Cách Làm Củ Kiệu Chua Ngọt Đơn Gản Không Cần Phơi Nắng

Mỗi dịp Tết đến nhà nhà đều chuẩn bị 1 hũ củ kiệu chua ngọt giòn ngon. Ngày Tết trên mâm cơm nào là thịt kho, bánh tét, lạp xưởng, giò lụa,… Nếu ăn kèm thêm 1 ít củ kiệu ngâm chua ngọt sẽ giúp bữa ăn thêm ngon miệng và làm cho bữa ăn bớt ngán hơn.

Nhưng thay vì mua kiệu ngâm sẵn bên ngoài thì hãy cùng afoodblogs thử ngay cách làm củ kiệu đơn giản, an toàn mà còn để được lâu bên dưới nhé.

Cách Chọn Mua Kiệu Ngon

Cách chọn củ kiệu ngonCách chọn củ kiệu ngon

Khi chọn kiệu bạn nên chọn mua kiệu Huế sẽ ngon hơn.

Kiệu Huế có phần thân nở thấp eo, đuôi kiệu mảnh, khi bóp vào kiệu cứng chắc.

Nên chọn củ vừa đều nhau kiệu sẽ nhanh thấm hơn.

Cách Làm Củ Kiệu Chua Ngọt Truyền Thống

Nguyên Liệu Làm Kiệu Chua Ngọt

    • 1,5kg củ kiệu
    • 300g đường cát trắng
    • 300g đường phèn
    • 300ml giấm 5%
    • 8g muối
    • 120g muối hạt
    • 1,5 lít nước
    • 1mcf phèn chua

Cách Làm Củ Kiệu Chua Ngọt Truyền Thống

Bước 1: Sơ chế củ kiệu

Đem củ kiệu rửa với 1 -2 lần nước cho sạch đất cát. Rồi cho vào thau ngâm với nước muối pha loãng theo tỷ lệ 1 lít nước : 80g muối.

Cách làm củ kiệu chua ngọtCách làm củ kiệu chua ngọt

Để nước sao cho xâm xấp mặt kiệu và ngâm trong 24h. Sau khi ngâm xong rửa lại nhiều lần với nước cho sạch muối.

Tiếp đến chuẩn bị 1 thau chứa 5 lít nước, thêm vào 5gr phèn chua. Khuấy cho phèn chua tan rồi cho củ kiệu vào ngâm từ 5 – 6h cho củ kiệu được giòn và trắng hơn.

Sau khi ngâm được 6h, bạn xả củ kiệu nhiều lần với nước cho sạch.

Bước 2: Phơi nắng

Phơi nắng từ 4 - 6 tiếngPhơi nắng từ 4 - 6 tiếng

Cuối cùng trãi đều ra rổ và đem củ kiệu đi phơi nắng. Đối với nắng to bạn phơi trong 4h, nắng nhẹ thì phơi trong 6h.

Lưu ý chỉ phơi ráo không phơi quá khô, sẽ rất khó lột vỏ lụa.

Cắt gốc rễ và lột vỏ lụaCắt gốc rễ và lột vỏ lụa

Sau khi phơi đủ nắng, tiếp tục sẽ cắt củ kiệu. Bạn cắt bỏ phần gốc rễ kiệu, chỉ cắt sơ bên ngoài tránh cắt sâu phạm vào bên trong vì làm vậy sẽ không giòn nữa. Cắt bỏ bớt đuôi kiệu và lột lớp màng bên ngoài.

Sau khi đã cắt sạch đem kiệu cân lại để có thể đông đếm lượng giấm đường ngâm cho phù hợp.

Bước 3: Ngâm giấm

Cách-muối-củ-kiệu-chua-ngọtCách-muối-củ-kiệu-chua-ngọt

Cho củ kiệu đã sơ chế vào tô, sau đó đổ giấm ngập mặt kiệu và ngâm ít nhất 8h hoặc ngâm qua đêm. Bạn nên ngâm giấm nuôi củ kiệu sẽ ngon và không gắt mùi.

Nếu không tìm mua được giấm nuôi có thể chọn giấm đóng chai nồng độ 5% có bán tại các siêu thị cũng được nhé.

Bước 4: Ướp đường

Sau khi ngâm củ kiệu với giấm xong, bạn vớt kiệu ra tô mới và tiến hành ngâm với đường.

Với 1kg kiệu thành phẩm mình sẽ ngâm cùng 300g đường cát.

Trộn đều cho củ kiệu thấm đường, dùng màn bọc kín và để 2 ngày cho đường tan hết và thấm vào củ kiệu.

Bước 5: Nấu nước giấm

Nấu nước giấm đườngNấu nước giấm đường

Sau 2 ngày đường ngâm kiệu tan ra hết, bây giờ sẽ tiến hành nấu nước giấm ngâm kiệu.

Cho vào nồi 400ml giấm, 300g đường phèn, 1/2mcf muối và chắc lấy hết phần nước đường ngâm kiệu cho vào.

Lưu ý nếu bạn sử dụng giấm đóng chai thì cho 300ml thôi nhé, vì giấm đóng chai sẽ chua hơn.

Đun sôi hỗn hợp giấm cho tan hết đường rồi tắt bếp để thật nguội.

Bước 6: Muối kiệu

Cách-ngâm-củ-kiệuCách-ngâm-củ-kiệu

Để ngâm kiệu bạn nên chọn hũ thủy tinh để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trước khi xấp kiệu vào hũ bạn nên rửa sạch và ngâm hủ qua nước nóng để tiệt trùng rồi để ráo.

Sau đó xấp củ kiệu vào hủ. Khi nước giấm đường đã nguội hẳn thì cho hết vào hũ kiệu.

Đậy nắp kín để nơi thoáng mát, bạn có thể đem kiệu ra phơi dưới ánh nắng trực tiếp, sau 2 tuấn là có thể sử dụng được.

Bạn nên cho củ kiệu vào ngăn mát tủ lạnh dùng dần, hạn sử dụng từ 8 tháng đến 12 tháng.

Thành phẩm

Thành phẩm củ kiệu chua ngọtThành phẩm củ kiệu chua ngọt

Củ kiệu mới ngâm khi ăn vẫn sẽ hơi gắt vị giấm, nhưng ngâm 1 tháng trở lên kiệu sẽ rất ngon, vị chua dịu lại, màu kiệu trắng hơn.Kiệu giòn thơm, vị chua ngọt rất ngon. Ăn kèm tôm khô lại còn ngon hơn nữa.

Cách Làm Củ Kiệu Chua Ngọt Nhanh Chóng Không Cần Phèn Chua, Không Cần Phơi Nắng

Nguyên Liệu Làm Kiệu Không Cần Phèn Chua

    • 2kg Củ Kiệu
    • 500g đường cát trắng
    • 3,5 chén giấm nuôi

Cách Làm Củ Kiệu Chua Ngọt Không Cần Phơi Nắng

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Củ kiệu mua về rửa thật sạch với 3 – 4 lần nước, rồi cho vào thau nước xấm xấp mặt kiệu cùng 2/3 chén muối hạt và ngâm qua 1 đêm.

Sau đó vớt ra rửa qua 4 -5 lần nước để sạch muối. Lúc này bạn sẽ thấy lớp vỏ lụa đã bong ra, việc lột vỏ lụa sẽ dễ dàng hơn.

Tiến hành lột bỏ vỏ lụa và cắt gốc rễ luôn không như cách truyền thống phơi nắng rồi mới lột sẽ lâu hơn.

Mình chuẩn bị sẵn 1 thau nước vừa sơ chế vừa cho vào thau ngâm, xong rồi rửa lại 1 – 2 lần nước cho sạch, rồi để cho thật ráo nước. Lúc này cân lại thì kiệu chỉ còn khoảng hơn 1kg.

Bước 2: Ngâm giấm đường

Cho củ kiệu ra thau và ướp cùng 200g đường cát trắng, 2 chén giấm nuôi, 2 chén nước. Hoặc bạn cứ đong lần lượt 1 chén giấm 1 chén nước đến khi ngập mặt kiệu là được.

Ngâm kiệu khoảng 6h rồi vớt ra rổ để ráo nước.

Bước 3: Nấu nước giấm ngâm

Cho 500g đường cát vào nồi cùng 2 chén nước lọc, 1,5 chén nước giấm nuôi, 1mcf muối, đun sôi nước giấm và để cho đường tan rồi tắt bếp, để thật nguội.

Bước 4: Ngâm kiệu chua ngọt

Cách-ngâm-củ-kiệu-không-cần-phơi-nắngCách-ngâm-củ-kiệu-không-cần-phơi-nắng

Chuẩn bị 1 hũ thủy tinh đã được xử lý sạch. Xấp củ kiệu vào hủ thủy tinh, cho nước giấm đường vào hũ kiệu, đậy kín nắp.

Bạn có thể cắt thêm vài lát cà rốt bỏ vào ngâm cùng cũng được nhé.

Nếu sân nhà có nắng, bạn đem hũ kiệu ra phơi nắng để củ kiệu ăn ngon hơn và an toàn hơn. Còn nhà không có nắng bạn chỉ việc để nơi thoáng mát khoảng 1 tuần là ăn được.

Thành phẩm

Cách-muối-củ-kiệu-ngonCách-muối-củ-kiệu-ngon

Với cách ngâm này, bạn không cần ngâm với phèn chua cũng không cần phơi nắng mà sẽ vẫn có hũ kiệu trắng giòn thơm ngon.

Chúc các bạn thành công!^^

♥ Cùng tham gia cộng đồng chia sẻ các món ăn ngon độc lạ để đóng góp và lan tỏa kinh nghiệm nấu ăn của các bạn đến cộng đồng yêu thích nấu ăn nhé.