Bản vẽ chi tiết gồm thông tin nào? Trình tự đọc một bản vẽ?

Như thế nào là bản vẽ chi tiết? Bản vẽ chế tạo chi tiết thường được dùng để làm gì? Đây là câu hỏi của rất nhiều bạn khi mới bắt đầu tiếp xúc với mảng thiết kế. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp hai câu hỏi trên, đồng thời cung cấp thêm tư liệu cực kỳ hữu ích về bản vẽ chế tạo chi tiết.

Những thông tin cần nắm về bản vẽ chi tiết

Đầu tiên là về khái niệm, bản vẽ chi tiết là bản vẽ thể hiện từng bộ phận nhỏ hoặc cụm chi tiết, bộ phận của một máy móc, thiết bị nào đó. Thông thường, bản vẽ chế tạo chi tiết sẽ đi kèm với một bản vẽ tổng thể, nhằm giúp người đọc hình dung ra. dễ dàng sửa chữa, lắp ráp hoặc chế tạo. 

Những thông tin cần nắm về bản vẽ chi tiếtNhững thông tin cần nắm về bản vẽ chi tiết

Bản vẽ chi tiết hay còn được gọi là bản vẽ chế tạo , là một loại tài liệu vô cùng quan trọng, được sử dụng nhiều trong lĩnh vực kỹ thuật và đặc biệt là trong gia công, chế tạo các thiết bị máy móc. Các bản vẽ chế tạo sẽ bao gồm hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kỹ thuật, khung tên.

Nếu như bạn đang hoạt động và làm việc trong lĩnh vực cơ khí chế tạo máy, việc nắm kiến thức như đọc, tạo và chỉnh sửa bản vẽ chế tạo chính là những điều kiện bắt buộc đối với bất kỳ kỹ sư nào. Toàn bộ đều là những kiến thức căn bản, nếu như không nắm vững thì sẽ dẫn đến sai lệch các thông số, ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình chế tạo và khiến chất lượng sản phẩm bị giảm đi, mất uy tín.

Bản vẽ chế tạo chi tiết dùng để làm gì?

Với tốc độ tăng trưởng ngày càng nhanh như ở thời điểm hiện tại cần đòi hỏi con người có nhiều kiến thức sâu rộng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Bản vẽ kỹ thuật được xem là một yếu tố vô cùng quan trọng trong sản xuất và cuộc sống hằng ngày. Đó là sợi dây liệt kết trao đổi thông tin, tăng cường khả năng tưởng tượng và trau dồi kỹ năng tư duy khoa học kỹ thuật.

Bản vẽ chế tạo chi tiết dùng để làm gì?Bản vẽ chế tạo chi tiết dùng để làm gì?

Trong lĩnh vực sản xuất, nếu muốn làm ra một sản phẩm hoàn thiện, trước hết phải chế tạo ra bản vẽ chi tiết. Tiếp đến các kỹ sư mới tiến hành lắp ráp các chi tiết theo bản vẽ, cuối cùng mới chế tạo thành sản phẩm hoàn thiện. Do đó, bản vẽ chế tạo chi tiết chính là công cụ không thể thiếu của lĩnh vực thiết kế, xây dựng.

Nói cách khác, bản vẽ giúp người đọc có thể hình dung để sửa chữa, lắp ráp hoặc chế tạo. Cụ thể hơn, bản vẽ chế tạo được sử dụng để sản xuất và kiểm tra các chi tiết hoặc cụm chi tiết của máy móc, chế tạo, lắp ráp, xây dựng và vận hành. 

Thành phần và nội dung của bản vẽ bao gồm những gì?

Bản vẽ chế tạo bao gồm các hình biểu diễn, khung bản vẽ, khung tên, thông số và các yêu cầu về kỹ thuật. Dựa vào bản vẽ mà người thực hiện có thể sản xuất được các chi tiết, thiết bị. 

Cụ thể như trong lĩnh vực kiến trúc, muốn xây dựng một ngôi nhà cần phải có bản vẽ chế tạo, từ đó những người kỹ sư, thi công xây dựng mới có thể thực hiện các công trình có độ chính xác cao. Lưu ý, khi đọc bản vẽ chế tạo yêu cầu phải hiểu rõ các nội dung được trình bày trên bản vẽ. 

Nội dung bên trong bản vẽ chi tiết bao gồm nhiều thông tin cực kỳ quan trọng, phục vụ cho quá trình chế tạo và gia công của những sản phẩm thiết bị kỹ thuật. Đây chính là phương pháp trao đổi thông tin giữa người thiết kế, kỹ sư và người thực hiện. Các bản vẽ chế tạo cần đảm bảo những mục nội dung sau đây:

Hình biểu diễn

Hình biểu diễn là chính chiếu có hình dạng theo hướng như hình chiếu gần bằng nhau, hình chiếu chính và hình chiếu cạnh. Trong một số trường hợp nhất định, cần có một trình chiếu 3D, nhằm giúp cho người đọc dễ dàng hình dung được các chi tiết. 

Khung tên bản vẽ chi tiết

Khung tên bản vẽ chi tiếtKhung tên bản vẽ chi tiết

Trong nội dung tên khung hình, bản vẽ sẽ cung cấp các thông tin cơ bản như vật liệu gia công, dung sai hình học, số lượng cần thiết, tỷ lệ vẽ so với đối tượng thực và tên nhà thiết kế. Đây là phương pháp giúp người thực hiện cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết, lưu ý tất cả đều là những tư liệu vô cùng quan trọng, do đó cần phải thể hiện hoàn chỉnh, chính xác.

Kích thước

Về mục nội dung kích thước cần phải thể hiện thật chính xác, hợp lý và hoàn chỉnh từng chi tiết máy móc cần thiết, từ đó thiết lập nên quy trình sản xuất sản phẩm và kiểm tra. Lưu ý, nếu như có bất kỳ sai sót nào sẽ vô cùng ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến trình chế tạo cũng như làm mất thời gian của người thực hiện. 

Yêu cầu kỹ thuật

Phần yêu cầu kỹ thuật bao gồm các biểu tượng của giá trị độ nhẵn mịn của bề mặt, dung sai, dung sai hình học, yêu cầu xử lý hoặc đèn LED, ghi chú về gia công, kiểm tra, điều chỉnh. Song song, cần chú thích kích thước chi tiết gia công và kiểm tra thường xuyên để điều chỉnh đúng kiến thức, từng ký hiệu.

Tuy nhiên, để làm được điều này đòi hỏi người thực hiện phải có kiến thức chuyên sâu mới có thể hiểu được ý nghĩa của mỗi biểu tượng. Bởi vì, bản vẽ chế tạo ngày nay không đơn thuần chỉ được sử dụng trong lĩnh vực sản xuất cơ học mà còn được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, từ đơn giản đến phức tạp.

Trình tự đọc một bản vẽ chế tạo

Trình tự đọc một bản vẽ chế tạoTrình tự đọc một bản vẽ chế tạo

Việc đọc chuẩn xác trình tự bản vẽ chi tiết là vô cùng quan trọng, bởi vì chúng giúp người đọc hiểu rõ hơn về các chi tiết, bộ phận trong sản phẩm, từ đó dễ dàng thi công hơn. Để quá trình đọc bản vẽ chế tạo diễn ra trơn tru, đơn giản, người vận hành phải đọc theo các thứ tự sau đây:

  • Theo như lời chia sẻ đến từ những người có chuyên môn, nên ưu tiên đọc phần nội dung trong mục khung tên để xác định được yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ, hiểu được công dụng của sản phẩm và khắc cốt ghi tâm những chi tiết quan trọng. 

  • Tiếp đến là bắt đầu phân tích các hình chiếu, hình cắt, xác định rõ ràng hình chiếu bản vẽ, hình chiếu hình chiếu chính và hình chiếu liên quan. 

  • Phân tích các thông số, kích thước trên bản vẽ, xác định kích thước lắp ghép, kích thước yêu cầu cần thiết, nhằm đảm bảo quá trình thi công có độ chính xác cao.

  • Công đoạn đọc yêu cầu kỹ thuật là một bước vô cùng quan trọng, cần phải  biết xác định rõ ràng những yêu cầu đặc biệt của chi tiết.

  • Xác định độ nhám, nhẵn, mịn bề mặt của chi tiết, phần này thường được ký hiệu mục chú thích ở góc phải bản vẽ.

  • Cuối cùng là tổng quan và mô tả chi tiết hình dáng, cấu tạo và công dụng của sản phẩm.

Cách xây dựng một bản vẽ chi tiết

Cách xây dựng một bản vẽ chi tiếtCách xây dựng một bản vẽ chi tiết

Để lập nên một bản vẽ chế tạo hoàn mỹ, chuẩn xác nhất bạn cần phải sở hữu một nguồn kiến thức nhất định. Bởi vì, mọi chi tiết và từng thông số đều phải chính xác 99%, như vậy mới đảm bảo được chất lượng của sản phẩm. Lập bản vẽ chế tạo cần thông qua bốn bước đơn giản sau đây: 

  • Bước 1: Bố trí các hình biểu diễn và khung tên trên bản vẽ bằng các đường trục và đường bao hình biểu diễn. 

  • Bước 2: Lần lượt vẽ mờ các hình dạng bên ngoài và bên trong của các bộ phận, vẽ hình cắt và mặt cắt.

  • Bước 3: Tô đậm (lưu ý, trước khi tô cần kiểm tra kỹ lưỡng, sửa chữa những sai sót.).

  • Bước 4: Cuối cùng ghi phần chữ bao gồm các mục như nội dung khung tên, yêu cầu kỹ thuật, kích thước.

Kết luận

Qua những thông tin hữu ích về bản vẽ chi tiết được cung cấp đầy đủ ở bài viết, chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn có thêm nhiều kinh nghiệm, kiến thức cho bản thân. Nhờ vào những tư liệu chính xác đó mà dân kiến trúc, xây dựng ngày càng tự tin hơn, hãy chia sẻ đến với nhiều bạn đọc hơn nữa đề cùng tiếp cận nhé!