Bí quyết giảm chướng bụng đầy hơi buồn nôn trong vòng một nốt nhạc

Các vấn đề về đường tiêu hóa luôn khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể. Đặc biệt, khi có triệu chứng chướng bụng đầy hơi buồn nôn diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến người bệnh lo lắng, mệt mỏi, gầy sút. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này.

1. Nguyên nhân gây chướng bụng đầy hơi buồn nôn

Chướng bụng đầy hơi buồn nôn là ở bất kì đối tượng nào kể cả trẻ em hay người trưởng thành với những biểu hiện đặc trưng như: bụng căng tức, đầy hơi khó chịu; ợ hơi, ợ chua; buồn nôn, chán ăn, sôi bụng, bồn chồn, khó thở… Hiện tượng này kéo dài không chỉ gây xáo trộn cuộc sống sinh hoạt hằng ngày mà còn tiềm ẩn nhiều nguy hại đối với sức khỏe, đặc biệt khi trẻ bị chướng bụng đầy hơi buồn nôn kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển sau này.

Nguyên nhân dẫn đến chướng bụng đầy hơi đa phần là do thói quen ăn uống không khoa học, tiêu hóa kém, thực phẩm không đảm bảo… Tuy nhiên trong nhiều trường hợp đây là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa. Cụ thể:

1.1. Do thói quen ăn uống

Thói quen ăn uống thiếu khoa học sẽ gây ra những gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Việc ăn quá nhanh, nhai không kĩ, vừa ăn xong đã vội đi nằm ngay… chính là nguyên nhân khiến đầy hơi chướng bụng xuyên ghé thăm bạn. Đặc biệt, một vài phụ huynh muốn dỗ con ăn nên cho trẻ xem phim, nghịch điện thoại trong bữa ăn. Chính thói quen này khiến bé không tập trung ăn uống, ăn vội vàng nên rất dễ dẫn đến chướng bụng đầy hơi buồn nôn.

1.2. Mất cân đối thức ăn

Chế độ ăn nhiều thịt ít rau, thường xuyên ăn đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn, uống nhiều bia rượu, nước ngọt có ga… khiến chúng ta dễ mắc phải chứng chướng bụng đầy hơi buồn nôn và cả táo bón.

1.3. Do bệnh lý về tiêu hóa

Một số bệnh đường tiêu hóa như: trào ngược acid dạ dày thực quản, loét dạ dày hành tá tràng, ung thư dạ dày, viêm niêm mạc dạ dày… cũng có biểu hiện là chướng bụng đầy hơi, buồn nôn. Mà nguyên nhân sâu xa gây ra các bệnh này lại chính là do những thói quen ăn uống phản khoa học.

1.4. Các nguyên nhân khác

Ăn phải thức ăn ôi thiu, thực phẩm quá hạn sử dụng, không đảm bảo vệ sinh thường chứa các độc tố gây loạn khuẩn đường ruột.

Cơ thể suy nhược, mệt mỏi, mất ngủ kéo dài… gây giảm tiết các men tiêu hóa, giảm nhu động đường tiêu hóa và dẫn tới chướng bụng, đầy hơi.

Một số trẻ do khả năng dung nạp lactose (có nhiều trong sữa) kém cũng gây tiêu chảy, chướng bụng đầy hơi, buồn nôn và khó tiêu.

2. Chướng bụng đầy hơi, buồn nôn có nguy hiểm không?

Bị chướng bụng đầy hơi buồn nôn do thói quen ăn uống không khoa học là hiện tượng rối loạn tiêu hóa hết sức bình thường. Chúng thường đến bất ngờ và diễn ra trong thời gian ngắn thì không gây nguy hiểm đến tính mạng. Sau khi điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày, triệu chứng này sẽ tự hết. Thế nhưng trong nhiều trường hợp, triệu chứng này thường xuyên lặp lại và kéo dài nhiều ngày sẽ dẫn đến việc kém ăn, chán ăn, ăn không ngon miệng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người bệnh, đặc biệt là trẻ em có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, chậm lớn.

Bên cạnh đó, bụng bị căng cứng, có cảm giác đau tức bụng liên tục, chướng bụng đầy hơi kéo dài lâu dần sẽ dẫn đến các biến chứng về mặt bệnh lý, tác động đến dạ dày, cơ chế hệ tiêu hóa nguy cơ tiềm ẩn các bệnh như viêm loét dạ dày, viêm hang vị dạ dày, viêm đại tràng, viêm thực quản…

3. Cách xử lý khi bị chướng bụng đầy hơi buồn nôn

Thường người bệnh sẽ có cảm giác ậm ạch khó chị, đầy tức vùng thượng vị sau khi ăn xong và sẽ giảm bớt khi người bệnh trung tiện hoặc đi ngoài. Có thể xuất hiện ợ hơi, ợ chua đi kèm với cảm giác buồn nôn và nôn. Tức phần bụng trên cảm giác bụng chứa đầy nước, đầy hơi, có thể bị tiêu chảy hoặc táo bón kèm theo. Điều chỉnh chế độ ăn của bản thân thì sau một thời gian bệnh sẽ giảm. Nếu tình trạng này diễn ra kéo dài và thường xuyên, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm cần đi khám bác sĩ để được phát hiện và điều trị sớm.

3.1. Thay đổi thói quen ăn uống

Loại bỏ những thói quen không tốt cho tiêu hóa như ăn quá nhanh, vừa ăn vừa nói chuyện, ăn xong đi nằm ngay… Thay vào đó, bạn nên thực hiện ăn chậm nhai kỹ ránh cười đùa trong bữa ăn, ăn đúng bữa, không ăn quá no, ăn xong nên ngồi nghỉ hoặc đi lại nhẹ nhàng để hỗ trợ tiêu hóa thức ăn…

Hạn chế sử dụng thực phẩm gây sinh hơi, các chất kích thích như cà phê, rượu, bia, các loại nước có ga hay các món ăn nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng. Tăng cường bổ sung các thực phẩm dễ tiêu như: khoai lang, mồng tơi, rau đay, sữa chua…

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Dụng cụ chế biến thức ăn cũng cần phải vệ sinh sạch sẽ. Nên rửa tay bằng xà phòng khi nấu ăn và trước khi ăn.

>>Xem thêm: Chướng bụng đầy hơi nên ăn gì?

3.2. Mẹo chữa chướng bụng đầy hơi và buồn nôn

Chườm nóng

Chườm nóng sẽ kích thích lưu thông máu, giảm cảm giác chướng bụng, đầy hơi, đau bụng âm ỉ. Bạn có thể dùng một chiếc khăn sạch nhúng nước nóng, sau đó vắt ráo nước rồi đặt lên bụng trong khoảng 20 phút. Khi khăn nguội thì lặp lại quy trình trên.

Massage bụng

Để giảm lượng hơi trong dạ dày và kiểm soát triệu chứng chướng bụng khó chịu, bạn có thể áp dụng biện pháp massage vùng bụng. Đặc biệt, biện pháp này rất có lợi đối với tiêu hóa của trẻ.

Cách thực hiện đơn giản như sau: Dùng các đầu ngón tay đặt lên bụng, sau đó, xoay tròn các đầu ngón tay theo chiều kim đồng hồ từ rốn ra ngoài bụng. Thực hiện 8 – 10 lần để cải thiện triệu chứng buồn nôn, căng chướng bụng hiệu quả.

Xoa bóp tam tiêu

Tư thế: Nằm ngửa hơi chống chân.

Cách xoa:

  • Xoa hạ tiêu: Một tay nắm lại, tay kia úp lên trên để tăng áp lực. Xoa theo chiều kim đồng hồ từ 10 – 20 lần và ngược lại.
  • Xoa trung tiêu: Thực hiện tương tự như xoa hạ tiêu. Xoa từ 10 – 20 lần mỗi chiều.
  • Xoa thượng tiêu: Xòe một bàn tay và áp lên ngực, tay còn lại úp chồng lên. Xoa theo chiều kim đồng hồ từ 10 – 20 lần rồi đổi chiều ngược lại.
  • Vuốt cạnh sườn: Vuốt từ xương sườn cụt 12 theo bờ sườn đến vùng mỏm xương ức, thực hiện 10 lần mỗi bên.
  • Vuốt bụng: Sau khi xoa tam tiêu xong, hai tay hơi nắm lại để ở vùng hạ tiêu, vuốt lên trung tiêu, rồi thượng tiêu 5 – 10 lần. Động tác này giúp điều hòa khí huyết vùng bụng.
  • Liệu trình xoa bóp: Với cách xoa bóp này bạn có thể tự thực hiện hoặc nhờ người thân xoa đều đặn hàng ngày vào buổi sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ.

3.3. Điều trị chướng bụng đầy hơi buồn nôn bằng thuốc nam

Chữa chướng bụng đầy hơi bằng gừng

Khi bị đầy bụng khó tiêu bạn chỉ cần giã nát một nhánh gừng, vắt lấy nước.Pha nước gừng vừa vắt được này với nước nóng và mật ong rồi uống.

Chữa đầy hơi chướng bụng buồn nôn bằng vỏ quýt

Vỏ quýt (trần bì) là vị thuốc quen thuộc trong Đông y, thường được dùng điều trị đầy bụng khó tiêu, buồn nôn, ợ hơi, tiêu chảy rất tốt.

Cách dùng: Xé vài miếng trần bì, hãm với nước sôi trong 15 – 20 phút. Uống khi nước còn ấm.

Chữa chướng bụng với tía tô

Lá tía tô có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, chữa chứng đầy hơi, buồn nôn, đau bụng cực kì hiệu quả. Cách làm: lấy một nắm tía tô rửa sạch, giã nhỏ vắt lấy nước uống trước và sau bữa ăn. Ngoài ra, bạn cũng có thể nấu cháo tía tô cũng giúp giảm đầy bụng, buồn nôn hiệu quả.

Chữa chướng bụng buồn nôn với quế

Quế có tác dụng xoa bóp dạ dày và kích thích hệ tiêu hóa nên có tác dụng nhanh chóng trong việc trị chứng đầy hơi, ăn không tiêu.

Cách thực hiện: Pha ½ thìa bột quế, 2 thìa thìa mật ong với ly nước ấm. Uống khi thấy chướng bụng khó chịu.

Chữa buồn nôn chướng bụng với bạc hà

Bạc hà có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa và kích thích đường ruột, làm tan các khí hơi trong đường ruột. Uống trà bạc hà hằng ngày sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng bụng dạ yếu, ăn không tiêu.

Giấm táo

Giấm táo chứa lượng lớn axit tự nhiên giúp đào thải độc tố, làm giảm triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng. Mỗi khi có cảm giác khó chịu, bạn chỉ cần pha 3 thìa giấm táo với nước ấm và uống sau khi ăn.

Chanh và baking soda

Nguyên liệu cần một muỗng baking soda, một muỗng nước cốt chanh, hai muỗng cà phê nước gừng ép, trộn lẫn vào nhau, quậy cho đều. Mỗi lần một muỗng nhỏ, ngày uống 2 lần sau khi ăn để giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa hiệu quả.

3.4. Chữa chướng bụng đầy hơi buồn nôn bằng thuốc tây

Trong một vài trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định một vài loại thuốc để trị chướng bụng đầy hơi như thuốc trung hòa dịch axit dạ dày, thuốc hấp thu khí trong ruột, thuốc trị khó tiêu… để thoát khỏi tình trạng này. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần uống men vi sinh giúp thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục.

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc, đặc biệt là ở trẻ em cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý cho trẻ uống thuốc, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi.

3.5. Sử dụng men vi sinh để bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột.

Bổ sung men vi sinh là một trong những cách đơn giản để khắc phục các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như chướng bụng, buồn nôn. Men vi sinh chứa lượng lớn vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa, từ đó giúp khôi phục lại lượng lợi khuẩn đã bị mất đi trước đó. Từ đó giúp bảo vệ đường ruột khỏi các tác nhân gây hại.

Loại men vi sinh được các bác sĩ khuyên dùng có nguồn gốc từ kim chi Hàn Quốc với 2 thành phần lợi khuẩn Probiotics và chất xơ Prebiotics. Trong đó, chức năng của Probiotics là tăng miễn dịch của cơ thể, giúp chống lại những kẻ xâm lược. Còn Prebiotics là những chất xơ hòa tan từ thực vật, đây chính là “thức ăn” của lợi khuẩn. Hai thành phần này kết hợp với nhau mang đến tác dụng tăng tiêu hóa, cải thiện khả năng hấp thu và giảm thiểu nguy cơ rối loạn tiêu hóa ở cả trẻ em và người lớn. Đặc biệt, nó còn giúp tiêu hóa đường lactose đối với những trường hợp không dung hợp loại đường này, nhờ đó nó giúp phòng ngừa triệu chứng chướng bụng, đầy hơi hiệu quả.

4. Khi nào nên thăm khám bác sĩ?

Trong trường hợp các triệu chứng chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn, ợ chua, buồn nôn hoặc nôn xuất hiện liên tục, đi kèm với những cơn đau dữ dội ở vùng thượng vị thì cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

5. Phòng ngừa chướng bụng đầy hơi buồn nôn

Chúng ta thường quan tâm đến các phương pháp điều trị mà quên rằng “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Để triệu chứng đầy bụng, buồn nôn không làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, mọi người cần thực hiện các việc sau:

  • Ăn chín uống sôi, không ăn đồ nguội lạnh, chế biến lại nhiều lần. Nhai kĩ trong khi ăn, không được ăn quá nhanh và nuốt chửng thức ăn.
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, nước ngọt có ga và các loại bánh kẹo chứa nhiều đường… Hạn chế ăn các đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ khó tiêu hóa.
  • Tăng cường bổ sung các loại men tiêu hóa giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa ở dạ dày cùng với lượng men tiêu hóa tự nhiên.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Tích cực rèn luyện thân thể bằng các bài tập nhẹ nhàng vừa giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, vừa giúp phòng ngừa bệnh tật hiệu quả.

>> Xem thêm: Chướng bụng buồn nôn chóng mặt phải làm sao?