Cách làm giấm bằng chuối tiêu tại nhà cực dễ
Bí quyết làm giấm bằng chuối tiêu tại nhà cực dễ bằng nguyên liệu chuối xiêm hoặc chuối tiêu chín mềm, rượu trắng, nước dừa tươi, nước lọc đun sôi đổ nguội..
- Kem dưỡng trắng da toàn thân kose q10 Nhật Bản
- Giảm 8kg sau sinh bằng đỗ đen rang ngâm giấm đen Nhật Bản
Nội Dung Chính
Hướng dẫn làm giấm bằng chuối tiêu tại nhà cực dễ
Giấm là một loại nguyên liệu có một vai trò quan trọng trong ẩm thực, ta vừa có thể sử dụng giấm để nêm nếm đồ ăn, vừa có thể dùng giấm để sát khuẩn, lại có thể dùng để pha nước chấm thơm ngon.
Ngày nay chúng ta vẫn thường hay mua giấm chế biến sẵn từ các cửa hàng nhưng chúng ta không thể biết được chất lượng các loại giấm đó. Tại sao chúng ta lại không tự làm giấm tại nhà để đảo bảo an toàn cho sức khỏe của của gia đình? Cách làm giấm vô cùng đơn giản, bạn sẽ không mất nhiều thời gian để làm ra một lọ giấm bằng chuối tiêu ngon đâu, mặt khác bạn lại có thể tạo ra hương vị giấm theo đúng khẩu vị của mình. Hãy vào bếp thực hiện làm các loại giấm các bạn nhé.
Phần 1: Chuẩn bị nguyên liệu
– Sáu lạng chuối sứ, chuối xiêm hoặc chuối tiêu chín mềm (Có thể thay chuối bằng quả dứa nhưng giấm làm từ dứa sẽ có màu vàng)
– 100 ml rượu trắng không mùi trên 300 (như rượu Sake, rượu Vodka Nga…)
– Một lít nước dừa tươi
– Nước lọc đã đun sôi để nguội
– Đường cát trắng
Phần 2: Tiến hành làm giấm chuối
– Chuối bóc sạch vỏ
– Cho chuối, rượu và nước dừa vào hũ thủy tinh sạch, thêm nước lọc đến khi đầy 80% thể tích hũ thì dừng lại, đậy nắp hũ và để nơi thoáng mát để hũ lên men. Chú ý không để tiếp xúc ánh sáng mặt trời.
– Sau 45-60 ngày, hỗn hợp sẽ xuất hiện một lớp váng men vi sinh màu trắng đục trên bề mặt và được gọi là con giấm. Càng để lâu thì con giấm càng dày lên và giấm càng chua hơn. Thường xuyên nếm thử đến khi thấy giấm đủ độ chua thì lọc hết con giấm và chiết xuất nước dấm ra. Sau đó lọc nước giấm bằng một tấm vải xô sạch và cho vào lọ bảo quản ở nơi thoáng mát.
– Vẫn để con giấm và xác chuối trong hũ, pha thêm nước đường theo công thức một bát nước đường với sáu bát nước lọc, quấy đều cho đường hòa tan hoàn toàn trong nước rồi đổ nước đường vào hũ xác chuối đến khi đầy 80% thể tích hũ. Lần này thời gian nước đường thành giấm sẽ nhanh hơn và sẽ tạo thành một lớp con giấm khác. Khi giấm đã đủ chua thì lại chiết ra và tiếp tục thêm nước đường theo công thức trên. Lần này làm xong thì thay chuối và làm lại từ đầu nếu muốn tiếp tục làm mẻ giấm khác.
Các vật dụng không nên đựng giấm
Giấm có khả năng trở thành dung môi hòa tan các độc chất trong vật liệu đựng nên giấm ăn cần được bảo quản trong các đồ dùng đảm bảo chất lượng và được phép sử dụng để đựng thực phẩm. Hiện nay có thể phân loại nhựa đựng được giấm như nhựa polyetylen (tốt nhất là màu trắng) và nhựa PET.
Còn nhựa PVC chỉ có thể đựng được các loại thực phẩm trung tính và khô như làm ống dẫn nước, đựng thuốc lá, cà phê, chè… Không thể sử dụng nhựa PVC để đựng dầu ăn, giấm ăn.
– Không nên đựng giấm vào các loại ang sành như dân gian trước kia vẫn sử dụng. Bởi chất liệu chính của ang là đất nung nên chắc chắn trong thành phần vật liệu có chứa các kim loại nặng. Do vậy, khi đựng giấm chắc chắn sẽ tạo nên nguy cơ thôi nhiễm cao.
Nếu vật liệu đựng đảm bảo sạch sẽ, an toàn sẽ tạo nên cái giấm thuần chủng, giúp giấm thơm ngon, có độ chua dịu vừa phải.