Bộ môn

Các nghiên cứu của Bộ môn Dược liệu hướng tới mục tiêu chính là nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn và hiệu quả trong sản xuất, sử dụng dược liệu và các thuốc từ dược liệu. Từ mục tiêu này, trong những năm qua, các đề tài nghiên cứu của bộ môn tập trung vào các hướng nghiên cứu chính là:

1.   Kiểm nghiệm và tiêu chuẩn hóa dược liệu, các thuốc từ dược liệu

  • Nghiên cứu thành phần hóa học của các dược liệu.
  • Nghiên cứu điều chế chất chuẩn từ dược liệu dùng cho kiểm nghiệm dược liệu và tiêu chuẩn hóa.
  • Nghiên cứu các phương pháp phát hiện giả mạo, các chất không mong muốn trong dược liệu và chế phẩm từ dược liệu.
  • Nghiên cứu xây dựng, nâng cấp các tiêu chuẩn kiểm nghiệm dược liệu và các chế phẩm từ dược liệu bằng các phương pháp hiện đại.
  • Nghiên cứu đánh giá chất lượng dược liệu, chế phẩm từ dược liệu.

2.   Nghiên cứu chiết xuất, tiêu chuẩn hóa các cao định chuẩn, chiết xuất các hoạt chất từ dược liệu phục vụ cho sản xuất công nghiệp

  • Nghiên cứu chiết xuất các cao chiết, các phân đoạn chiết định chuẩn, ổn định, khả thi trong sản xuất công nghiệp.
  • Nghiên cứu tiêu chuẩn hóa các cao định chuẩn theo yêu cầu của y học hiện đại (định tính, định lượng hoạt chất, phát hiện các tạp chất, đánh giá độ ổn định của sản phẩm).

3.   Nghiên cứu hiện đại hóa các dạng thuốc cổ truyền

  • Nghiên cứu hiện đại hóa các dạng thuốc cổ truyền, nâng cao chất lượng thành phẩm bằng các nguyên liệu chuẩn, dạng bào chế, các kỹ thuật bào chế và bao bì đóng gói.
  • Nghiên cứu tiêu chuẩn hóa các chế phẩm thuốc có nguồn gốc tự nhiên.

4.   Nghiên cứu chứng minh tác dụng và phát hiện các tác dụng mới của dược liệu

  • Nghiên cứu tìm và/hoặc chứng minh tác dụng của cây thuốc theo định hướng của các thử nghiệm sinh học.
  • Nghiên cứu xác định các nhóm hoạt chất theo định hướng của thử nghiệm sinh học.

Với định hướng nghiên cứu trên, Bộ môn đã có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước (02), cấp Bộ (03), cấp thành phố (05) và cấp trường (trên 400). Một số đề tài đã được đưa vào ứng dụng