ thể. Tuy nhiên, việc bạn giữ mình bình tĩnh quan trọng hơn. Nếu bạn bị yêu cầu ngồi chờ trước khi phỏng vấn, đây là thời khắc bạn rất dễ bị căng thẳng, do đó, hãy cứ điềm tĩnh đi.

Gặp mặt:

Bắt tay luôn là một trong những hình thức ban đầu để chào hỏi, tạo bước đệm cho các bước tiếp theo. Ở Việt Nam thì hình thức này có thể có hoặc không ở một số công ty. Thông thường, những người có địa vị cao hơn sẽ chủ động trước. Bạn nên nắm cả bàn tay, ngón tay cái của mình khít lên ngón tay người ta, lắc 3-4 nhịp. Một cái nắm tay và nụ cười luôn là một khởi đầu tốt.
Thể hiện sự tự tin qua tông giọng, và giao tiếp bằng mắt. Người ta sẽ nghĩ bạn không trung thực khi mà bạn cứ cố tình tránh né ánh mắt họ.

Trong lúc phỏng vấn:

Để tạo phép lịch sự, hãy chờ cho tới khi người phỏng vấn ngồi thì bạn mới được ngồi. Nên ngồi thẳng lưng, hơi nghiêng về trước để thể hiện sự tập trung cũng như hứng thú của bạn khi có được cơ hội nói chuyện với nhà tuyển dụng về công việc.
Hãy làm một màn mở đầu tốt. Một trong những lỗi hay mắc phải của các thí sinh chính là nói lan man. Chẳng hạn, khi người phỏng vấn hỏi:”Hãy cho tôi biết về bạn”. Hãy dành chừng 30s để nói tổng thể về bạn, bao gồm tiểu sử và trình độ giáo dục, 60s sau dùng để tóm tắt những thành tựu trong quá khứ, hay kinh nghiệm nghề nghiệp.
Nếu bạn gặp phải một câu hỏi mà bạn đã lường được trước và chuẩn bị câu trả lời rồi thì cũng đừng có vội mừng sớm quá. Cứ từ tốn đi. Sử dụng ánh mắt và chuyển động cơ thể để làm tăng sự thuyết phục cho câu trả lời. 
Hãy suy nghĩ trước khi trả lời, đặc biệt khi bạn bị hỏi về hành vi trong quá khứ, chẳng hạn như “Hãy kể cho tôi nghề thất bại lớn nhất trong đời bạn”. Những nhà tuyển dụng hay hỏi những câu hỏi hành vi để xác định xem thí sinh đó có đủ tố chất để làm việc không. Số lượng câu hỏi hành vi cực kì nhiều. Có thể câu hỏi này bạn chưa chuẩn bị, bạn cảm thấy bị rối. Lúc này đầu bạn suy nghĩ rất nhiều thứ, và bạn muốn nói rất nhiều. Câu trả lời tùy thuộc vào bạn, nhưng hãy nhớ đến phỏng vấn trả lời phỏng vấn S-A-R (Situation (Trường hợp)- Action (Hành động)- Result (Kết quả) ). Dành ít giây cho việc cấu trúc câu trả lời trước khi bạn nói ra nó.
Hãy chú ý lắng nghe kĩ câu hỏi và kèm theo là những động tác ám chỉ bạn hiểu rõ vấn đề như gật đầu. Những người biết cách lắng nghe và trả lời thành thục luôn luôn có lợi thế hơn.
Đừng nên sợ sệt. Thông thường, khi bạn cảm giác thế nào thì cơ thể bạn sẽ nói ra điều đó. Gặp phải những câu hỏi hóc búa, bạn sẽ bị lúng lúng, lúc đó mức độ tự tin của bạn sẽ chuyển xuống mức thấp nhất. Lúc này, bạn sẽ không ngừng đổ mồ hôi, khó điều khiển hơi thở, liên tục chạm mặt mình, và thể hiện những cử chỉ thể hiện sự khó chịu. Nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng nhận ra ngay.

Kết thúc phỏng vấn:

Đây là thời điểm thích hợp để bạn có cơ hội tìm hiểu kĩ hơn về công việc của mình. Đừng ngại ngùng đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng, đó cũng là dấu hiệu cho thấy bạn vô cùng hồ hởi với công việc này và họ đang gặp đúng người có thể đảm nhiệm được nhiệm vụ đó.
Hãy chờ người phỏng vấn đứng lên, tuyên bố kết thúc phỏng vấn. Hãy bắt tay chào và cảm ơn họ vì đã sắp xếp thời gian cho buổi phỏng vấn ngày hôm nay.
Tiếp tục duy trì nụ cười của bạn cho đến khi bạn ra đến nơi giữ xe.

Đăng ký và tìm công việc mới

Bạn đang tìm việc làm? Hãy đăng nhập miễn phí và tìm kiếm công việc

Ứng tuyển ngay

Bài viết cùng chuyên mục

  • Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn

    Khi bạn đã đi nhiều cuộc phỏng vấn, bạn sẽ gặp những câu hỏi mà bạn thấy ngờ ngợ rằng mình đã trả lời ở đợt phỏng vấn trước rồi. Thật chất, có những câu hỏi thông thường mà nhà t..

  • Những câu hỏi hóc búa khi phỏng vấn

    Sau khi gửi sơ yếu lý lịch, và chờ đợi vài ngày, rồi thì giây phút bạn mong muốn cũng đến, Điện thoại bạn reo. Đó là cuộc gọi từ nhà tuyển dụng từ công ty bạn nộp đơn. Đừng ..

  • Nhà tuyển dụng đánh giá cao những kĩ năng nào?

    Những nhà tuyển dụng tin rằng những người họ thuê luôn luôn có một kĩ năng và tiêu chuẩn nhất định để phù hợp với công việc. Thông thường, những yêu cầu kĩ năng đó được đă..

  • Trang phục và tác phong khi đi phỏng vấn

    Hình ảnh ban đầu của bạn rất quan trọng. Cũng như CV là ấn tượng đầu tiên làm cho nhà tuyển dụng xem xét bạn ở vị trí công việc, thì hình ảnh bạn tạo ra trong cuộc phỏng vấn l&agra..

Những công việc cập nhật gần đây

Ngành nghề