Cách nấu trà sữa trân châu truyền thống tại nhà đơn giản ai cũng làm được – Vua Nệm

    Nếu bạn là một “tín đồ” của trà sữa, đặc biệt lại yêu thích chuyện bếp núc thì chắc chắn không thể bỏ qua công thức nấu trà sữa trân châu truyền thống siêu đơn giản, ngon chuẩn vị. Dưới đây, Vua Nệm sẽ chia sẻ tới bạn cách nấu trà sữa tại nhà ngon như ngoài hàng.

    Nguyên liệu nhất định không thể thiếu cho món trà sữa truyền thống đó là trà. Trên thị trường hiện nay, bạn có thể tìm mua rất nhiều loại trà khác nhau với rất nhiều hương vị đặc biệt. 

    Tuy nhiên, loại trà phổ biến nhất thường được ứng dụng cho cách nấu trà sữa tại nhà là trà ô long hoặc hồng trà (còn có tên gọi là trà đen) và lục trà (còn có tên gọi là trà xanh).

    Tùy vào sở thích của mình, bạn có thể lựa chọn hương vị trà phù hợp. Mỗi hương vị khác nhau, sẽ khiến cho món trà sữa mang hương vị đặc biệt riêng. 

    Để giúp cho cách nấu trà sữa truyền thống chuẩn vị nhất thì nguyên liệu quan trọng không thể thiếu tiếp theo chính là sữa. Tuy nhiên, để có món trà sữa thơm ngậy, béo, lời khuyên dành cho bạn là nên sử dụng sữa half & half.

    Đây là dòng sữa được kết hợp từ nửa sữa và nửa kem. Điểm đặc biệt là chất kem có phần lỏng giống với sữa nhưng không quá đặc sánh giống như kem. Loại sữa này có độ mịn cao, hàm lượng chất béo tương đối thấp nên sẽ không khiến bạn cảm thấy quá ngậy đồng thời còn làm tăng hương vị thơm ngon, đậm đà của hương trà trong trà sữa.

    Để tạo độ ngọt cho trà sữa, đường là một nguyên liệu không thể thiếu. Trong cách nấu trà sữa truyền thống, đường nâu thường được sử dụng nhiều. Loại đường này được tạo thành từ hỗn hợp đường trắng và mật mía có tác dụng giúp cho vị trà sữa đậm vị hơn so với loại đường trắng thông thường.

    Tuy nhiên, để đơn giản hoá, bạn hoàn toàn có thể thay thế bằng đường cát trắng và vị trà sữa vẫn được đảm bảo. Vấn đề ở đây là bạn chỉ cần dựa trên sở thích để cân nhắc lựa chọn loại đường phù hợp.

    Ngoài những nguyên liệu trên, nước lọc cũng là một trong những thành phần không thể thiếu để bạn có thể hoàn thiện món trà sữa truyền thống tại nhà. 

    Những nguyên liệu làm trân châu cũng rất đơn giản và dễ kiếm bao gồm: tinh bột sắn, đường và nước sôi.

    Tinh bột sắn hay còn được gọi là tinh bột khoai mì. Củ sắn khi được mang đi xay nhẵn, mịn sẽ tạo thành bột sắn. Loại bột này thường được sử dụng để làm các loại trân châu và các loại bánh, thậm chí còn dùng để chế biến món ăn. 

    Đặc tính của tinh bột sắn là có sự trung tính cùng kết cấu dai, dẻo. Do đó, sẽ rất dễ dàng để tạo ra được hương vị ngọt thanh khi trộn chung bột sắn với dai sựt và đường. Chính vì vậy, hỗn hợp này thường xuyên được dùng để làm trân châu trà sữa. Tuy nhiên, nếu không có bột sắn, bạn cũng có thể thay thế bằng bột năng với đặc tính tương tự.

    Nếu bạn chế biến trân châu thì đường nâu là một nguyên liệu không thể thiếu. Đường nâu có nhiều màu sắc đậm, nhạt đa dạng giúp bạn có thể nấu thành phẩm món trân châu với màu sắc yêu thích.

    Bên cạnh đó, vị ngọt đậm đà của đường nâu giúp cho trân châu mang đúng hương vị đặc trưng. Do đó, đường nâu chính là lựa chọn hoàn hảo để bạn chế biến những hạt trân châu chuẩn vị.

    Để nấu được món trà sữa truyền thống yêu thích, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu với số lượng như sau:

    Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các loại nguyên liệu trên, bạn đã có thể bắt tay vào chế biến theo các bước như sau:

    Trước tiên, bạn cần chuẩn bị đầy đủ tất cả các nguyên liệu sau:

    Với các nguyên liệu trên, bạn đã có thể tiến hành làm trân châu theo các bước sau:

  • Bước 1: Đun sôi nước cùng đường nâu ở mức lửa nhỏ, vừa đun vừa khuấy nhẹ để làm tan đường. Khi đường tan hết, bỏ thêm ½ lượng tinh bột sắn vào và trộn nhanh trong 6 – 7 giây. Sau đó, tắt bếp và bỏ nốt ½ lượng tinh bột sắn còn lại vào và trộn đều.

  • Bước 2: Rải lớp bột áo mỏng lên thớt rồi lấy một khối bột đã trộn ra và bắt đầu nhào. Liên tục nhào cho đến khi bột không còn dính tay và đã thành 1 khối mịn.

  • Bước 3: Chia bột thành 4 phần bằng nhau, lấy một phần để tạo hình và bọc ba phần còn lại vào màng nilon để tránh làm bột bị khô. Sau đó, tạo hình phần bột đã lấy thành que dài với đường kính khoảng 1.5cm và dùng dao để cắt thành từng khúc nhỏ bằng nhau.

  • Bước 4: Dùng tay vo tròn những khúc bột đã cắt thành viên tròn để tạo hình thành những viên trân châu. Áp dụng cách làm tương tự với những phần bột còn lại.

  • Bước 5: Tiếp tục rải một lớp bột áo mỏng ra đĩa lớn, sau đó lăn tròn các viên trân châu lên bề mặt địa để tạo một lớp áo mỏng tránh việc các viên trân châu dính vào nhau.

  • Bước 6: Sau khi đã tạo hình xong, đổ trân châu vào rây để lọc bớt bột thừa.

  • Bước 7: Đun sôi một lượng nước lớn gấp 6 lần lượng trân châu. Khi nước sôi thì đổ số trân châu vào luộc trong 15 – 20 phút. Lưu ý liên tục khuấy đều để trân châu không dính vào nhau. Sau đó, tắt bếp vè đậy kín nắp ủ trong vòng 15 phút.

  • Bước 8: Vớt trân châu ra và thả vào thau nước lạnh để thu nhỏ kích thước và tạo độ giòn tự nhiên cho trân châu đường đen. Sau đó, vớt trân châu để ráo nước và trộn cùng với mật ong.