Bé 9 tháng tuổi biết làm gì? Cách chăm sóc bé 9 tháng tuổi?

Bé 9 tháng tuổi sẽ có những thay đổi nhất định. Bố mẹ hãy cùng tìm hiểu bé 9 tháng biết làm gì qua bài viết sau để thiết lập chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc thế nào để con lớn lên mạnh khỏe và phát triển toàn diện.

Khi bé được 9 tháng tuổi, con yêu sẽ đạt được một vài cột mốc phát triển nhất định. Vậy đó là gì và bố mẹ nên thiết lập chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc thế nào để con lớn lên mạnh khỏe và phát triển toàn diện? Hãy cùng tìm hiểu bé 9 tháng biết làm gì qua bài viết sau nhé.

Bé 9 tháng tuổi biết làm gì?

Kỹ năng ăn, ngủ

9 tháng tuổi là gia đoạn bản tính tò mò và thích khám phá của bé bộc lỗ rõ. Bé sẽ cảm thấy hứng thú và muốn thử tất cả đồ ăn hoặc đơn giản chỉ là cầm và ném thức ăn văng khắp sàn.

Mặc dù thế, bố mẹ cũng không nên sợ bẩn, phải lau lọn mà bắt bé phải bó buộc trong một khuôn khổ nhất định, hãy để cho bé tự ăn, tự quyết định sẽ ăn bao nhiêu, ăn những thức ăn gì và cách ăn như thế nào, hãy để bé được dùng tay cầm nắm thức ăn như ý thích của con. Cách làm này sẽ giúp bố mẹ biết được sở thích ăn uống của con và tạo môi trường ăn uống tự chủ, thoải mái từ đó bé sẽ ăn uống ngon miệng hơn.

Lúc buồn ngủ bé có thể cáu gắt và mệt mỏi, hãy chú ý đến các biểu hiện cảm xúc để cho bé đi ngủ đúng lúc và giấc ngủ cũng sẽ ngon hơn.

Bé 9 tháng tuổi thích được ăn theo sở thích

Vận động và thể chất

Sự phát triển về thể chất và khả năng vận động của bé 9 tháng tuổi sẽ được thể hiện qua các hành động như sau:

  • Bé chuyển từ tư thế nằm sấp sang tư thế ngồi.
  • Tập đứng lên bằng cách bám vào đồ vật như quây cũi, bàn, ghế sofa, cửa,
  • Bò và trườn trên mặt đất.
  • Một số trẻ còn sáng tạo ra kiểu bò của riêng mình, ví dụ như: bò bằng một chân, bò bằng mông và 2 tay.
  • Khám phá đồ đạc trong nhà bằng cách bò xung quanh.
  • Đứng lên mà không cần sự trợ giúp.
  • Đã đi được hoặc đang thực hiện những bước chập chững.
  • Dùng tay để chỉ hoặc với lấy những thứ mà trẻ muốn.
  • Có thể cầm thức ăn và tự ăn.
  • Vẫy tay chào tạm biệt.
  • Lăn từ trước ra sau và ngược lại.

Bé tập đứng lên bằng cách bám vào đồ vật

Hoàn thiện kỹ năng nói

Thông thường, khi bước sang tháng thứ 9, bé sẽ có xu hướng tập nói nhiều hơn, bố mẹ sẽ bất ngờ khi thấy bé ê a nhiều hơn mà không cần ai hỏi chuyện, giọng bé trở nên cao vút, bé ồn ào hơn.

Ở giai đoạn này, trẻ đã biết chú ý khi nghe thấy âm thanh lạ hoặc âm thanh người khác nói chuyện. Bé cũng có sở thích nhìn miệng của người nói và sẽ ê a theo.

Để giúp kỹ năng giao tiếp của trẻ phát triển tốt nhất thì cha mẹ hãy giao tiếp với bé nhiều hơn, kể cho bé nghe những câu chuyện, hát cho bé nghe sẽ giúp phát triển ngôn ngữ nhanh hơn.

Nhận thức

Trẻ 9 tháng tuổi có thể nhìn rõ màu sắc, bắt đầu bộc lộ rõ những sở thích cụ thể về khẩu vị, có những món thích và những món không thích. Bé cũng thể hiện sự tò mò, khám phá cách mọi thứ hoạt động.

Khi bước sang giai đoạn này, bé đã có thể bày tỏ cảm xúc lo lắng, sợ hãi khi chia tay người thân, không cho người lạ bế.  Bé 9 tháng tuổi còn có thể nhớ vị trí của một số đồ vật trong nhà nên bố mẹ không thể lừa trẻ bằng trò chơi dấu đồ vật ra khỏi tầm nhìn nữa.

Cảm xúc của bé

Em bé 9 tháng tuổi sẽ bỗng nhiên bám mẹ hơn hẳn, đòi ở cạnh mẹ cả ngày vì lúc này bé đã nhận biết được khuôn mặt mẹ, cảm nhận rõ được sự an toàn khi có mẹ ở bên. Bởi vậy, bé cũng biết sợ hãi và la hét khi gặp người lạ, Những biểu hiện cảm xúc như yêu, thương, ghét của bé cũng rõ ràng hơn trong giai đoạn này.

Em bé 9 tháng tuổi sẽ bỗng nhiên bám mẹ hơn

Lưu ý cho bố mẹ khi chăm sóc trẻ 9 tháng tuổi

Bố mẹ phải quan sát cảm xúc của bé và chắc chắn rằng bé thấy hứng thú với trò chơi mà bạn đề ra, không nên ép bé phải thực hiện theo ý của bố mẹ mà hãy thay đổi một hoạt động khác mà bé thấy hứng thú hơn.

Làn da các bé 9 tháng tuổi rất nhạy cảm. Do đó, bố mẹ cần đảm bảo các món đồ chơi bạn sử dụng có bản thành phần an toàn, không chứa hóa chất độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Hãy luôn để mắt đến bé, không được lơ là dù chỉ là 1 giây bởi giai đoạn này, bé rất thích khám phá. Không chỉ thế, bé còn hay có thói quen cho đồ vật vào miệng. Chính vì thế, hãy chắc chắn rằng bé luôn nằm trong sự giám sát của bạn suốt quá trình diện ra trò chơi.

Ngoài ra, khi bé hoạt động, bố mẹ nên để trẻ đi chân trần bởi việc làm này sẽ giúp trẻ giữ tư thế đúng trong quá trình tập đi. Bên cạnh đó, đi chân trần còn tạo cơ hội để bé tăng khả năng xử lý các cảm giác xúc giác vì bàn chân của trẻ 9 tháng tuổi thường rất nhạy cảm.

Nếu trẻ 9 tháng tuổi chưa biết ngồi thì bố mẹ nên theo dõi và đưa con đến gặp bác sỹ để có phương pháp xử lý kịp thời.

Với những thông tin trên đây, hi bọng các bố mẹ đã biết được bé 9 tháng tuổi biết làm gì và biết cách chăm sóc, dạy bảo các bé phát triển toàn diện.

5/5 – (1 bình chọn)

Share