Bé ho nhiều phải làm sao? Mách mẹ mẹo hay trị ho cho bé

Bé ho nhiều phải làm sao? Có nên mua thuốc điều trị không?

Khi bạn nghĩ con ho do cảm, bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ uống bất kì loại thuốc nào. Hầu hết bác sĩ không khuyến khích việc tự ý cho trẻ nhỏ uống thuốc. Theo Hiệp hội nhi khoa Hoa Kỳ, bố mẹ không nên tự ý cho trẻ uống thuốc khi trẻ nhỏ hơn 4 tuổi. Và thậm chí trẻ từ 4 đến 6 tuổi cũng nên uống thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.

Vậy, trẻ bị ho thì phải làm sao hay trẻ con ho nhiều làm thế nào? Trường hợp nào nên mua thuốc trị ho cho bé?

Khi trẻ trên 6 tuổi, bạn có thể cho trẻ uống thuốc cảm mua ở nhà thuốc, chỉ cần bạn chú ý liều lượng thuốc thích hợp với tuổi của trẻ và đúng hướng dẫn của thuốc. Bạn không nên cho trẻ uống nhiều hơn 2 loại thuốc cùng một thời điểm bởi vì trong thuốc có rất nhiều thành phần khác nhau và đôi khi bạn sẽ vô tình cho con uống một loại chất nào đó có trong thuốc quá nhiều, dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn.

Ngoài ra, bạn cũng không nên tự ý dùng thuốc chặn đứng cơn ho hoặc thuốc kháng sinh. Mặc dù thuốc có thể “chặn đứng” các cơ ho tức thời nhưng nó sẽ làm quánh đờm và mất phản xạ tống đờm ra khỏi đường thở khiến các triệu chứng nặng hơn.

Thực tế, ho không xấu, ho chỉ là một phản xạ bảo vệ phổi để tống đờm rãi và những vật lạ ra khỏi đường thở. Do đó, bác sĩ thường chỉ điều trị nguyên nhân chứ không tìm cách cắt cơn ho trừ khi bé bị ho nhiều làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe.

Bé ho nhiều phải làm sao? Có cần đi khám bác sĩ khi trẻ bị ho không?

Không hẳn cơn ho nào cũng cần được thăm khám đặc biệt. Bạn cần đưa trẻ đến bác sĩ khi trẻ bị ho và có một trong số các đặc điểm như:

  • Trẻ nhỏ hơn 3 tháng
  • Trẻ thở nhanh hơn thường hoặc khó thở
  • Khò khè
  • Ho có nhầy vàng, xanh hoặc đỏ như máu
  • Sốt hơn 38°C khi 3 – 6 tháng
  • Sốt hơn 39°C khi 6 tháng
  • Trẻ có bệnh mãn tính như tim, phổi
  • Ho đến nôn ói
  • Ho dai dẳng sau khi nghẹt thở vật gì đó.

Như vậy, bạn đã biết được bé bị ho phải làm sao hay bé ho nhiều phải làm sao. Kế đến, bạn cần nắm rõ những lưu ý trong quá trình điều trị để chữa bệnh ho cho bé hiệu quả.

Khi trẻ bị ho, bạn cần lưu ý gì khi điều trị?

bé ho nhiều phải làm sao: lưu ý khi điều trị

Một số lưu ý khi điều trị cho bé bị ho nhiều:

  • Kẹo ngậm hoặc thuốc ho có thể giúp giảm đau họng do ho. Bạn lưu ý chỉ sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh với trẻ từ 4 tuổi trở lên.
  • Các loại thuốc ho và thuốc cảm lạnh không kê đơn không phù hợp với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bạn không nên sử dụng các loại thuốc này cho trẻ dưới 6 tuổi vì nguy cơ xuất hiện các phản ứng phụ.
  • Bố mẹ không cho trẻ em 1 tuổi hoặc nhỏ hơn uống các loại thuốc ho có chứa mật ong. Trẻ dưới 4 tuổi uống thuốc ho cần phải có chỉ định của bác sĩ.
  • Hạn chế các loại thực phẩm sau trong chế độ ăn uống của trẻ: chocolate, bạc hà, đồ rán, cay, thức ăn béo, các chất gây kích thích hay thức uống có ga.
  • Tốt nhất, bạn nên cho trẻ ăn ít nhất hai giờ trước khi đi ngủ và chia nhỏ bữa ăn. Nếu tình trạng trẻ bị ho không thuyên giảm, bạn nên đưa bé đến bác sĩ để điều trị kịp thời.

Câu hỏi bé ho nhiều phải làm sao có lẽ không còn là băn khoăn đối với các mẹ sau khi đọc những thông tin trên. Tiếp theo đây, mời các mẹ cùng tìm hiểu các cơn ho thường gặp ở trẻ.

Phân loại các cơn ho thường gặp ở trẻ

Trẻ bị ho khan: Gây ra bởi các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên (mũi và cổ họng) như cảm lạnh, cúm. Trẻ bị ho khan cũng có thể là dấu hiệu sớm của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới như viêm phế quản hoặc viêm phổi. Ngoài ra, trẻ bị ho cũng có thể là do tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc lá hoặc các chất kích thích.

Trẻ ho ra đờm: Gây ra bởi các chất tiết dịch và chất nhầy trong đường hô hấp dưới. Nguyên nhân thường gặp khiến bé ho đàm là nhiễm trùng và bệnh hen suyễn. Cơn ho sẽ loại bỏ chất dịch qua đường hô hấp dưới.

Trẻ bị ho gà: Thường có các triệu chứng tương tự như cảm lạnh, nhưng các cơn ho dần dần sẽ trở nên nặng hơn, đặc biệt là vào ban đêm, âm thanh phát ra nghe giống những tiếng rít. Những cơn ho thường xuyên kéo dài 5–15 lượt. Các cơn ho nhanh chóng chuyển sang hiện tượng khó thở và mặt bé sẽ trở nên xanh tím vì thiếu oxy.

Ho là căn bệnh rất khó dứt điểm không chỉ ở người lớn mà cả trẻ em. Một khi đã hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng của cơn ho, các bậc phụ huynh sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm ra phương pháp điều trị. Hy vọng bài viết đã giúp bạn biết được bé ho nhiều phải làm sao.