Biện pháp phòng tránh các bệnh về giun sán

Biện pháp phòng tránh các bệnh về giun sán

Giun sán là những ký sinh trùng phổ biến ký sinh trong cơ thể người gây nên nhiều loại bệnh. Giun sán có nhiều loại khác nhau, trong đó có các loại hay gặp ở Việt Nam là sán lá, sán dây (sán lợn), giun đũa, giun kim, giun móc, giun lươn, amip, có loại rất nguy hiểm, có thể làm tử vong như giun đũa, giun xoắn…;

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Những nguyên nhân nhiễm giun sán
Nguyên nhân gây ra bệnh giun sán là do người bị nhiễm phải ấu trùng hoặc trứng của giun, sán qua đường tiêu hóa khi ăn phải các thức ăn có trứng giun, trứng sán.
Người lớn và trẻ em đều có thể mắc bệnh giun sán. Trẻ em hầu hết đều có giun, có nhiều loại giun song trẻ thường hay bị giun đũa và giun kim. Giun có thể bị nhiễm qua đường ăn uống, do ăn thức ăn không đảm bảo vệ sinh, chưa chín kỹ, uống nước chưa đun sôi, ăn các loại rau sống chưa được rửa sạch, qua bàn tay bẩn, qua nguồn nước không vệ sinh và qua sinh hoạt hàng ngày tiếp xúc trực tiếp với môi trường đất. Trẻ em có thể bị nhiễm giun khi đưa đồ chơi bẩn vào miệng, cầm nắm thức ăn không rửa tay trước khi ăn.
Bệnh sán lợn, ấu trùng sán lợn gặp ở nhiều nơi trên thế giới (trong đó có Việt Nam), người mắc bệnh thường do ăn phải thức ăn có nhiễm trứng sán lợn hoặc ấu trùng sán lợn (như thịt lợn gạo) chưa được nấu chín kỹ. Thông thường, ấu trùng sán lợn sẽ chết khi được đun nấu ở nhiệt độ 75o C trong vòng 5 phút hoặc đun sôi trong vòng 2 phút.
Các biện pháp phòng bệnh giun sán
Phòng chống bệnh giun sán ngay từ đầu chính là cách tốt nhất để đảm bảo sức khỏe cho mỗi người và cho cả cộng đồng băng cách:
– Cắt đứt nguồn nhiễm, điều trị người nhiễm, tẩy giun định kỳ. Cần tập thói quen tẩy giun định kỳ cho cả gia đình tối thiểu 6 tháng một lần (ít nhất 2 lần trong năm).
– Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, không nghịch bẩn, thường xuyên tắm rửa, không đi chân đất, không để trẻ bò lê la dưới đất. Cắt móng tay, đi dép thường xuyên, bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

– Không sử dụng thịt lợn ốm để chế biến thực phẩm. Không ăn tiết canh,  thịt lợn tái, các loại gỏi cá, nem chua sống, thịt bò tái, đối với các loại rau sống cần phải ngâm rửa kỹ trước khi ăn. 
– Quản lý phân tươi, nhất là ở những vùng có người nhiễm sán dây lợn trưởng thành. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Không nuôi lợn thả rông.Không sử dụng phân tươi để bón cho cây trồng nhất là các loại rau.
–  Không để ruồi nhặng bậu vào thức ăn. Không để chó, lợn, gà… tha phân gây ô nhiễm môi trường.
– Người mắc bệnh giun, sán cần phải được khám và điều trị triệt để theo đúng phác đồ của Bộ Y tế.

Nguyễn Linh Trang

Giun sán là những ký sinh trùng phổ biến ký sinh trong cơ thể người gây nên nhiều loại bệnh. Giun sán có nhiều loại khác nhau, trong đó có các loại hay gặp ở Việt Nam là sán lá, sán dây (sán lợn), giun đũa, giun kim, giun móc, giun lươn, amip, có loại rất nguy hiểm, có thể làm tử vong như giun đũa, giun xoắn…;Nguyên nhân gây ra bệnh giun sán là do người bị nhiễm phải ấu trùng hoặc trứng của giun, sán qua đường tiêu hóa khi ăn phải các thức ăn có trứng giun, trứng sán.Người lớn và trẻ em đều có thể mắc bệnh giun sán. Trẻ em hầu hết đều có giun, có nhiều loại giun song trẻ thường hay bị giun đũa và giun kim. Giun có thể bị nhiễm qua đường ăn uống, do ăn thức ăn không đảm bảo vệ sinh, chưa chín kỹ, uống nước chưa đun sôi, ăn các loại rau sống chưa được rửa sạch, qua bàn tay bẩn, qua nguồn nước không vệ sinh và qua sinh hoạt hàng ngày tiếp xúc trực tiếp với môi trường đất. Trẻ em có thể bị nhiễm giun khi đưa đồ chơi bẩn vào miệng, cầm nắm thức ăn không rửa tay trước khi ăn.Bệnh sán lợn, ấu trùng sán lợn gặp ở nhiều nơi trên thế giới (trong đó có Việt Nam), người mắc bệnh thường do ăn phải thức ăn có nhiễm trứng sán lợn hoặc ấu trùng sán lợn (như thịt lợn gạo) chưa được nấu chín kỹ. Thông thường, ấu trùng sán lợn sẽ chết khi được đun nấu ở nhiệt độ 75C trong vòng 5 phút hoặc đun sôi trong vòng 2 phút.Phòng chống bệnh giun sán ngay từ đầu chính là cách tốt nhất để đảm bảo sức khỏe cho mỗi người và cho cả cộng đồng băng cách:- Cắt đứt nguồn nhiễm, điều trị người nhiễm, tẩy giun định kỳ. Cần tập thói quen tẩy giun định kỳ cho cả gia đình tối thiểu 6 tháng một lần (ít nhất 2 lần trong năm).- Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, không nghịch bẩn, thường xuyên tắm rửa, không đi chân đất, không để trẻ bò lê la dưới đất. Cắt móng tay, đi dép thường xuyên, bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất.- Thực hiện ăn chín, uống sôi, ăn các thức ăn đã được nấu chín kỹ, chế biến hợp vệ sinh.- Không sử dụng thịt lợn ốm để chế biến thực phẩm. Không ăn tiết canh, thịt lợn tái, các loại gỏi cá, nem chua sống, thịt bò tái, đối với các loại rau sống cần phải ngâm rửa kỹ trước khi ăn.- Quản lý phân tươi, nhất là ở những vùng có người nhiễm sán dây lợn trưởng thành. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Không nuôi lợn thả rông.Không sử dụng phân tươi để bón cho cây trồng nhất là các loại rau.- Không để ruồi nhặng bậu vào thức ăn. Không để chó, lợn, gà… tha phân gây ô nhiễm môi trường.- Người mắc bệnh giun, sán cần phải được khám và điều trị triệt để theo đúng phác đồ của Bộ Y tế.