Cách dưỡng thai khi bị bóc tách?

Video BÓC TÁCH TÚI THAI ĂN GÌ NHANH HỒI PHỤC?

Xem thêm: Bóc tách túi thai có nguy hiểm không? Các dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bóc tách túi thai trong 3 tháng đầu thai kỳ là thông tin khiến các bà bầu đứng ngồi không yên. Lo vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe thì ít mà thấp thỏm vì sẽ không giữ được con là nhiều. Nếu tỷ lệ bóc tách dưới 50%, ngoài những lời khuyên của bác sĩ, mẹ cũng cần quan tâm tới vấn đề dưỡng thai khi bị bóc tách.

Thai bị bóc tách là gì?

 

Bóc tách túi thai là hiện tượng có máu tụ quanh túi thai. Tình trạng này dẫn đến dọa sảy thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Đối với hiện tượng bóc tách túi thai, kích thước của vùng bị bóc tách rất quan trọng. Nếu vùng bóc tách chiếm 1/2 túi thai, nó sẽ được gọi là bóc tách 50%, nếu chỉ là 1 góc của túi thai, bác sĩ sẽ đo và báo cho bà bầu biết cụ thể tỷ lệ bóc tách như 5%, 10%, 15%… Tỷ lệ bóc tách càng lớn, khả năng sống sót của phôi thai càng bị đe dọa.

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bị bóc tách túi thai

Ngay cả các bác sĩ chuyên khoa cũng có thể bị nhầm lần trong những tuần đầu thai kỳ về hiện tượng này. Do thai còn quá nhỏ chưa lấp đầy thể tích buồng tử cung nên khoảng trống giữa túi thai và lòng tử cung bị chẩn đoán nhầm là túi thai bị bóc tách. Một số bác sĩ đã nhầm lẫn giữa hiện tượng sinh lý bình thường và một bệnh lý khi siêu âm thai. Nhầm lẫn thường xảy ra vào những tuần đầu thai kỳ, nhất là từ 7-9 tuần.

Nguyên nhân bị bóc tách được lý giải có thể do thai bất thường, thai không thể tiếp tục sống trong bụng mẹ. Theo cơ chế tự nhiên, bào thai đó sẽ chết và bị đẩy ra khỏi tử cung. Bóc tách túi thai trên 50% rất khó giữ được thai. Ngoài ra, còn có thể do:

  • Thai phụ có tử cung dị dạng, tử cung hai sừng, tử cung có vách ngăn…
  • Mẹ bầu mắc phải những bệnh như u xơ tử cung, thường là u xơ tử cung dưới niêm mạc, dính buồng tử cung, lạc nội mạc tử cung trong cơ.
  • Do bà bầu nghiện rượu, cà phê, thuốc lá, các chất kích thích hoặc có những hoạt động quá mạnh.
  • Thai phụ bị nhiễm trùng, nhiễm siêu vi, ký sinh trùng hay nấm, nhiễm chất độc (chì, thủy ngân).
  • Thai phụ bị suy hoàng thể, bệnh lý tuyến giáp, tiểu đường…

Dấu hiệu cơ bản của bóc tách túi thai là ra máu âm đạo. Tình trạng bong tách túi thai cũng thể gây ra hiện tượng đau bụng.

Cách dưỡng thai khi bị bóc tách

  • Hạn chế đi lại, tránh căng thẳng, lo âu
  • Cách dưỡng thai khi bị bóc tách là kiêng quan hệ vợ chồng trong 3 tháng đầu thai kỳ
  • Uống thuốc dưỡng thai theo đúng chỉ định của bác sĩ
  • Ăn thực phẩm dễ tiêu, loãng, uống nhiều nước, tránh tiêu chảy, táo bón.
  • Khi thai có dấu hiệu bị bóc tách, mẹ bầu cũng nên lưu ý đến tư thế nằm. Tư thế nằm khi bị bóc tách là nghiêng bên trái. Và trong toàn bộ thai kỳ, tư thế nằm này cũng tốt cho thai nhi hơn.

Tư thế nằm khi bị bóc tách

Khi thai có dấu hiệu bị bóc tách, mẹ bầu cũng nên lưu ý đến tư thế nằm. Tư thế nằm khi bị bóc tách là nghiêng bên trái. Và trong toàn bộ thai kỳ, tư thế nằm này cũng tốt cho thai nhi hơn. Đồng thời, quan trọng hơn cả là mẹ cần đi đứng, nằm ngồi nhẹ nhàng để không ảnh hưởng tới thai nhi.

Bên cạnh đó, trong tam cá nguyệt đầu tiên, để tránh ảnh hưởng đến thai nhi, mẹ cũng cần kiêng cữ không ăn rau răm, rau ngót, rau má, đủ xanh, vì có chứa chất gây co thắt tử cung, dễ dẫn đến sảy thai. Đồng thời mẹ bầu cũng cần kiêng cữ các đồ ăn sống như cá, tôm sống, đồ chín tái như thịt bò vì có thể nhiễm khuẩn, tiêu chảy, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Dù việc nghỉ ngơi, hay quan tâm đúng đắn tới vấn đề thai bị bóc tách nên ăn gì thì cũng không đảm bảo 100% bóc tách túi thai không tiếp tục tiến triển. Vì vậy, tốt nhất mẹ cần đi khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi chặt chẽ.

Chăm sóc bóc tách túi thai

Bóc tách túi thai từ 10 đến 30%: Nếu như có dấu hiệu bóc tách túi thai nhưng túi phôi vẫn còn và thai nhi vẫn phát triển thì mẹ bầu không cần phải quá lo lắng, cần phải chú ý nghỉ ngơi, tránh đi lại nhiều, tránh những áp lực gây ra căng thẳng stress, kiêng quan hệ tình dục trong thời điểm này, ăn uống bồi bổ theo chỉ định của bác sĩ,…

Với bóc tách túi thai từ 30% trở nên, mẹ bầu cần nghỉ ngơi tại giường, tuân thủ theo đúng y lệnh của bác sĩ

Với tỉ lệ bóc tách túi thai lên đến 50% trở lên: Thai phụ cần chuẩn bị sẵn tâm lý có thể xảy thai bất kỳ lúc nào. Cần trao đổi với bác sĩ để cân nhắc quyết định đình chỉ thai nghén.

Những điều cần lưu ý:

  • Hạn chế việc đi lại và hoạt động quá mạnh, tránh mang vác đồ dùng và không leo lên cầu thang
  • Với những trường hợp bị bóc tách trên 30%, nên nằm lên giường và gác cao chân lên gối
  • Đảm bảo sử dụng các loại thuốc dưỡng thai theo đúng chỉ thị của bác sĩ với liều dùng chuẩn xác. Bởi với mẹ bầu, việc tiếp nhận thuốc vào giai đoạn này cực kỳ nguy hiểm
  • Không dùng tay vê đầu vú, tránh mọi kích thích khiến cho tử cung bị co bóp và làm cho tình trạng bóc tách trở nên nghiêm trọng hơn
  • Cố gắng luôn giữ cho tinh thần tích cực, tránh những việc gây ra sự căng thẳng và những luồng ý kiến tiêu cực. Mẹ bầu có thể dành thời gian đọc sách, nghe nhạc, nghe postcards, xem phim, đọc truyện cười,… để tình thần luôn trong tình trạng thoải mái, luôn nghĩ rằng em bé sẽ khỏe mạnh và không xảy ra bất cứ vấn đề gì
  • Kiêng quan hệ tình dục để bảo vệ sự ổn định của túi thai
  • Luôn tái khám theo đúng lịch trình của bác sĩ đã đưa ra.

Như vậy, trên đây là toàn bộ những chia sẻ về vấn đề cách dưỡng thai khi bị bóc tách. Hi vọng có thể giúp các mẹ bầu & người thân có thêm nhiều kiến thức bổ ích, vững vàng và tự tin hơn khi đối mặt với những hiện tượng không mong muốn trong quá trình mang thai và sinh con sau này! Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.

Xem thêm: