Báo cáo Marketing Nielsen 2022: Brand awareness vẫn là xu hướng dẫn đầu

Nielsen đã chính thức đưa ra báo cáo về các xu hướng marketing toàn cầu tác động đến người người tiêu dùng trong năm 2022. Brand awareness vẫn là ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp, nhưng điều này không còn dễ dàng thực hiện như xưa.

Năm 2022 là giai đoạn kinh tế bắt đầu có dấu hiệu hồi phục, các doanh nghiệp tiếp tục thực hiện nhiều chiến dịch dài hơi nhằm tiếp thị sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng.

Song song đó, hành vi của người tiêu dùng cũng đã thay đổi. Chính vì vậy, báo cáo của Nielsen được xem như chỉ dẫn cần thiết nhằm giúp doanh nghiệp định hướng được chiến lược một cách đúng đắn đồng thời mở rộng quy mô và thúc đẩy tăng trưởng. 

1. Tầm quan trọng của nhận thức về thương hiệu 

Các chuyên gia marketing trên toàn cầu đã thống nhất với nhau rằng việc xây dựng nhận thức thương hiệu hiện đang là mục tiêu hàng đầu của bất kỳ doanh nghiệp nào. Ngày nay, các kênh truyền thông được phân mảnh qua nhiều hình thức khác nhau như TV, mạng xã hội… đã mở ra nhiều cơ hội để các marketer có thể tăng độ nhận diện thương hiệu. Do đó doanh nghiệp cần biết cách tận dụng để tiếp cận nhiều đối tượng nhất có thể. 

Tầm quan trọng của nhận thức về thương hiệu (Nguồn: Nielsen 2022) (page 6 – Báo cáo)

Một vài lời khuyên được đưa ra cho các marketer đó là hãy luôn quan tâm tới người dùng trên các nền tảng cũng như các kênh mà họ dành thời gian. Rất nhiều chiến lược tiếp thị truyền thống dần ít xuất hiện hơn do hầu hết mọi người đều chuyển dịch qua hình thức mua sắm trực tuyến. Điều này đã làm tăng tầm quan trọng của truyền thông trong việc duy trì nhận thức của khách hàng về thương hiệu.

Bên cạnh đó, những người làm truyền thông cũng cần dựa vào khả năng tiếp cận khách hàng đại chúng thông qua các kênh kỹ thuật số. Các chuyên gia nhận định truyền hình tuyến tính là một cách hiệu quả thúc đẩy doanh số bán hàng, tuy nhiên nhưng các kênh tương tác trực tuyến hay livestream ngày càng nổi trội, giúp thu hút khách hàng tiềm năng nhiều hơn.

Tìm hiểu thêm: Các bước xây dựng kế hoạch truyền thông thương hiệu hay và hấp dẫn

2. Những yếu tố tác động đến Tài sản thương hiệu (Brand equity)

Bên cạnh sự phát triển đa dạng của các kênh truyền thông, việc người tiêu dùng hạn chế tương tác và giao tiếp trực tiếp đã khiến một số yếu tố thuộc Brand equity (tài sản thương hiệu) đang bị trở nên mờ nhạt sau đại dịch Covid. Việc khách hàng không thường xuyên mua sắm tại những cửa hàng vật lý làm tỉ lệ nhìn thấy sản phẩm nằm trên kệ hay biển hiệu, slogan, hình ảnh quảng cáo trên phố giảm mạnh so với giai đoạn dịch bệnh chưa xuất hiện.

Các yếu tố thuộc tài sản thương hiệu trở nên mờ nhạt (Nguồn: Nielsen 2022) (page 7 Báo cáo)

Ngoài ra, việc các sàn thương mại điện tử phát triển một cách mạnh mẽ, đặc biệt trong những năm gần đây với hàng loạt ma trận “hàng hóa” dài vô tận cũng khiến nhiều thương hiệu phải thay đổi chiến lược nếu muốn sản phẩm của mình nổi bật và thu hút khách hàng mục tiêu. Song song đó, thực trạng chuỗi cung ứng đang bị gián đoạn tại một số quốc gia cũng khiến sự hiện diện của thương hiệu giảm mạnh, buộc người tiêu dùng phải tìm các sản phẩm thay thế.

Do đó, việc các doanh nghiệp bỏ quên yếu tố thuộc Tài sản doanh nghiệp được coi là hành động vô cùng mạo hiểm. Các yếu tố kể trên đã minh chứng cho tầm quan trọng của việc thương hiệu trụ lại vị trí top đầu trong suy nghĩ khách hàng mà không bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh kinh doanh hay những yếu tố khách quan khác. 

3. Thay đổi về chi tiêu mạng xã hội

Để trở thành thương hiệu đầu tiên xuất hiện trong tâm trí khách hàng, các marketer cần phải đầu tư nhiều hơn nữa vào các nền tảng mạng xã hội. Có 64% đáp viên đã tham gia khảo sát của Nielsen khẳng định rằng đây là kênh truyền thông trả phí đem lại hiệu quả nhất hiện nay. Đặc biệt, khi TikTok và Instagram đang ngày càng chiếm lĩnh được thị trường, người làm truyền thông có thể hiểu được lý do vì sao các thương hiệu lại đổ rất nhiều chi phí cho những kênh này. 

Chính vì vậy, những nhà chiến lược đang dự tính sẽ tăng mức ngân sách dành cho mạng xã hội lên khoảng 53%. Các khu vực chi tiêu mạnh cho loại hình này thường tập trung tại Châu Á trong khi đó các doanh nghiệp tại khu vực Châu Âu, Châu Phi hay Trung Đông mức chi tiêu cho kênh mạng xã hội sẽ thấp hơn. 

Tìm hiểu thêm: Brand Marketing là gì? Cẩm nang xây dựng chiến lược Brand Marketing hiệu quả

4. Thương hiệu hứa hẹn với khách hàng

Người tiêu dùng không đơn thuần chỉ muốn một sản phẩm, dịch vụ từ thương hiệu, điều họ cần là niềm tin vào doanh nghiệp đó. Chính vì vậy, người làm marketing cần thực hiện nhiều chiến dịch hơn nhằm nâng cao mức độ uy tín của thương hiệu với khách hàng mục tiêu. 

Thương hiệu cần thay đổi chiến lược để tăng sự tin tưởng với khách hàng (Nguồn: Nielsen 2022) (Page 27 Báo cáo)

Báo cáo của Nielsen chỉ ra rằng nếu thương hiệu lặp đi lại những điều mà người tiêu dùng tìm kiếm trong sản phẩm, dịch vụ thì họ có thể nhanh chóng thúc đẩy được mối quan hệ lâu dài với những khách hàng đó. Ngoài ra, việc tận dụng sức ảnh hưởng của những người nổi tiếng, ngôi sao hay KOLs trên mạng xã hội cũng thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ trong mối quan hệ giữa cá nhân họ với khách hàng. Những người có ảnh hưởng trong xã hội sẽ được người tiêu dùng tin tưởng và đặt trọn niềm tin nhiều hơn. 

Từ những số liệu trong báo cáo, có thể nhận ra rằng việc tiếp cận khách hàng mục tiêu đã không còn một chiều và đơn giản như trước, đặc biệt sau đại dịch và từng bước “bình thường hóa” cuộc sống. Mặc dù những kênh truyền thống như TV, radio vẫn đóng vai trò quan trọng trong các chiến dịch Brand awareness tuy nhiên, nó không còn là lựa chọn duy nhất, thay vào đó có rất nhiều cách khác để thương hiệu tiếp cận được với người tiêu dùng. 
Xem chi tiết báo cáo ở đây: Link