Bạn làm gì khi thấy chán nản, 3 cách để vượt qua buồn chán

Có phải bạn đang cảm thấy chán, thật hay khi bạn tìm đến đây. Bài chia sẻ về chủ đề làm gì khi thấy chán nản của chúng tôi sau đây có thể hữu ích với bạn. Cùng tham khảo và chia sẻ vấn đề của mình nhé.

Làm gì khi bạn cảm thấy chán nản? 3 cách vượt qua buồn chán

Ngày nay, con người phải đối mặt rất nhiều những vấn đề trong cuộc sống như học tập, công việc, sức khỏe,…có rất nhiều thứ không được diễn ra suôn sẻ treo cách chúng ta mong muốn, cơ thể chúng ta sinh ra một loại cảm xúc tiêu cực đó là sự chán nản. Trong bài viết này Uniace sẽ giúp các bạn tìm ra nguyên nhân của chán nản, hậu quả khi chúng ta có cảm xúc tiêu cực đó những như gợi ý cho các bạn những cách để vượt qua chán nản.

I. Chán là gì?

Sự nhàm chán hay chán nản là một loại cảm xúc tiêu cực, một trạng thái tâm lý khó chịu và xảy ra khi con người gặp những vấn đề khó khăn trong cuộc sống hay khi đứng trước những sự việc diễn ra không theo ý muốn của họ hoặc sự lặp đi lặp lại những công việc không đem lại năng lượng tốt.

Những dấu hiệu có thể cho thấy bạn đang chán nản, mệt mỏi :

  • Bạn không còn tập trung vào việc mình đang thực hiện.
  • Bạn không có cảm hứng, ý tưởng để làm gì, kể cả những hoạt động thường ngày.
  • Bạn muốn có động lực, năng lượng tích cực làm một cái gì đó hoặc chỉ đơn giản là giải trí nhưng không làm được.

>> Tham gia ngay: chương trình đào tạo miễn phí dành cho sinh viên TÀI NĂNG TRẺ YOUNG TALENT

II. Chán nản sinh ra từ đâu?

Theo nhiều cuộc khảo sát về tâm lý con người được thực hiện bởi các nhà tâm lý học chỉ ra rằng có 5 nguyên nhân lớn nhất khiến con người trở lên chán nản, mệt mỏi. Đó là :

1. Bạn vừa trải qua một biến động lớn

Trong cuộc sống, khi học tập, thi cử, làm việc, chúng ta phải trải qua rất nhiều những biến động lớn, đó có thể là bạn bị không đỗ trong một kỳ thi quan trọng, bạn không được tuyển vào công ty bạn mong muốn hay bạn bị thất bại trong kinh doanh, đây cũng là nguyên nhân chính một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến bạn có cảm xúc tiêu cực tồi tệ chán nản mọi thứ.

Nhưng trong thực tế, có thể thất bại là điều gì đó rất tồi tệ, gây ra những hậu quả nghiêm trong thế nhưng nếu bạn nhìn nhận lại biết rút kinh nghiệm sâu sắc từ những sự vấp ngã này và có những suy nghĩ tích cực hơn, chắc chắn bạn sẽ còn có thể tiến xa hơn nữa!

2. Bạn không hiểu chính bản thân mình

Tại sao việc thấu hiểu bản thân lại trở nên quan trọng đến như vậy !? Để đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này, bạn hãy tự hỏi chính mình, rằng bạn đang theo học ngành này là bạn có yêu thích theo đuổi hay phải nghe lời gia đình, xã hội cho rằng ngành học này sẽ giúp bạn phát triển hay bạn đang làm công việc này là bạn yêu thích nó hay bị một áp lực nào khác khiến bạn phải làm nó.

Đây cũng chính là nguyên nhân khiến bạn trở lên chán nản, mệt mỏi. Chúng ta cứ thực hiện những cuộc việc đó như một chiếc máy đã cài những chương trình vận hành mà chẳng hề biết bản thân mình thật sự yêu thích hay đam mê điều gì. Đây là “căn bệnh” thường gặp ở những người có cuộc sống tưởng chừng quá an toàn, không dám bức phá để theo đuổi đam mê của chính mình.

3. Sự tổn thương vì một mối quan hệ khiến bạn trở nên chán nản cuộc sống hiện tại

Chúng ta có thể thấy khi bị ai đó làm tổn thương có thể như thất tình sẽ khiến chúng ta trở nên chán nản mọi thứ, không còn cảm hứng hay động lực làm bất kỳ chuyện gì. Đây là cảm xúc mà bất kỳ ai trong chúng ta cũng từng gặp phải. Khi tình cảm của bạn quá chân thành và sâu đậm thì càng khiến bạn khó “chia tay” được với cảm xúc chán nản với mọi thứ xung quanh.

4. Khi bạn có khá nhiều thời gian rảnh rỗi

Một trong những nguyên nhân của sự chán nản, đó có thể là bạn quá nhiều thời gian rảnh rỗi, bạn không biết sắp xếp thời gian đó như thế nào cho hợp lý, bạn có thời gian để suy nghĩ về những điều không mấy thuận lợi bạn đã trả qua, như vậy sẽ làm sinh ra cảm xúc chán nản

Điều quan trọng ở thời điểm đó hay cố gắng bình tình cân bằng lại mình bằng thực hiện những sở thích của bạn và bạn hãy tự mình xây dựng những kế hoạch phù hợp và ý nghĩa để trở thành người bận rộn hiệu quả. Khi đó bạn sẽ thấy thời gian là vàng và thật sự trân trọng từng phút giây trôi qua.

5. Sức khỏe không tốt

Sức khỏe của bạn là nguyên nhân quan trọng khiến bạn có cảm xúc chán nản mệt mỏi. Một cơ thể thiếu những năng lượng tích cực sẽ kéo theo tâm trạng chán nản vì không đủ sức lực để làm những việc mình muốn. Hơn nữa, tâm trạng sẽ càng tệ hơn khi hôm đó bạn gặp nhiều chuyện không như ý hay có những stress trong cuộc sống.

>> Xem thêm: Vượt qua hội chứng kẻ mạo danh ở tuổi 20

III. Hậu quả của chán nản

Áp lực, mệt mỏi, chán nản từ công việc, học tập không thể không có trong mỗi chúng ta. Những điều đó có tác động tiêu cực đến tinh thần và sức khỏe, làm trì trệ công việc và cuộc sống cá nhân, nếu kéo dài còn có thể dẫn đến chứng trầm cảm, các bệnh về tâm thần.

  • Theo tâm lý học, khi bạn chán nản bạn sẽ cảm thấy sự thiếu quan tâm sâu sắc về những gì đang xảy ra xung quanh, và rất khó để giữ sự bình tĩnh, tập trung, từ đó làm giảm năng suất học tập, lao động dẫn đến giảm chất lượng cuộc sống.
  • Ở mức độ nặng, chán nản có thể dẫn đến chứng bàng quan, thờ ơ, lãnh đạm, tự kỷ, thất vọng về bản thân hoặc thậm chí là tự tử.

IV. Làm thế nào để vượt qua tâm trạng chán nản mệt mỏi ?

Sau khi đã tìm ra được nguyên nhân khiến cho bạn có tâm trạng chán nản kéo dài, chúng ta hãy cùng đi tìm cách “chữa lành” những cảm xúc tiêu cực này, sau đây chúng tôi xin gợi ý cho các bạn 3 cách sau.

1. Xác định những mục tiêu quan trọng để tích cực thực hiện

Khi bạn rảnh rỗi, bạn có thể làm nhiều công việc để “giết thời gian”, thế nhưng thay vì làm chúng, bạn nên tập trung vào những mục tiêu quan trọng của cuộc đời mình:

  • Có sức khỏe tốt
  • Tìm kiếm được công việc ổn định
  • Gia đình ngày càng thắt chặt tình cảm, hạnh phúc
  • Tham gia vào những dự án kinh doanh mới
  • Có các mối quan hệ tích cực…

Hãy tập cho mình thói quen viết những mục tiêu của bạn ra giấy hoặc trong quyển nhật ký. Trong quá trình viết ra những điều ước muốn trong sâu thẳm con tim của bạn, điều này sẽ giúp bạn có động lực, cảm hứng thúc đẩy bạn hành động để đạt được mục tiêu.

2. Lên danh sách điều bạn muốn làm

Khi tâm trạng của chúng ta không tốt, những hành động được lặp đi lặp lại làm chúng ta luôn trong cảm xúc tiêu cực. Thế nhưng đây cũng là động lực lớn thôi thúc sự sáng tạo trong con người bạn khi bạn “muốn làm điều gì đó”. Đây cũng là khoảng thời gian tuyệt vời để bạn thưc hiện những điều mình đã bỏ ngỏ trước đây đã trì hoãn. Đó có thể là :

  • Tạo kiểu tóc mới
  • Tập một môn thể dục
  • Đọc một cuốn sách mới
  • Đăng ký một khóa học
  • Dọn dẹp, trang trí nhà cửa
  • Thăm hỏi bạn bè, người thân
  • Chăm sóc cây cảnh
  • Đùa vui với thú cưng
  • Đi dạo trong công viên
  • Tặng quà cho một ai đó
  • Rửa sạch chiếc xe máy
  • Lên danh sách đi siêu thị
  • Xem một bộ phim hài hước
  • Hoạt động sáng tạo như vẽ tranh, xếp hình, viết lách…

>> Có thể bạn quan tâm: Chủ đề học phân tích dữ liệu – Làm sao để trở thành người làm phân tích dữ liệu

3. Chấp nhận, tôn trọng những cảm xúc tiêu cực.

Khi mệt mỏi, áp lực trong công việc, học tập hay các mối quan hệ, bạn chán nản với tất cả mọi thứ, ngay cả những điều bạn đã yêu thích nhất thì bạn đã làm gì với bản thân mình?

Có phải bạn đã dằn vặt, trách móc chính bản thân mình mà không phải là chấp nhận và tôn trọng những cảm xúc tiêu cực của bản thân. Như vậy, chính bạn đang giúp sự chán nản trong lòng được “vỗ về” và sẽ nguôi ngoai đi.

Khi đối mặt với tâm trạng chán nản, chắc hẳn chúng ta luôn có suy nghĩ “phải làm điều gì đó ý nghĩa để thoát ra nó” điều này không những không giúp chúng ta vượt qua sự chán nản mà còn có thể là áp lực khiến nó càng trở nên trầm trọng hơn.

Vì vậy, nếu bạn đã không muốn làm gì cả thì hãy cứ nghỉ ngơi và mặc kệ mọi thứ. Sau một khoảng thời gian, khi bạn đã thật sự thư giãn và bình tâm thì mới có thể có lại được những suy nghĩ tích cực giúp mình yêu thương bản thân hơn.

Vừa rồi là bài chia sẻ của chúng tôi về chủ đề làm gì khi thấy chán nản. Bạn đã từng trải qua và vượt qua nó như thế nào, cùng chia sẻ nhé. Cảm ơn đã đọc bài viết.

Cập nhật thêm các bài viết hữu ích khác của Uniace tại chuyên mục Góc chia sẻ:

  • Time Blocking là gì? 10 cách để bắt đầu với Time Blocking
  • Entry level job là gì? 10 “điều răn” giúp bạn sống sót qua công việc Entry-Level
  • 6 cách đơn giản để tạo ấn tượng ban đầu với công việc mới