Bé 2 tháng tuổi biết làm gì và lời khuyên để trẻ phát triển tốt hơn

2 tháng tuổi được xem là giai đoạn cực kỳ quan trọng khi các giác quan của trẻ đã nhận thức được mọi sự vật xung quanh. Vậy bé 2 tháng tuổi biết làm gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

bé 2 tháng tuổi biết làm gì

Bé 2 tháng tuổi biết làm gì?

Bước sang giai đoạn 2 tháng tuổi, bé cưng sẽ có những thay đổi khiến mẹ bất ngờ đấy. Bởi lúc này các giác quan dường như đã nhận thức được mọi thứ xung quanh. Con cũng biết cách thể hiện cảm xúc thích, ghét và nhận diện được khuôn mặt người thân. Cụ thể trẻ 2 tháng tuổi biết làm gì? Cùng khám phá trong phần thông tin dưới đây nhé!

Về thể chất

Trung bình, bé 2 tháng tuổi sẽ dài thêm 3.81cm và tăng thêm 0.9kg. Bên cạnh đó, sự tăng trưởng này có sự khác nhau giữa bé trai và bé gái.

  • Bé gái: Nặng khoảng 5.12kg và cao 57.1cm

  • Bé trai: Nặng khoảng 5.57kg và cao 58.4cm

Về giấc ngủ

Bước sang giai đoạn 2 tháng tuổi, giấc ngủ của con sẽ kéo dài hơn, từ 50 – 60 phút. Theo đó, tổng thời gian ngủ trung bình của trẻ sẽ dao động từ 14 – 17 giờ/ngày. Từ giữa tuần thứ 6 – 8, con sẽ thức nhiều hơn vào ban ngày và bắt đầu có giấc ngủ đêm dài hơn.

Giấc ngủ của trẻ 2 tháng tuổi

Khả năng vận động

Bé 2 tháng tuổi biết làm gì? Khả năng phối hợp hoạt động tay chân của bé đang dần thuần thục. Mẹ sẽ thấy bé không chịu nằm yên mà luôn cựa quậy, thi thoảng còn xòe rộng bàn tay và cầm nắm những vật xung quanh. Một số bé có sở thích vung chân hoặc cho tay vào miệng. Đặc biệt, trẻ 2 tháng tuổi đã có cơ cổ khá cứng cáp. Khi đặt nằm sấp, bé có thể ngước đầu lên, nghiêng sang hai bên. Đây là cách để bé khám phá, quan sát mọi thứ xung quanh.

Về các giác quan

Không chỉ trở nên nhanh nhẹn hơn, khi khám phá “bé 2 tháng tuổi biết làm gì?”, các mẹ còn biết giác quan của bé còn đang dần hoàn thiện. Cụ thể, về thính giác, con đã biết cách phản ứng lại với giọng nói của cha mẹ, âm thanh từ đồ chơi. Về khả năng thị giác, con có thể nhìn chăm chú vào đồ vật cách xa khoảng 20 – 25cm và linh hoạt hơn khi đồ vật di chuyển. Đặc biệt, về vị giác, mẹ sẽ thấy biểu cảm thật đáng yêu khi nếm phải vị đắng, ngọt, chua,… Con đã biết phản ứng lại với các hương vị khác nhau.

Khả năng giác quan của trẻ 2 tháng tuổi

Kỹ năng giao tiếp

Mẹ sẽ thấy bất ngờ khi khám phá “trẻ 2 tháng biết làm gì?” khi biết con đã biết giao tiếp. Mặc dù chưa thể nói cũng như hiểu, những bé đã có sự tương tác với những gì ba mẹ nói qua âm thanh “á… ú… ớ” rất ngộ nghĩnh.

Thể hiện cảm xúc

Con sẽ vui khi gặp ba mẹ và ngược lại cáu kỉnh, quấy khóc khi người lạ muốn bế. Điều này cho thấy, trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi biết làm gì – con đã biết thể hiện cảm xúc của mình một cách rõ ràng hơn.

Hướng dẫn chăm sóc bé 2 tháng tuổi

Bên cạnh thắc mắc 2 tháng tuổi bé biết làm gì, nhiều ba mẹ còn quan tâm đến cách chăm sóc trẻ trong giai đoạn này. Cùng Fitobimbi tìm hiểu nhé!

Dinh dưỡng cho trẻ 2 tháng tuổi

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, trẻ sơ sinh nên được bú sữa mẹ hoàn toàn ít nhất trong 6 tháng đầu đời. Đối với trẻ 2 tháng tuổi, bé cần bú 6 – 8 cữ/ngày, tương đương với 340 – 454ml sữa. Các cữ bú nên cách nhau từ 3 – 4 giờ để đảm bảo bé không quá no hoặc quá đói trước khi ăn cữ mới.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng duy nhất cho trẻ

Giấc ngủ

Giấc ngủ của bé 2 tháng đang dần hình thành, nhưng chưa được nhất quán nên cần sự chăm sóc từ ba mẹ.

  • Thời gian ngủ hiệu quả nhất dành cho bé là từ 6h30 – 7h. Việc ngủ đúng giờ sẽ giúp con đạt được chất lượng giấc ngủ lý tưởng

  • Tạo không gian thoải mái, dễ chịu giúp con ngủ ngoan. Phòng bé nên được treo rèm cửa che nắng vào ban ngày, tắt điện hoặc sử dụng đèn ngủ vào ban đêm để giấc ngủ của bé không bị làm phiền

  • Kể chuyện, đọc sạch cho bé trước khi ngủ. Một giọng kể nhẹ nhàng như một sự giao tiếp tâm hồn với con yếu là một phương pháp hiệu quả giúp trẻ ngủ sâu giấc hơn

  • Ngoài ra, để giúp bé ngủ ngon, ba mẹ có thể áp dụng các cách khác như massage, hát ru hoặc ủ ấm

Lời khuyên của bác sĩ để bé 2 tháng tuổi phát triển tốt hơn

Mẹ đã nắm rõ “bé 2 tháng tuổi biết làm gì” chưa?, sau đây là một số lời khuyên từ bác sĩ để bé phát triển tốt hơn.

  • Dỗ dành bé khi khóc: Mẹ có thể bật nhạc hoặc chủ động hát một bài hát bất kỳ. Với gia đình có điều kiện thì nên sắm máy tạo tiếng ồn trắng để giúp bé đi vào giấc ngủ tốt hơn

  • Tiếp xúc da kề da: Da chạm da là một phương pháp giao tiếp quan trọng giữa bé và người thân xung quanh. Đây như một cách vồ về nhẹ nhàng giúp bé thư giãn và cảm thấy vui vẻ, ít quấy khóc và căng thẳng hơn. Bên cạnh đó, tiếp xúc da kề da cũng thúc đẩy sự trưởng thành của các hạch hạnh nhân nằm sâu trong trung tâm não. Điều này tốt cho quá trình hình thành cảm xúc, kích thích hệ thần kinh giao cảm và khả năng ghi nhớ

  • Tạo điều kiện để bé vận động: Để nâng cao khả năng vận động của bé, ba mẹ có thể Tạo điều kiện để bé vận động: Để nâng cao khả năng vận động của bé, ba mẹ có thể cho trẻ nằm sấp và đặt đồ chơi nhiều màu sắc hoặc phát ra âm thanh trước mắt. Nhấc món đồ chơi ra xa để trẻ ngẩng đầu nhìn theo. Hoạt động này sẽ mang lại tác động tích cực đến sự phát triển của các cơ vùng cổ

  • Tạo cho con cảm giác an toàn: Thường xuyên bế trẻ khỏi nôi và ôm, âu yếm con vào lòng mỗi khi trẻ cảm thấy khó chịu, bức rức

  • Khuyến khích trẻ nói chuyện: Ba mẹ hãy thể hiện sự phấn khích, quan tâm, chú ý khi trẻ bi bô hoặc phát ra bất cứ âm thanh nào. Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể bắt chước giọng của trẻ nhưng nên dùng những từ có nghĩa

  • Đọc sách cho con nghe: Ba mẹ nên nhớ rằng, đọc loại sách nào không quan trọng bằng việc trẻ được lắng nghe giọng nói của bạn

Trên đây là giải đáp thắc mắc “bé 2 tháng tuổi biết làm gì?”. Đến giai đoạn này, còn đã bắt đầu phát triển về các giác quan trên cơ thể. Mặc dù chưa có sự thay đổi rõ ràng, nhưng đó là nền tảng tạo cơ hội cho con thể hiện nhiều hơn trong tương lai.