Báo Cáo Thực Tập Tại Siêu Thị Coop Mart Sài Gòn Mới Nhất

5/5 – (1 bình chọn)

Có phải bạn đang tìm Báo Cáo Thực Tập Tại Siêu Thị Coop Mart Sài Gòn? Có phải bạn đang thực tập tại Siêu Thị Coop Mart Sài Gòn? Có phải bạn đang trong thời gian làm báo cáo thực tập? Vậy bài viết Báo Cáo Thực Tập Tại Siêu Thị Coop Mart Sài Gòn hôm nay Luận Văn Tốt chia sẻ dưới đây là dành cho bạn mong rằng sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn trước khi tiến hành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp của các bạn

Nếu như tất cả vẫn còn khó khăn với bạn từ việc tìm kiếm công ty thực tập, triển khai bài làm, hoàn thiện bài làm, xin mộc dấu xác nhận của công ty…thì hãy liên hệ ngay với Luận Văn Tốt qua zalo/tele : 0934573149 để được hỗ trợ và tư vấn viết báo cáo thực tập kịp thời bạn nhé

1. Giới thiệu tổng quan về công ty CoOp Mart Sài Gòn Hà Nội

Tên chính thức: Công ty trách nhiệm hữu hạn Sài Gòn CO.OP Hà Nội

Logo của hệ thống siêu thị Co.op Mart 

Hình 1. 1 Logo của hệ thống siêu thị

Slogan : “Nơi mua sắm đáng tin cậy, bạn của mọi nhà”

Tên công ty viết bằng tiếng Anh: SAI GON CO.OP HA NOI COMPANY LIMITED.

Ngày thành lập:28/04/2010

Tên Quốc tế : Sài Gòn Co.op mart

Địa điểm: km10, Trần Phú, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

Mã số doanh nghiệp: 0104287702

Tên cơ quan cấp: Ủy ban nhân dân quận Hà Đông

Điện thoại: 04.62826888

Email: saigonco-op.com.vn                                 

2. Quá trình hình thành và phát triển CoOp Mart Sài Gòn Hà Nội

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước trong giai đoạn 2010-2020, các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam làm cho các doanh nghiệp phải năng động và sáng tạo để năm bắt các cơ hội kinh doanh, học hỏi kinh nghiệm từ các đối tác nước ngoài. Saigon Co.op đã khởi đầu bằng việc liên doanh liên kết với các công ty nước ngoài để gia tăng thêm nguồn lực cho hướng phát triển của mình. Là một trong số ít đơn vị có giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp của thành phố, hoạt động xuất nhập khẩu phát triển mạnh mẽ mang lại hiệu quả cao, góp phần xác lập uy tín, vị thế của Saigon Co.op trên thị trường trong và ngoài nước.

Siêu thị Co.op Mart Sài Gòn trên đường Nguyễn Trãi chính thức khai trương và đi vào hoạt động ngày 28/04/2010 tại Km số 10, Nguyễn Trãi, Hà Đông, Hà Nội. Đây là siêu thị nằm trong hệ thống Liên hiệp HTX Thương mại TP HCM (gọi tắt là Saigon Co.op) đầu tiên có mặt tại Hà Nội và là siêu thị thứ 44 của hệ thống Co.opMart trên toàn quốc.

Siêu thị Co.opMart Sài Gòn tại Hà Nội được xây dựng 3 tầng với diện tích 7.500m2 kinh doanh trên 20.000 mặt hàng, trong đó có 90% là hàng sản xuất tại Việt Nam thuộc các ngành thực phẩm, hóa mỹ phẩm, thời trang, đồ gia dụng…

Tại đây cũng sẽ có nhưng khu kinh doanh thực phẩm Co.opMart, quẩy thức ăn nhanh, nhà sách, khu bán hàng thời trang cao cấp, khu vui chơi giải trí…

Ngoài 33 quầy tính tiền bảo đảm phục vụ khách hàng nhanh chóng, kịp thời, Co.opMart Sài Gòn tại Hà Nội còn cung cấp cho khách hàng dịch vụ gói quà miễn phí, đặt hàng qua điện thoại, giao nhận tận nơi…

Khởi đầu từ năm 1996 là Co.opMart Cống Quỳnh, hiện Saigon Co.op đã có mặt tại 23 tỉnh thành và được coi là một trong những nhà bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam.

Trong suốt 4 năm kể từ ngày thành lập, siêu thị Co.opmart Hà Nội vẫn luôn không ngừng hoạt động phát triển. Thực hiện tốt những công tác được bàn giao cùng với sự năng động, linh hoạt, sáng tạo trong công việc, tập thể thành viên Co.opmart Sài Gòn tại Hà Nội từ ban giám đốc đến cán bộ nhân viên luôn phấn đấu để xứng đáng là một trong những siêu thị dẫn đầu trong toàn hệ thống.

Báo Cáo Thực Tập Tại Siêu Thị Coop Mart Sài Gòn

XEM THÊM : đề tài báo cáo thực tập quản trị kinh doanh

3. Chức năng và nhiệm vụ CoOp Mart Sài Gòn Hà Nội

3.1.Chức năng

  • opmart Sài Gòn được xác định là đơn vị kinh tế với các chức năng sau:

  • Tổ chức kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng phục vụ cho đời sống nhân dân, đảm bảo chất lượng và hiệu quả kinh tế.

  • Phân phối hàng hóa theo giá chỉ đạo đến tay người tiêu dùng và là đại lý ủy thác thu mua cho các đơn vị nhà nước.

  • Mua bán hàng tự doanh theo giá thỏa thuận để tăng quỹ phục vụ người tiêu dùng.

  • Liên doanh liên kiết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước theo quy định của nhà nước.

3.2. Nhiệm vụ

Cùng với các chức năng trên thì Co.opmart Hà Đông còn có những nhiệm vụ chính như:

  • Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước, nộp các khoản thuế cho ngân sách nhà nước.

  • Chăm lo đời sống tinh thần cho cán bộ, công nhân viên bằng cách thực hiện tốt các chế độ, chính sách, phúc lợi tập thể.

  • Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên để nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh tế.

  • Đảm bảo nguồn tài sản, vật tư trang thiết bị của nhà nước không bị tiêu hao, thất thoát.

  • Trong kinh doanh luôn giữ chữ tín làm đầu tạo ấn tượng tốt cho khách hàng.

4. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của siêu thị

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức siêu thị Co.opmart Sài Gòn ở Hà Nội

XEM THÊM : Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Sản Xuất Thành Phẩm Gỗ

4.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

  • Giám đốc (GĐ): thực hiện chức năng quản lí, điều tra giám sát, điều hành chung mọi hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh, xây dựng phương án chiến lược hoạt động và triển khai thực hiện các chiến lược đó.

  • Phó giám đốc (PGĐ): phụ trách hoạt động kinh doanh mạng lưới, sản xuất vật tư, an toàn sức khỏe của các thành viên trong công ty.

  • Phòng tổ chức – hành chính: quản lí nhân sự của toàn công ty, chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề về ATLĐ, PCCC, bảo vệ tài sản của công ty.

  • Tổ hóa phẩm: tìm kiếm nguồn hàng như bột giặt, nước xả, dầu gội…, quản lý số lượng sản phẩm, thiết lập cách trưng bày sản phẩm trên quầy kệ, giải đáp thắc mắc của khách hàng về ngành hóa phẩm.

  • Tổ may mặc (sản phẩm cứng): tìm kiếm nguồn hàng như quần áo, khăn, vớ, giày dép…, quản lý số lượng sản phẩm, thiết lập cách trưng bày sản phẩm trên quầy kệ, giải đáp thắc mắc cảu khách hàng về ngành may mặc.

  • Tổ đồ dùng (sản phẩm cứng): tìm kiếm nguồn hàng như tô, đĩa, chén kiểu bằng gốm, sứ, thủy tinh, pha lê, bình hoa…, quản lý số lượng sản phầm, thiết lập cách trưng bày sản phẩm trên quầy kệ, giải đáp thắc mắc của khách hàng về ngành hàng đồ dùng.

  • Tổ thực phẩm công nghệ và đông lạnh: tìm kiếm nguồn hàng đạt chất lượng cao như bột ngọt, dầu ăn, nước ngọt, sữa, các sản phẩm đông lạnh…, quản lý số lượng sản phẩm, thiết lập cách trưng bày sản phẩm lên quày kệ và giải đáp thắc mắc của khách hàng về ngành hàng thực phẩm công nghệ và đông lạnh.

  • Tổ thực phẩm tươi sống chế biến và nấu chín: tìm kiếm nguồn hàng bảo đảm chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm như cá, thịt, rau, trái cây… quản lý số lượng sản phẩm, thiết lập cách trưng bày sản phẩm lên quày kệ, giải đáp thắc mắc của khách hàng về ngành hàng thực phẩm chế biến.

  • Tổ văn phòng ( bao gồm các bộ phận: hành chính-nhân sự, kế toán, vi tính, bảo trì, ISO)

  • Hành chính-nhân sự: tổ chức, thực hiện, điều hành các hoạt động hành chính của siêu thị, quản lý hệ thống cơ sở vật chất và xây dựng cơ bản của siêu thị, thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, lao động và tiền lương, theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quy chế của siêu thị.

Do điều kiện không gian của siêu thị Co.opmart Hà Đông dành phần lớn diện tích cho trưng bày hàng hóa nên các bộ phận trong tổ văn phòng có không gian khá nhỏ hẹp. Bộ phận hành chính-nhân sự có hai nhân viên, trong đó một là nhóm trưởng và một là nhân viên.

Bộ phận hành chính-nhân sự có trách nhiệm phải năm rõ mối quan hệ giữa các phòng ban, các ngành hàng để bố trí nhân sự hợp lý, phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn.

SaiGon Co.op có quy định rõ ràng về số lượng nhân viên, các lớp đào tạo, các chế độ đã ngộ nên công tác quản trị nguồn nhân lực tại siêu thị còn nhiều phụ thuộc và bị hạn chế về quyền.                                                                                                                                                                                                                                    

Chức năng của bộ phận hành chính nhân sự: hoạch định nguồn lực về nhân sự sao cho phù hợp với kế hoạch và từng giai đoạn mà ban giám đốc siêu thị đã đề ra.

Các chức năng chính của bộ phận nhân sự là: tuyển dụng, đào tạo, phát triển và duy trì nguồn nhân lực để xây dựng một siêu thị ngày một vững mạnh, tạo nên một nền tảng văn hóa vững chắc.

Nhiệm vụ Bộ phận hành chính-nhân sự của Co.opmart Sài Gòn ở Hà Nội có những nhiệm vụ chính sau:

  • Phân bổ nhân viên theo tiêu chí: Đúng người, đúng việc

  • Giúp nhân viên mới làm quye với công việc trong siêu thị

  • Đào tạo và phát triển nhân viên

  • Nâng cao trình độ, kỹ năng tay nghề của nhân viên

  • Phối hợp hoạt động và thực hiện tốt các mối quan hệ của nhân viên trong công việc

  • Xây dựng chính sách trả lương cho nhân viên

  • Bảo vệ sức khỏe cho nhân viên

  • Thực hiện giúp đỡ và cố vấn cho ban giám đốc các vấn đề về nhận sự như: hoạch định nguồn nhân lực, tuyển dụng, đào tạo, phát triển, chính sách đãi ngộ, lương, thưởng, phạt dành cho nhân viên.

  • Lưu trữ và bảo quản hồ sơ về nhân sự.

  • Kế toán: chịu trách nhiệm về sổ sách kế toán, thực hiện về quyết toán kinh tế kinh doanh của siêu thị, thực hiện các dịch vụ ngoại hối và thanh toán với khách hàng, kể cả việc thanh toán quốc tế.

  • Vi tính: quản lý, kiểm tra, sửa chữa hệ thống vi tính, hệ thống mạng cáp trong siêu thị.

  • Bảo trì: quản lý, kiểm tra, sửa chữa máy móc như: hệ thống điện, hệ thống máy lạnh, hệ thống nước, thang cuốn, hệ thống âm thanh trong siêu thị.

  • ISO: quản lý hồ sơ giấy tờ trong siêu thị và thực hiện công việc kiểm tra quản lý chất lượng tất cả các sản phẩm trong siêu thị, giám sát việc chấp hành nội quy siêu thị, điều lệ concept của Liên hiệp.

  • Bộ phận Marketing: thực hiện việc quản lý thẻ khách hàng thân thiết, tiếp nhận thực hiện các chương trình chăm sóc khách hàng (cấp phát phiếu quà tặng, coupon giảm giá…), chương trình khuyến mãi, quản lý hợp đồng quảng cáo, thuê mướn mặt bằng với các nhà cung cấp, các đối tác.

  • Bộ phận thu ngân: tổ thu ngân bao gồm nhân viên thu ngân và nhân viên quầy dịch vụ khách hàng:

  • Thu ngân: công việc hỗ trợ bán hàng, thực hiện công việc thanh toán tiền khi mua hàng trong khu tự chọn của siêu thị, trong đó bao gồm việc thanh toán trực tiếp tại quầy tính tiền, thanh toán qua thẻ tín dụng…

  • Quầy dịch vụ khách hàng: Bao gồm công việc xuất hóa đơn tài chính, bán phiếu quà tặng, bán hàng qua điện thoại, bán hàng qua e-mail.

5. Các sản phẩm và dịch vụ hiện đang cung cấp

Siêu thị kinh doanh trên 20.000 mặt hàng, trong đó có 90% là hàng sản xuất tại Việt Nam thuộc các ngành thực phẩm, hóa mỹ phẩm, thời trang, đồ gia dụng…

Tại đây cũng có những khu kinh doanh ẩm thực Co.opmart, quầy thức ăn nhanh, nhà sách, khu bán hàng thời trang cao cấp, khu vui chơi giải trí…

Siêu thị ngày một mở rộng kinh doanh các sản phẩm với đa dạng về mẫu mã chủng loại và có chất lượng để phục vụ cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất.

6. Cơ cấu vốn CoOp Mart Sài Gòn Hà Nội

Bảng 1. 1: Bảng cơ cấu nguồn vốn của công ty trong năm 2018- 2020

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn Vốn

2018

2019

2020

chênh lệch 2019/2018

Chênh lệch 2020/2019

Triệu đồng

%

Triệu đồng

%

Triệu đồng

%

Số tiền

%

Số tiền

%

Tổng nguồn vốn

24,088

100

30,012

100

37,400

100

5924.00

24.59

7388.00

24.62

Chia theo sở hữu

Vốn chủ sở hữu

1,034

4.29

1,395

4.65

1,508

4.03

361

34.91

113

8.10

Vốn Vay

23,054

95.71

28,617

95.4

35,892

95.97

5,563

24.13

7,275

25.42

Chia theo tính chất

Vốn cố định

1,097

4.55

1,687

5.62

1,957

5.23

590

53.78

270

16.00

Vốn lưu động

22,991

95.45

28,325

94.38

35,443

94.77

5,334

23.20

7,118

25.13

 ( Nguồn: Phòng kế toán tài chính công ty)

Qua bảng cơ cấu nguồn vốn của công ty ta thấy: Tổng nguồn vốn hàng năm của Công ty có chiều hướng tăng lên, điều này cho thấy Công ty đang có xu hướng mua sắm thêm các thiết bị, TSCĐ phụ vụ cho hoạt động của công ty. Cụ thể tổng nguồn vốn cho năm 2019 nhiều hơn năm 2018 là 5924.00 triệu đồng (tăng 24.59%), và năm 2020 so với năm 2019 là 7388.00 triệu đồng tăng 24.62 %.

Chia theo tính chất: Ta thấy tỷ trọng vốn lưu động các năm đều cao hơn so với vốn cố định, cụ thể là năm 2018 tỷ trọng vốn lưu động nhiều hơn so với vốn cố định, tương tự với năm 2019 và 2020 vốn lưu động nhiều hơn so với vốn cố định tương ứng là 53.78% và 16.00%. Vốn lưu động tăng qua các năm 2019 và 2020 lần lượt là 28,325 triệu đồng và 35,443 triệu đồng. Từ số liệu trên ta thấy vốn cố định cũng có xu hướng tăng theo vốn lưu động. Cụ thể năm 2019 so với năm 2018 tăng 5,334 triệu đồng, năm 2020 tăng so với năm 2019 là 7,118 triệu đồng. Điều nay cho thấy, công ty đang có xu hướng đầu tư vào các cơ sở hạ tầng và máy móc thiết bị, tuy chuyển biến còn chưa mạnh.

Chia theo sở hữu: Vốn chủ sở hữu có tỷ trọng luôn bé hơn nhiều vốn vay qua các năm. Cụ thể là năm 2018 vốn vay là 23,054 triệu đồng còn vốn chủ sở hữu là 1,034 triệu đồng. Tương tự với năm 2019, vốn chủ sở hữu nhỏ hơn 27,222 triệu đồng so với vốn vay (vốn chủ sở hữu là 1.395 triệu đồng và vốn vay là 28,617 triệu đồng). Đến năm 2020 cũng vậy vốn chủ sở hữu nhỏ hơn 34,384 triệu đồng so với vốn vay. Điều này cho thấy công ty đầu tư phát triển chủ yếu dựa vào vốn vay bên ngoài, nguồn lực của vốn chủ là không đủ.

Ta thấy qua các năm số lượng vốn vay của công ty cũng ngày càng tăng, cụ thể như năm 2018 là 23,054 triệu đồng nhưng đến năm 2019 con số này đã tăng lên thành 28,617 triệu đồng (tăng 5,563 triệu đồng), hay như năm 2020 tăng 7,275 triệu đồng so với năm 2019. Điều này cho thấy công ty có thể đang vay tiền để đầu tư vào cơ sở hoạt động , số lượng tăng về vốn vay đã lớn hơn rất nhiều so với lượng tăng vốn chủ sở hữu, công ty nên cần có một chính sách điều chỉnh về vốn vay sao cho phù hợp, không nên để vốn vay nhiều hơn vốn chủ sở hữu, vì nếu điều đó xảy ra thì công ty sẽ bị rơi vào tình trạng tài chính không lảnh mạnh và dẫn đến các rủi ro nghiêm trọng khác

Nội dung về Báo Cáo Thực Tập Tại Siêu Thị Coop Mart Sài Gòn chắc hẳn sẽ đáp ứng nhu cầu về tài liệu tham khảo cho các bạn, vậy thì cùng theo dõi hết phần còn lại nhé!!!!

7. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Co.opmart Sài Gòn trong những năm gần đây

Bảng 1. 2. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2018-2020 của Co.opmart Hà Nội

STT

Các chỉ tiêu chủ yếu

Đơn vị tính

Năm2018

Năm 2019

Năm 2020

So sánh 2019/2018

So sánh 2020/2019

Chệnh lệch

Tỷ trọng

Chênh lệch

Tỷ trọng

1

Doanh thu tiêu thụ theo giá hiện hành

Trđ

345,244

367,434

377,628

22,190

6.43

10,194

2.77

2

Tổng số lao động

người

293

301

305

8

2.73

4

1.33

3

Tổng vốn KDBQ

Trđ

24,088

30,012

37,400

5924

24.59

7388

24.62

3a. VCĐ bình quân

1,097

1,687

1,957

590

53.78

270

16.00

3b. VLĐ bình quân

22,991

28,325

35,443

5,334

23.20

7,118

25.13

4

Lợi nhuận sau thuế

Trđ

5,695,012

6,060,906

6,621,265

365,894

6.42

560,359

9.25

5

Nộp ngân sách

Trđ

1,898,337

2,020,302

2,207,088

121,965

6.42

186,786

9.25

6

Thu nhập BQ 1 lao động (V)

đ

3,805,000

4,028,000

4,200,000

223

5.86

172

4.27

7

Năng suất lao động BQ năm (7) = (1)/(2)

Trđ

1178.307

1220.711

1238.125

42.404

3.60

17.414

1.43

8

Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu tiêu thụ (8) = (4)/(1)

Chỉ số

0.016

0.016

0.018

0.016

0.998

0.055

3.339

9

Tỷ suất lợi nhuận/vốn KD (9) = (4)/(3)

Chỉ số

236.43

201.95

177.04

61.76

0.26

75.85

0.38

10

Số vòng quay vốn lưu động (10) = (1)/(3b)

Vòng

15.0

13.0

10.7

-2.0

-13.61

-2.3

-17.87

 (Nguồn: Bộ phận kế toán siêu thị Co.opmart Hà Nội)

Nhận xét

– Từ bảng tổng kết kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ta thấy doanh thu ngày càng tăng qua các năm. Năm 2019 doanh thu đạt 367,434 triệu đồng cao hơn năm 2018 là 22,190 triệu đồng (năm 2018 là 345,244 triệu đồng).  Còn khi so sánh năm 2020 với 2019 ta thấy doanh thu này tăng 10,194 triệu đồng tương ứng với mức tăng 2.77 %. Chứng tỏ công ty đã có những chiến lược kinh doanh đúng đắn. Đây là điều đáng mừng cho công ty.

Theo bảng số liệu ta thấy lợi nhuận sau thuế của công ty có xu hướng tăng. Cụ thể năm 2019 tăng so với năm 2018 là từ 5,695,012 triệu đồng tăng lên 6,060,906 triệu đồng, còn năm 2020 so sánh với năm 2019 tăng 560,359 triệu đồng tương ứng với mức tăng 9,25%. Nguyên nhân dẫn đến việc tăng lợi nhuận là do công ty đã tăng được doanh thu bán hàng

– Dựa vào số liệu về thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên ta thấy con số này ngày càng tăng qua các năm, chứng tỏ tình hình kinh doanh của công ty đang phát triển có chiều hướng thuận lợi, khi lương tăng thì cuộc sống của cán bộ công nhân viên trong công ty ngày càng được cải thiện, khi đó tâm lý của cán bộ công nhân viên được thoải mái, từ đó mà năng suất lao động sẽ được tăng. Cụ thể khi so sánh năm 2019 với 2018 ta thấy thu nhập của cán bộ công nhân viên tăng 223,000đ còn năm 2020 tăng 172,000đ so với năm 2019. Khi lương được nâng cao thì trách nhiệm của người lao động cũng tự động tăng lên, năng suất lao động cũng được tăng cao.

– Về năng suất lao động qua các năm ta thấy, năm 2019 tăng 42.404 triệu đồng tương ứng với mức tăng 3,60% so với năm 2018, và năm 2020 so với năm 2019 tăng 17.414 triệu đồng, tương ứng với mức giảm 1.43 %. Năng suất lao động tăng cao thì dẫn đến lợi nhuận của công ty cung tăng lên.

– Dựa vào tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ta thấy công ty đang có chiều hướng làm ăn tốt, doanh thu tăng lên, tuy lợi nhuận trên 1 đồng doanh thu tăng thêm là không cao do công ty đang đầu tư cơ sở để mong thu lại lợi nhuận cao hơn trong tương lai.

– Khi dựa vào tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh ta thấy chỉ số này có xu hướng lên xuống, vào năm 2018 thì cứ 1 đồng vốn kinh doanh bỏ ra thì sẽ đem lại 236,43 đồng lợi nhuận, còn năm 2019 và 2020 thì sẽ đem lại lần lượt là 201.95 và 177,04 đồng lợi nhuận, khi so sánh chỉ số này qua các năm ta thấy năm 2019 tăng 61.76 , tương ứng với mức tăng tăng 0.26 % so với năm 2018, điều này cho ta thấy cách sử dụng vốn kinh doanh của công ty đang đi đúng hướng, công ty đã chú trọng vào những khoản đầu tư cần thiết cho việc kinh doanh. Còn năm 2020 thì tăng 75,85, tương ứng với mức tăng 0.38% so với năm 2019, điều này là do công ty đang huy động vốn để đầu tư thêm, nên vốn kinh doanh của công ty tăng nhanh hơn so với tăng trưởng lợi nhuận.

– Nhìn vào chỉ số vòng quay vốn lưu động ta thấy chỉ số này đang có xu hướng giảm dần ,số vòng quay vốn lưu động năm 2018 là 15.0 vòng tức là bình quân cứ 1 đồng vốn lưu động bỏ ra kinh doanh thì thu về được 15.0 đồng doanh thu thuần. Đến năm 2019 thì cứ bỏ ra 1 đồng vốn lưu động bỏ ra kinh doanh thì thu được 13.0 đồng doanh thu thuần tương ứng. Khi so sánh 2 năm này ta thấy năm 2019 có số vòng ít hơn so với năm 2018 là 2.0 vòng. Còn năm 2020 thì số vòng quay tiếp tục giảm thành 10.7 vòng, tức là số vòng quay của năm 2020 đang ít hơn 2.3 vòng so với năm 2019. Nguyên nhân dẫn dến số vòng quay ngày càng có chiều hướng giảm là do tốc độ tăng vốn lưu động bình quân đã lớn hơn tốc độ tăng doanh thu, khi mà tốc độ này càng giảm thì thời gian hoàn vốn ngày càng lâu (vì tốc độ quay vốn lưu động tỉ lệ nghịch với thời gian hoàn vốn lưu động). Nguyên nhân là do muốn tăng doanh thu nên công ty có các chính sách tín dụng như cho khách hàng nợ tiền lâu hơn, số dư nợ của khách hàng cũng được tăng lên.

Trên đây là bài Báo Cáo Thực Tập Tại Siêu Thị Coop Mart Sài Gòn mong rằng sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị nếu các bạn vận dụng tính sáng tạo của các bạn vào bài làm của mình và hoàn thành một cách hiệu quả nhất. Hãy nhớ nếu có khó khăn hay cần tư vấn thêm về bài làm thì hãy liên hệ ngay hotline Zalo/tele : 0934573149 để được tư vấn miễn phí. Chúc các bạn thành công.

DOWNLOAD MIỄN PHÍ