Bị đầy hơi chướng bụng kéo dài là triệu chứng bệnh gì?

Táo bón

Táo bón là nguyên nhân phổ biến gây triệu chứng chướng bụng dưới. Thường xuyên bị táo bón có thể gây chướng bụng, đầy hơi, tắc ruột, căng tức bụng. Một số nguyên nhân chính thường dẫn đến táo bón bao gồm:

  • Mất nước, không cung cấp đủ nước cho cơ thể, mất cân bằng điện giải.
  • Chế độ ăn uống không đầy đủ chất xơ tối thiểu.
  • Sử dụng các loại thực phẩm cơ thể không có khả năng dung nạp.
  • Phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai.
  • Rối loạn tiêu hóa chức năng.
  • Thiếu hụt chất dinh dưỡng như magie.
  • Lạm dụng một số loại thuốc.

Phân nằm trong ruột càng lâu, vi khuẩn sẽ càng có nhiều thời gian để phân hủy và lên men. Quá trình lên men và phân hủy sẽ sinh ra khí đồng thời khối phân sẽ cứng và khô hơn. Tình trạng này khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, bụng căng tức và muốn đi ngoài nhưng gặp nhiều khó khăn.

Tích tụ khí trong ruột và dạ dày

Khí được tích tụ trong ruột và dạ dày gây cảm giác đau, khó chịu và đầy bụng. Trong một số trường hợp, người bệnh còn có cảm giác dị vật bị mắc kẹt bên trong ruột.

Nguyên nhân gây tích tụ khí trong ruột có thể bao gồm:

  • Quá trình ăn quá nhanh, ăn quá no, nhai kẹo cao su, hút thuốc.
  • Tiêu hóa thức ăn có chứa các loại rau họ cải như súp lơ, bông cải xanh và bắp cải.
  • Uống nước ngọt có gas, rượu bia.
  • Nhiễm trùng dạ dày.
  • Bệnh Crohn.

Trong phần lớn các trường hợp, khí sẽ được tự động đào thải và làm giảm triệu chứng đầy hơi, chướng bụng sau vài giờ.

Chứng khó tiêu

Chứng khó tiêu là thuật ngữ y học mô tả tập hợp các triệu chứng xảy ra trên thực quản, dạ dày và tá tràng bao gồm chướng bụng buồn nôn, đầy bụng, cảm giác ăn nhanh no và khó chịu ngay sau bữa ăn.

Ăn quá nhiều, ăn nhanh, lạm dụng rượu bia, thuốc gây kích ứng dạ dày như ibuprofen hay dấu hiệu của triệu chứng nhiễm trùng dạ dày nhẹ là các nguyên nhân phổ biến gây chứng khó tiêu. Ngoài ra, chứng khó tiêu cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh lý tiêu hóa nghiêm trọng khác như loét dạ dày – tá tràng, bệnh ung thư tiêu hóa hoặc suy gan.

Ngoài chướng bụng trên, chứng khó tiêu còn kèm theo các triệu chứng khác như:

  • Ợ hơi.
  • Đầy hơi.
  • Cảm giác muốn đi ngoài nhanh chóng.
  • Chóng mặt.

Nhiễm trùng

Nhiễm trùng dạ dày có thể gây tích tụ khí tạo cảm giác đầy bụng. Vi khuẩn Escherichia coli, Helicobacter pylori (nguyên nhân chính gây viêm dạ dày), các loại virus norovirus, rotavirus là các nguyên nhân phổ biến gây nhiễm trùng dạ dày.

Nhiễm trùng đường ruột, đặc biệt là nhiễm ký sinh trùng như giardia, bệnh giun chỉ và giun móc cũng có thể gây triệu chứng đầy bụng.

Ngoài đầy bụng, nhiễm trùng đường tiêu hóa có thể kèm theo các triệu chứng khác như:

Tùy thuộc vào nguyên nhân, nhiễm trùng tiêu hóa có thể tự khỏi sau vài ngày hoặc người bệnh cần đến bác sĩ để thăm khám và điều trị. Tuy nhiên đối với các bệnh nhân có sức đề kháng yếu, đã từng mắc bệnh hoặc có bệnh nền thì bệnh sẽ tiến triển nặng, người bệnh nên đến gặp bác sĩ khi xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm như:

  • Sốt.
  • Đi ngoài ra máu.
  • Nôn nhiều và thường xuyên.

Hội chứng không dung nạp thực phẩm

Một số người bị đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng sau khi sử dụng một số loại thực phẩm mà cơ thể không có khả năng chuyển đổi và hấp thu. Các hội chứng không dung nạp phổ biến nhất là lactose, gluten, các carbohydrate khác hoặc bệnh Celiac.

Hầu hết các triệu chứng thường sẽ tự biến mất sau khi ngừng sử dụng các thực phẩm gây hội chứng không dung nạp. Tuy nhiên, người bệnh cũng có thể bị đau dạ dày, tiêu chảy ngay sau đó.

Đối với những người mắc hội chứng không dung nạp thực phẩm, tốt hơn hết là nên hạn chế sử dụng hoặc tránh dùng các loại thực phẩm không thể chuyển đổi, tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và chức năng của ruột.