Cách làm vải ngâm đường phèn đóng hộp dài hạn và pha trà vải

Vải là loại quả đặc trưng với vị ngọt thơm, vị ngon hấp dẫn nên nhiều bé thích mê.

Không những ngon mà trái vải còn có lợi ích đối với các mẹ bầu cũng như là các bé trong gia đình nếu ăn đúng và đủ.

Nhưng vì loại quả này chỉ xuất hiện vào mùa hè nên mẹ hãy thử ngay cách làm vải ngâm đường để lâu hơn so với loại quả tươi nhé! Vải ngâm đường không những giữ được vị ngọt và thanh mà còn là nguyên liệu tạo ra những món ngon khác.

1. Cách làm siro vải thiều ngâm nước đường phèn để pha trà vải ngon

1.1. Cách ngâm vải thiều với nước đường phèn để được lâu

1.1.1. Nguyên liệu

Để làm trà vải ngon ở nhà mà không cần ra quán, bạn có thể học cách tự ngâm vải thiều với nước đường phèn siêu đơn giản với nguyên liệu dễ tìm mua như sau.

  • Vải tươi: 1kg
  • Đường phèn hữu cơ: 100g – 150g (Tùy vào khẩu vị.
  • Nước đường ngọt vải sẽ trữ được lâu)
  • Lá dứa: 3 – 4 cọng (tùy chọn)
  • Muối, đá lạnh, lọ thủy tinh, thau lớn

1.1.2. Cách làm vải thiều ngâm siro đường phèn thơm ngon

  • Bắc nồi vừa lên bếp, cho nước lọc cùng lá dứa, đường phèn vào, bật lửa lớn đun sôi. Nước đường phèn sôi, bạn nấu thêm 2 – 3 phút nữa thì tắt bếp. Để nước đường phèn qua một bên, vớt bỏ lá dứa, đợi thật nguội.
  • Với trái vải, bạn để nguyên vỏ, bỏ cuống, rửa sạch bên ngoài. Sau đó, bắc nồi nước sạch lên bếp, đun sôi. Nước sôi, bạn nhẹ nhàng cho vải vào nồi, đảo đều luộc trong 3 phút thì tắt bếp.
  • Vớt trái vải ra, ngâm nhanh trong tô nước đá lạnh vài phút. Bước này giúp bạn bóc vỏ vải nhanh và dễ dàng hơn. Sau khi lột hết vỏ vải, bạn dùng mũi dao tách hột ra sao cho giữ hình dạng thịt vải nguyên trái như ảnh dưới.

cách tách hạt trái vải tươi đã luộccách tách hạt trái vải tươi đã luộc

  • Gắp vải đã tách hột vào hũ sạch, rồi chế nước đường phèn vào hũ cho ngập vải. Đậy kín nắp lại, ngâm trái vải trong đường phèn từ 7 đến 10 ngày ở nhiệt độ ngăn mát tủ lạnh. Sau thời gian này, bạn có thể dùng siro vải ngâm đường để pha trà, ăn với chè,…thơm ngon và mát lạnh luôn nhé!

Xem thêm: Cách làm chả giò hải sản giòn lâu
Thành phẩm: Sau 10 ngày bạn có thể lấy hũ đã đựng vải ngâm trước đó để xem kết quả của mình. Nếu vải có huyển màu trắng gạo và có vị ngọt thanh thì có thể dùng được. Có thể dùng làm đồ ăn vặt hoacxwj pha trà vải để giải nhiệt.

1.2. Cách làm vải thiều ngâm nước đường trắng

1.2.1. Nguyên liệu

  • 1kg vải tươi
  • 400g đường (nên chọn đường phèn)
  • 1/4 thìa cà phê muối
  • 1 âu nước đá
  • Dụng cụ: Bình ngâm (bình ngâm rượu, bình thủy tinh), nồi inox, thìa…

1.2.2. Các bước làm trái vải ngâm nước đường trắng thơm ngon

  • Bắc nồi vừa lên bếp, chế nửa lít nước lọc vào, đun lửa lớn cho sôi. Nước sôi, bạn cho đường cát trắng vào, nêm muối ăn để dằn vị nước ngâm lại, nấu sôi lần nữa thì tắt bếp.
  • Bạn luộc vải trong nước đun sôi 2 phút, rồi vớt ra ngâm đá lạnh 10 phút tương tự công thức ở trên. Sau đó, bóc vỏ vải, tách hột, ngâm nước đá lạnh thêm 10 phút nữa. Cuối cùng, bạn gắp vải vào hũ sạch đã chuẩn bị.
  • Đợi nước đường nguội hoàn toàn thì rót vào hũ ngâm cho ngập vải.
  • Bạn ngâm vải thiều với nước đường trong ngăn mát tủ lạnh 2 ngày là có thể dùng được rồi.

pha nước siro vải ngâm đường cát trắngpha nước siro vải ngâm đường cát trắng

2. Các bước làm vải ngâm rượu trắng thơm ngon

2.1. Nguyên liệu

Để ngâm rượu ngon, bạn nên chọn vải chín, có vỏ màu đỏ. Tỷ lệ nguyên liệu ngâm rượu trái cây thơm ngon như sau:

  • 1 kí vải thiều chín
  • 4 – 5 thìa cà phê muối hột
  • 1 lít rượu trắng nguyên chất
  • Hũ ngâm có nắp

2.2. Cách làm rượu trái vải ngâm dài hạn

  • Rửa sạch từng trái vải, bỏ cuống, rồi lột vỏ và tách hột. Chuẩn bị 1 thau nước sạch, cho muối biển vào, khuấy đều cho hòa tan. Cho vải thiều đã tách hạt vào thau nước muối ngâm trong khoảng 30 – 60 phút. Sau thời gian này, bạn vớt trái vải ra, rửa nước lạnh cho sạch, rồi chuyển qua rổ đợi cho ráo nước hoàn toàn.

tách vỏ, hột trái vải và ngâm nước muối biểntách vỏ, hột trái vải và ngâm nước muối biển

Xem thêm: Cách bày mâm ngũ quả đẹp ngày tết

Lưu ý: Nhớ lật úp trái vải xuống để nước bên trong chảy hết ra ngoài nhé.

  • Vải ráo nước thì gắp vào hũ sạch đã chuẩn bị. Rót rượu trắng vào hũ cho ngập vải, đậy nắp lại.
  • Đặt hũ rượu vải ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, ngâm ít nhất 20 ngày là có thể dùng được. Rượu trái cây ngâm càng lâu thì sẽ càng ngon. Thế nên, nếu có thể, bạn có thể ủ rượu vải lâu hơn để có mùi thơm, hương vị hấp dẫn nhất nhé.

Thành phẩm: Sau hơn nửa tháng hoặc trong tầm 1 tháng thì bạn có thể lấy hũ rượu chưng, ngâm vải trước đó để xem thành quả của mình. Nếu cảm thấy ưng ý với khẩu vị của mình hoặc mùi vị truyền thống thì bạn đã thành công và có thể chế biến nó thành món ăn vặt giải nhiệt mình thích.

3. Hướng dẫn cách pha trà vải ngon từ siro trái vải ngâm

3.1. Nguyên liệu

Khi đã hoàn tất hũ vải ngâm đường thơm ngon, giờ bạn hãy học ngay công thức pha trà vải thơm mát này để có thêm món ngon ngày hè giúp giải nhiệt đầy sảng khoái nhé.

  • 1 gói trà đen túi lọc (hoặc loại trà túi lọc khác, tùy theo khẩu vị)
  • 120 ml nước đun sôi
  • 20 gram đường cát trắng
  • 1 quả vải ngâm và 30 ml siro nước đường ngâm vải (hoặc loại đóng hộp)
  • Đá viên

3.2. Cách làm trà vải pha từ siro vải ngâm đường giải nhiệt ngày hè

  • Cho túi trà đen và nước đun sôi vào ly, ngâm 10 phút để hãm trà.
  • Sau đó, vớt bỏ túi lọc, thêm đường vào pha trà cho tan.
  • Dằm nhẹ quả vải ngâm trong chén nhỏ, rồi cho vào ly trà.
  • Thêm nước siro ngâm vào ly trà, khuấy đều, điều chỉnh nguyên liệu cho vừa miệng.

cách pha trà vải ngâm từ trà túi lọccách pha trà vải ngâm từ trà túi lọc

Xem thêm: Cách rang gạo lứt uống cùng đậu đen giúp giảm cân, lợi sữa

  • Thêm đá lạnh vào ly trà vải và thưởng thức ngay mát lạnh.

4. Một số cách bảo quản vải ngâm đường tự làm dài hạn tại nhà

Sau thời gian ngâm đường hoặc rượu, bạn có thể cho hũ vải vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản. Cách này giúp làm chậm quá trình lên men của vải ngâm. Đồng thời, giúp món ăn ngon của chúng ta không bị các vi khuẩn có hại xâm nhập làm hư hỏng. Ngoài nguyên tắc bảo quản, bạn cũng cần lưu ý công đoạn chọn nguyên liệu để đảm bảo thời hạn sử dụng được lâu nhất. Theo đó, nên chọn vải thiều tươi, trái nguyên vẹn, cuống bám chắc vào trái. Quan sát ngoài vỏ vải không có dấu vết dập nát, hư hỏng là tốt nhất nhé.

cách bảo quản vải ngâm tự làm để được lâucách bảo quản vải ngâm tự làm để được lâu

Trái vải không chỉ ngon mà còn rất bổ dưỡng. Vải có chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin giúp phòng chống nhiều bệnh như ung thư, tim mạch, hỗ trợ tiêu hóa, giúp giảm cân, chống lão hóa.. Loại trái này cũng tốt cho tóc, da và tăng cường sức khỏe cho cơ thể, đồng thời có ích cho sự phát triển của trẻ em. Với tất cả những ưu điểm trên thì trái vải xứng đáng để các bạn ưu tiên chọn vào mùa rồi đúng không nào? Hy vọng các  công thức bên trên sẽ giúp các bạn có thêm một gợi ý hay để biến tấu với loại trái cây này. Chúc các bạn thành công nhé.