Cách làm lạp xưởng đặc sản vùng Tây Bắc

Cách làm lạp xưởng Tây Bắc

Vùng núi Tây Bắc có rất nhiều đặc sản ngon như các món ăn làm từ thịt thú. Có một món ăn được làm từ thịt lợn rừng và là một món ăn đặc trưng của vùng Tây Bắc. Đó chính là món lạp xưởng Tây Bắc. Vậy lạp xưởng Tây Bắc sẽ khác với lạp xưởng thông thường như thế nào? Hãy cùng Điện máy Mạnh Thắng tìm hiểu về cách làm lạp xưởng đặc sản vùng Tây Bắc ngay bây giờ nào!

Chuẩn bị nguyên liệu

Thịt nạc lợn (Thịt lợn rừng nếu có)

Thịt mỡ lợn

Lòng non lợn

Rượu trắng (Rượu mai quế lộ)

Gừng

Hạt dổi, hạt mắc khén, hạt tiêu

Các loại gia vị: Đường, muối, nước mắm, hạt nêm

Nguyên liệu làm lạp xưởng

Nếu bạn có thịt lợn rừng thì lạp xưởng khi làm ra phần thịt sẽ thơm và chắc hơn. Nhưng nếu không có bạn vẫn có thể dùng thịt lợn thông thường. Thịt bạn nên chọn những phần thịt ít gân, thịt đỏ tươi và không có mùi hôi. Chọn những phần thịt ở phần nạc vai hoặc phần thịt mông.

Mỡ lợn chọn những phần mỡ tảng, không mua những phần mỡ mụn, bèo nhèo. Khi làm sẽ được ngon hơn, khi ăn sẽ cảm giác không bị quá ngấy.

Khi chọn lòng bạn nên chọn những bộ lòng có ống ruột bé, căng tròn và có màu sắc trắng hồng tươi. Lòng không có mùi hôi tanh, chọn những đoạn lòng dày khi ăn sẽ dai. giòn hơn.

Hạt dổi, mắc khén là nguyên liệu để món lạp xưởng có những hương vị đặc trưng chỉ có vùng Tây Bắc. Bạn ra chợ mua hạt mắc khén, hạt dổi khô thì nên lưu ý kiểm tra xem hạt còn mùi thơm hay ẩm mốc gì không.

Rượu mai quế lộ là rượu gì?

Rượu mai quế lộ

Để làm món lạp xưởng chuẩn vị Tây Bắc chúng ta phải cần đến đó là rượu mai quế lộ. Rượu mai quế lộ là một loại rượu được làm từ hoa hồi, quế, thảo quả,… Tất cả các nguyên liệu sau khi ngâm với rượu trắng khoảng 2 – 3 tuần. Sau khoảng thời gian ngâm bạn sẽ có một bình hoa quế lộ thơm ngon.

Việc sử dụng rượu hoa mai quế lộ có tác dụng khử mùi tanh của thức ăn. Lạp xưởng khi có rượu hoa mai quế lộ sẽ tạo nên mùi vị hấp dẫn, phần thịt sẽ không còn mùi hôi, ăn vào sẽ thơm ngon hơn.

Các bước làm lạp xưởng Tây Bắc

Bước 1: Sơ chế thịt, lòng và mỡ lợn

Thịt và mỡ lợn sau khi mua về các bạn đem rửa với nước muối loãng để loại bỏ tạp chất và bụi bám trên thịt. Rửa xong các bạn dùng khăn giấy thấm hết nước bám trên thịt.

Thịt lợn các bạn thái nhỏ thành các miếng vừa ăn, sau đó đem đi xay bằng máy xay thịt chuyên dụng. Mỡ lợn cắt thành các miếng hạt lựu. Không nên thái nhỏ quá, khi ăn sẽ không cảm nhận được vị ngậy béo của lạp xưởng.

Chuẩn bị chậu nước, một quả chanh, một chút giấm để bóp lòng heo. Lòng các bạn bóp 2 – 3 lần để không còn mùi hôi, sạch nhớt bám trên lòng. Lộn lòng heo phía trong ra ngoài rồi cắt bớt mỡ bám bên trong lòng heo. Sau đó, bạn xả lòng heo dưới vòi nước cho thật sạch.

Sơ chế nguyên liệu

Gừng cạo sạch vỏ, rửa với nước. Sau đó thái thành các lát mỏng, các bạn có thể xay nhỏ hoặc băm nhuyễn.

Bước 2: Ướp thịt làm lạp xưởng

Chuẩn bị một tô lớn cho phần thịt xay và mỡ lợn vào. Hạt dổi và hạt mắc khén đập nhuyễn mịn cho vào trộn với thịt. Cho thêm gia vị ướp: 2 thìa đường, 2 thìa mắm, 1 thìa hạt nêm, 1 thìa tiêu xay.

Nhớ cho phần gừng xay vào để bắt đầu ướp thịt trong khoảng 2 giờ. Để thịt có thể ngấm gia vị hơn thì bạn nên ướp thịt lâu hơn tầm khoảng 4 giờ. Sau khi ướp xong, chúng ta sẽ mang đi nhồi thịt.

Ướp thịt làm lạp xưởng

Bước 3: Nhồi thịt làm lạp xưởng

Sau khi phần thịt đã ướp ngấm hết gia vị, các bạn đem thịt đi nhồi vào lòng non. Chuẩn bị một chiếc chai, cắt phần đầu chai để lấy dụng cụ nhồi lạp xưởng.

Các bạn sử dụng một đoạn dây cột cố định một đầu lòng lại, một đầu dùng phần đầu chai để nhồi thịt vào trong. Khi nhồi bạn dùng một chiếc đũa để ấn đều phần nhân xuống, sao cho kín phần lòng.

Cứ làm thế cho đến khi hết đoạn lòng. Từng khúc của lòng ta chia khoảng 15 cm, rồi ngăn bằng những đoạn dây.

Bước 4: Phơi nắng lạp xưởng

Lạp xưởng không làm chín bằng cách hấp hay luộc mà dùng phương pháp phơi nắng. Các bạn đem lạp xưởng đi phơi nắng khoảng 4 – 5 nắng. Việc phơi nắng giúp lạp xưởng được ráo nước, khô hơn. Trong quá trình phơi, nên chú ý kiểm tra thường xuyên, tránh lạp xưởng bị hỏng.

Sau khi phơi nắng, các bạn đem treo ở gác bếp, nhiệt độ trong bếp sẽ giúp lạp xưởng se lại và chín đều. Mùi khói của bếp làm cho lạp xưởng cho mùi thơm đặc trưng.

Nhồi và phơi lạp xưởng

Thành phẩm

Việc làm lạp xưởng tại nhà tuy tốn nhiều công sức nhưng khi ăn lại đảm bảo. Lạp xưởng khi ăn béo ngậy của mỡ, thơm mùi khói bếp, tạo cảm giác ngon khó cưỡng. Lạp xưởng các bạn có thể chế biến thành các món khác nhau khi lạp xưởng hấp, lạp xưởng chiên,…

Điện máy Mạnh Thắng vừa chia sẻ với các bạn cách làm lạp xưởng đặc sản vùng Tây Bắc. Để xem thêm các sản phẩm khác của Điện Máy Mạnh Thắng, hãy xem tại đây. Chúc các bạn thành công với công thức trên và sẽ có những bữa ăn thật ngon bên gia đình và người thân!