Cách dưỡng thai khi bị bóc tách? Bóc tách túi thai bao lâu thì khỏi?

Bóc tách túi thai là biến chứng thai kỳ không ai mong muốn gặp phải. Việc hồi phục chủ yếu phụ thuộc vào chế độ chăm sóc sức khỏe trong giai đoạn này. Trong bài viết dưới đây, Aplicaps hướng dẫn mẹ cách dưỡng thai khi bị bóc tách giúp em bé phát triển tốt nhất.

Bóc tách túi thai là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu

Bóc tách túi thai là tình trạng nhau thai bị tách ra khỏi niêm mạc tử cung và xuất hiện hiện tượng tụ máu xung quanh túi thai. Túi thai bị bóc tách và không bám chắc vào thành tử cung. Quá trình cung cấp dưỡng chất cho sự phát triển của thai nhi bị cản trở. Bóc tách túi thai là một trong những nguyên nhân gây sảy thai trong 3 tháng đầu. Khi mức độ bóc tách càng lớn, thai càng nguy hiểm.

Hiện nay, chưa xác định được nguyên nhân chính gây tình trạng bóc tách túi thai. Tuy nhiên, các yếu tố sau làm tăng nguy cơ bóc tách túi thai ở bà bầu:

  • Mẹ có tiền sử rau bong non, túi thai bóc tách.
  • Huyết áp cao.
  • Tình trạng rối loạn đông máu.
  • Có bất thường ở tử cung: dị dạng, có vách ngăn, u xơ,…
  • Bà bầu nghiện rượu, thuốc lá, các chất kích thích,…
  • Bà bầu bị suy hoàng thể, bệnh tuyến giáp, tiểu đường,…

Khi túi thai bị bóc tách, sản phụ xuất hiện tình trạng xuất huyết âm đạo, đau vùng bụng dưới kèm theo những cơn co thắt.Trong 3 tháng đầu, mẹ nên chủ động đi khám khi xuất hiện một triệu chứng bất thường nào.

Hình ảnh túi thai bị bóc tách

Cách dưỡng thai khi bị bóc tách

Trong trường hợp tỷ lệ bóc tách túi thai thấp, khả năng giữ được thai nhi cao nếu mẹ biết chăm sóc cơ thể đúng cách. Dưới đây là cách dưỡng thai khi bị bóc tách:

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng quyết định phần lớn đến quá trình hồi phục sức khỏe cho mẹ. Do đó, mẹ hãy cẩn thận lựa chọn những thức ăn tốt nhất cho cơ thể.

Bóc tách thai nên ăn gì?

Trước hết, mẹ cần bổ sung dưỡng chất đa dạng cho sự phát triển của thai nhi. Trong thời kỳ mang thai, các dưỡng chất quan trọng nhất giúp trẻ phát triển toàn diện là: Canxi, sắt, acid folic,… Chúng giúp thai nhi khỏe mạnh và ngăn ngừa các biến chứng thai kỳ.

Theo kinh nghiệm dân gian, các thực phẩm rất tốt cho mẹ bầu bị bóc tách túi thai là:

  • Củ gai: Củ gai chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa ngăn chặn quá trình làm tổn thương tế bào của các gốc tự do. Từ đó nó giúp ổn định cơ thể, an thai và dưỡng thai hiệu quả. Củ gai được chế biến bằng cách nướng hoặc sắc lấy nước uống mỗi ngày.
  • Nước lá khoai sọ: Theo Đông y, lá khoai sọ có vị cay, tính mát và có công dụng chữa tiêu chảy, tiêu thũng và giải tỏa tâm trạng cho bà bầu. Lá khoai sọ được chế biến bằng cách thái nhỏ và phơi khô để uống. Mỗi lần sắc 400ml và để cạn còn 100ml uống mỗi ngày.
  • Cháo: Dân gian cho rằng cháo chứa nhiều dinh dưỡng và có tác dụng an thai, dưỡng thai tốt. Các món cháo tốt cho mẹ bầu và thai nhi là cháo hạt sen, cháo cá chép, cháo lươn, cháo hạt sen,…

Cách dưỡng thai khi bị bóc tách

Bóc tách thai không nên ăn gì?

Bên cạnh những món ăn bổ dưỡng, mẹ cần cân nhắc kỹ lưỡng những thực phẩm không nên ăn để bảo vệ thai nhi. Các thực phẩm sau càng làm cho tình trạng bóc tách túi thai trở nên tệ hơn:

  • Thực phẩm sống, tái.
  • Thực phẩm có tính hàn như măng tây, nghêu, sò, ốc,…
  • Đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ.
  • Thực phẩm gây co bóp tử cung như đu đủ xanh, ngải cứu, dứa,…
  • Bia, rượu, nước giải khát có ga hoặc các chất kích thích.

Chế độ sinh hoạt

Khi có các dấu hiệu bị bóc tách túi thai, mẹ nên dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Nếu tỷ lệ bóc tách túi thai lớn, mẹ nên nghỉ ngơi hoàn toàn ở nhà và không nên tham gia các hoạt động bên ngoài.

Mẹ cần hạn chế việc đi lại, mang vác đồ nặng và không nên leo cầu thang.

Không quan hệ vợ chồng cho đến khi thai nhi được ổn định hoàn toàn. Tốt nhất chỉ quan hệ sau khi em bé được chào đời.

Không thực hiện các hành động khiến cho tử cung bị kích thích co bóp như kê tay đầu ngực. Điều này chỉ khiến cho tình trạng bóc tách túi thai trở nên tồi tệ hơn.

Cố gắng giữ cho mình một tinh thần lạc quan. Không nên lo lắng quá nhiều vì nó tạo ra sự căng thẳng, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Mẹ nên dành thời gian đọc sách, nghe nhạc, xem phim,… để giữ tinh thần được thoải mái.

Điều trị

Sự phục hồi chủ yếu phụ thuộc vào chế độ chăm sóc cơ thể mẹ bầu. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kê cho mẹ một số loại thuốc như:

  • Thuốc chống co thắt tử cung.
  • Thuốc nội tiết.
  • Thuốc bổ.

Mẹ nên sử dụng các loại thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được tăng giảm liều hoặc sử dụng thêm các loại thuốc khác.

Mẹ bầu nên đi khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ

Tư thế nằm khi bị bóc tách

Một điều quan trọng khác là tư thế nằm khi bị bóc tách thai. Khi mang bầu, tư thế nằm đã khó khăn, tình trạng bóc tách thai làm cho mẹ trở nên khó khăn hơn. Tư thế nằm thích hợp nhất với mẹ là nằm nghiêng bên trái, chân trái duỗi hoặc hơi co, chân phải đặt trên chân trái.

Đây là tư thế thoải mái nhất cho mẹ. Tư thế này giúp cho hoạt động của tim thuận lợi hơn, máu lưu thông tốt hơn. Hơn nữa,áp lực lên buồng tử cung, các cơ quan cũng được giảm bớt.

Xem thêm: Tư thế nằm khi bị tụ dịch màng nuôi và cách chăm sóc giúp nhanh khỏi

Bóc tách túi thai bao lâu thì khỏi?

Tình trạng bóc tách túi thai xảy ra chủ yếu ở 3 tháng đầu khi thai làm tổ chưa chắc. Tỷ lệ bóc tách càng lớn, thời gian hồi phục càng kéo dài. Khi túi thai bị bóc tách, mẹ bầu thường sẽ được hướng dẫn chăm sóc để giữ lại thai nhi. Túi thai thường sẽ không được “gắn lại 100%”. Nhưng mẹ yên tâm, bé vẫn có thể phát triển bình thường.

Thai bị bóc tách có nguy hiểm không?

Thai bị bóc tách có nguy hiểm không?

Mức độ nguy hiểm với thai nhi phụ thuộc vào tỉ lệ bóc tách túi thai. Mức độ nguy hiểm như sau:

  • Tỷ lệ bóc tách dưới 10%: Tỷ lệ bóc tách thấp, khả năng giữ thai lớn. Mẹ chỉ cần chăm sóc bản thân đúng cách và theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Tỷ lệ bóc tách 10-20%: Thai nhi vẫn có thể tiếp tục phát triển nhưng phụ thuộc vào nguyên nhân và chế độ chăm sóc. Nếu túi thai vẫn đang phát triển thì mẹ không cần quá lo lắng.
  • Tỷ lệ bóc tách 20-30%: Với tỷ lệ bóc tách cao, khả năng giữ lại thai nhi rất thấp. Tỷ lệ giữ lại thai chỉ dao động khoảng 50%.
  • Tỷ lệ bóc tách 50%: Tình trạng này rất nguy hiểm và khó có thể giữ được thai. Tử cung mẹ sẽ bị co bóp kèm theo tình trạng đau bụng dữ dội.

Mong rằng thông qua bài viết mẹ đã nắm được cách dưỡng thai khi bị bóc tách giúp phục hồi nhanh nhất. Nếu mẹ còn đang lo lắng và băn khoăn vấn đề gì về sức khỏe, hãy liên hệ đến tổng đài chăm sóc sức khỏe qua hotline 1900 636 985 (nhánh số 2).