Bị viêm amidan nên làm gì? Cách phòng ngừa viêm amidan

Bị viêm amidan nên làm gì? Cách phòng ngừa viêm amidan

Bạn khó chịu vì bị viêm amidan? Hãy cùng Bách hóa XANH tìm hiểu khi bị viêm amidan nên làm gì và các cách phòng ngừa chúng.

Viêm amidan là một căn bệnh phổ biến xuất hiện ở mọi độ tuổi, đặc biệt là ở trẻ em. Bệnh sẽ gây các triệu chứng khó chịu xung quanh vùng họng của bệnh nhân.

Trên thực tế, đây là một dạng bệnh lành tính nhưng nếu không chữa trị đúng cách và kịp thời có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng và nguy hiểm. Cùng tìm hiểu chi tiết về căn bệnh này nhé.

1 Viêm amidan là gì?

Amidan là một khối mô mềm nằm ở phía sau hầu họng, có nhiệm vụ ngăn ngừa và bảo vệ các vi khuẩn, virus xâm nhập vào họng. Tuy nhiên, nếu số lượng vi khuẩn quá lớn, lúc đó amidan sẽ không đủ khả năng bảo vệ và bị nhiễm trùng, đó gọi là hiện tượng viêm amidan.

Bệnh trạng có thể xảy ra ở khắp các lứa tuổi, nhưng xuất hiện nhiều nhất là ở trẻ em. Đặc biệt là các trẻ có độ tuổi từ mẫu giáo cho đến thiếu niên. Amidan được chia làm hai loại chính:

  • Viêm amidan cấp tính: Là sự xâm nhập của một loại vi khuẩn hoặc virus vào trong amidan, khiến cho amidan bị sưng và đau rát. Ngoài ra còn xuất hiện hạch bạch huyết ở cổ và hàm.
  • Viêm amidan mãn tính: Là tình trạng viêm amidan kéo dài, liên tục. Có thể do tình trạng viêm amidan cấp tính cứ lặp đi lặp lại gây mãn tính.

Viêm amidan

2 Triệu chứng viêm amidan

Đây là một loại bệnh dễ dàng nhận biết và chẩn đoán thông qua một số triệu chứng sau đây:

  • Amidan bị phì khiến cho việc ăn uống trở nên khó khăn, nói năng không rõ và xuất hiện tình trạng ngáy khi ngủ.
  • Xuất hiện hạch bạch huyết ở cổ, đặc biệt là ở hàm sau thành dưới khiến chúng sưng to và gây đau nhức.
  • Cổ họng bị khô, hơi thở xuất hiện mùi hôi.
  • Hốc miệng có mủ màu trắng hoặc vàng ở amidan và vòm họng. Có hiện tượng bị xuất huyết.
  • Một số triệu chứng khác như sốt, đau đầu, khó tiêu, chán ăn,…

Triệu chứng của viêm amidan

3 Nguyên nhân gây viêm amidan

Theo PGS.TS.BS Lê Minh Kỳ, Phụ trách chuyên môn khoa Tai Mũi Họng BVĐK Tâm Anh, nguyên nhân gây viêm amidan ở người lớn do hệ miễn dịch suy giảm, bị virus, vi khuẩn tấn công.

Do cấu tạo đặc trưng của amidan có nhiều các hốc và khe nên đây là một môi trường thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh xâm nhập và phát triển. Một số nguyên nhân gây viêm amidan như:

  • Có tiền sử đã mắc hoặc đang mắc các bệnh có liên quan đến đường hô hấp như sởi, ho gà,…
  • Liên tục tiêu thụ những thực phẩm không hợp vệ sinh, những thức ăn lạnh như kem, đá, bia lạnh.
  • Môi trường sống bị ô nhiễm, có nhiều khói bụi.
  • Giữ gìn vệ sinh thân thể kém.
  • Nhiễm các loại virus như Adenoviruses, Parainfluenza, Epstein-Barr,…
  • Thời tiết thay đổi thất thường, đột ngột.

Nguyên nhân gây bệnh viêm amidan

4 Bị viêm amidan nên làm gì?

Cách chữa viêm amidan

Cắt amidan

Chỉ nên sử dụng cho các đối tượng bị viêm amidan mãn tính hoặc tái phát liên tục. Ít nhất là xuất hiện 5-7 lần/năm. Theo một nghiên cứu vào năm 2017, việc cắt bỏ amidan có thể làm giảm các ca nhiễm trùng ở trẻ em sau năm đầu tiên phẫu thuật.

Tuy nhiên, một nghiên khác vào năm 2018 lại chỉ ra khi người lớn cắt bỏ amidan khi còn bé sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm và hô hấp về lâu dài. Sau khi phẫu thuật, bạn có thể về nhà ngay trong ngày nhưng cần tĩnh dưỡng từ 1-2 tuần để hồi phục hoàn toàn.

Thực hiện phẫu thuật cắt bỏ amidan

Sử dụng kháng sinh

Nếu bạn nhiễm trùng do một loại virus nào đó, bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng kháng sinh để điều trị. Kháng sinh sẽ giúp tình trạng viêm amidan của bạn được cải thiện nhanh chóng.

Tuy nhiên, nhược điểm của chúng là có thể gây ra hiện tượng kháng kháng sinh cho vi khuẩn, virus và có thể gây một số các tác dụng phụ không mong muốn.

Sử dụng kháng sinh cho bệnh nhân viêm amidan

Bạn cần phải thực hiện theo lộ trình mà bác sĩ đã chuẩn bị dù bạn đã cảm thấy hết đau rát họng và các triệu chứng biến mất hoàn toàn. Nhưng chúng vẫn còn khả năng trở lại và gây ra tình trạng tồi tệ hơn nếu bạn không sử dụng theo liều mà bác sĩ đã kê.

Cách khắc phục viêm amidan tại nhà

Nếu bệnh trạng có dấu hiệu nhẹ, bệnh nhân có thể chữa trị tại nhà bằng một số phương pháp:

  • Nghỉ ngơi, ăn các thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu và phải uống nhiều nước.
  • Có thể sử dụng Paracetamol để giảm tình trạng đau, sốt.
  • Nhỏ mũi bằng thuốc sát trùng nhẹ.
  • Súc miệng bằng các dung dịch kiềm ấm như bicarbonat natri, borat natri hoặc nước muối.
  • Cung cấp nhiều vitamin C cho cơ thể, nâng cao sức đề kháng.

Chăm sóc bệnh nhân viêm amidan tại nhà

5 Cách phòng ngừa viêm amidan

Để tránh tình trạng bị viêm nhiễm amidan và gây ra các biến chứng không mong muốn, chúng ta cần phải thực hiện một số biện pháp phòng tránh như sau:

  • Siêng năng luyện tập thể dục, thể thao, sử dụng các loại thực phẩm chức năng để nâng cao sức đề kháng của bản thân.
  • Biết cách giữ gìn vệ sinh cá nhân cũng như môi trường xung quanh thật tốt. Đặc biệt là vào các mùa dịch về đường hô hấp.
  • Điều trị triệt để các bệnh lý mũi họng khác như viêm mũi, xoang mạn tính, viêm răng miệng.

Các cách phòng tránh viêm amidan

6 Một số câu hỏi thường gặp

Khi nào nên cắt amidan?

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị phù hợp. Nếu sử dụng thuốc tây, đông dược đều không cải thiện và tình trạng bệnh còn nghiêm trọng hơn và tái phát nhiều lần, bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật cắt bỏ amidan, vì vậy cắt amidan là phương pháp cuối cùng điều trị căn bệnh này.

Việc cắt bỏ amidan phụ thuộc vào mức độ của bệnh

Viêm amidan có lây không?

Trên thực tế, bệnh trạng của bệnh lý này không có tính lây lan, nhưng vi khuẩn hoặc virus gây ra bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác thông qua việc ho, hắt hơi.

Vì vậy để phòng tránh, cần có những biện pháp bảo vệ bản thân cũng như những người xung quanh hợp lý.

Sự lây lan của virus gây viêm amidan

Bài viết trên là những thông tin về bệnh viêm amidan và các cách phòng tránh. Mong bài viết sẽ hữu ích và đừng quên theo dõi Bách hóa XANH để có thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé!

Nguồn: Bệnh viện đa khoa Tâm Anh

Chọn mua trái cây tươi ngon bán tại Bách hóa XANH:

Bách hóa XANH