Bài tiểu luận cuối kỳ môn-Hành-vi-người-tiêu-dùng – BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG – Studocu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

—o0o—

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

NGHIÊN CỨU HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG VỀ SẢN PHẨM TƯƠNG ỚT THUỘC NGÀNH HÀNG TIÊU DÙNG NHANH

Giáo viên hướng dẫn:

Nguyễn Thị Thùy Trang

Môn:

Hành vi người tiêu dùng

Sinh viên thực hiện:

Nhóm Forlowr

HÀ NỘI – 2021

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM FORLOWR

MỤC LỤC

(<>)MỤC LỤC……………………………………………………………………………………………………………… i

Số thứ tự

Mã sinh viên

Họ và tên

Số điện thoại

% tham gia

1

A37776

Vũ Thái Hà

0342650668

100%

2

A38368

Đặng Hồng Phượng

0961137833

100%

3

A38442

Nguyễn Cẩm Nhung

0976553167

100%

4

A38595

Hoàng Thúy Quỳnh

0397404215

100%

5

A38731

Nguyễn Quang Huy

0396101504

100%

LỜI CẢM ƠN………………………………………………………………………………………………………. iii

DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT…………………………………………………………iv

DANH MỤC HÌNH………………………………………………………………………………………………. iv

LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………………………………….. 1

1

Lý do chọn đề tài…………………………………………………………………………………………….. 1

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………………………………………..1

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………………………………………………………..1

4

Nội dung bảng khảo sát……………………………………………………………………………………2

5. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………………………………….5

6. Dự kiến đóng góp của đề tài……………………………………………………………………………..6

7. Kết cấu của đề tài……………………………………………………………………………………………. 6

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TƯƠNG ỚT…7

1.1. Khái niệm ngành hàng tiêu dùng nhanh…………………………………………………………7

1.1.1. Khái niệm hàng tiêu dùng nhanh…………………………………………………………………7

1.1.2. Ngành hàng tiêu dùng nhanh………………………………………………………………………7

1.2. Tổng quan về thị trường tương ớt…………………………………………………………………..7

1.2.1. Khái niệm, nguồn gốc, giá trị dinh dưỡng và công dụng của tương ớt……………….7

1.2.2. Sự phát triển của tương ớt…………………………………………………………………………..8

1.2.3. Thực trạng về thị trường tương ớt ở Việt Nam……………………………………………….9

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………………………………..11

2.1. Tiến trình nghiên cứu…………………………………………………………………………………..11

2.2. Thông tin của người tham gia khảo sát…………………………………………………………11

2.3. Nhu cầu sử dụng tương ớt……………………………………………………………………………12

2.4. Nhận diện thương hiệu………………………………………………………………………………..13

2 5

Tìm kiếm thông tin……………………………………………………………………………………… 14

2.6. Hành vi mua………………………………………………………………………………………………. 17

2.7. Sử dụng và đánh giá sau mua……………………………………………………………………….24

2 7 1

Sử dụng…………………………………………………………………………………………………. 24

2 7 2

Đánh giá sau mua……………………………………………………………………………………. 26

CHƯƠNG 3: TỔNG KẾT VÀ GIẢI PHÁP……………………………………………………………29

3 1

Tổng kết…………………………………………………………………………………………………….. 29

3 2

Giải pháp……………………………………………………………………………………………………. 30

KẾT LUẬN…………………………………………………………………………………………………………. 32

1. Những đóng góp của đề tài………………………………………………………………………………..32

2. Hạn chế của đề tài…………………………………………………………………………………………….32

3. Hướng phát triển của đề tài……………………………………………………………………………….32

TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………………………………….. 33

Tài liệu trong nước……………………………………………………………………………………………. 33

Tài liệu nước ngoài……………………………………………………………………………………………. 33

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt khoảng thời gian học, chúng em đã được giảng viên bộ môn truyền đạt những kiến thức mà bản thân chúng em chưa từng va chạm trong thực tế. Qua bài tiểu luận kết thúc học phần, chúng em đã có thêm cơ hội để tìm hiểu sâu hơn về môn Hành vi của người tiêu dùng, môn học sẽ đem lại nhiều lợi ích cho chúng em khi ra trường và làm việc sau này.

Trước hết chúng em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến giảng viên bộ môn đã tận tình, chu đáo hướng dẫn và quan tâm trong thời gian vừa qua. Sau đó xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã tham gia khảo sát giúp chúng em để có thể hoàn thành bài tiểu luận này một cách tốt đẹp nhất.

Tuy nhiên do chưa trang bị được nhiều kiến thức thực tiễn nên bài làm có những thiếu sót trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và trình bày. Chúng em rất mong nhận được đóng góp cũng như ý kiến của các thầy cô để bài làm được hoàn chỉnh hơn!

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa Tiếng Anh

Nghĩa Tiếng Việt

CG

Consumer Goods

Hàng tiêu dùng

FMCG

Fast Moving Consumer Goods

Hàng tiêu dùng nhanh

SMCG

Short Moving Consumer Goods

Hàng tiêu dùng chậm

CPG

Consumer Packaged Goods

Hàng tiêu dùng đóng gói

DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Dữ liệu về khối lượng và doanh số bán hàng trên thị trường tương ớt (2007 -2017F) Hình 2: Thông tin cá nhân người tham gia khảo sát Hình 3: Biểu đồ thống kê số lượng người sử dụng tương ớt Hình 4: Biểu đồ thống kế độ nhận diện thương hiệu Hình 5: Biểu đồ thống kê tương ớt yêu thích của người tham gia khảo sát Hình 6: Biểu đồ thống kê số lượng người tìm kiếm thông tin trước khi mua sản phẩm

Hình 7: Các kênh thông tin và độ tin tưởng của từng kênh mà người tham gia khảo sát tìm hiểu

Hình 8: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn tương ớt Hình 9: Biểu đồ thống kê địa điểm mua của người tham gia khảo sát Hình 10: Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn địa điểm mua Hình 11: Biểu đồ thống kê số chai tương ớt người tham gia khảo sát mua trong một lần Hình 12: Dung tích tương ớt khách hàng thường sử dụng Hình 13: Số tiền người tham gia khảo sát sẵn sàng chi trả cho một chai tương ớt Hình 14: Hành vi của người tiêu dùng khi đi mua sắm mà loại tương ớt yêu thích hết hàng Hình 15: Hành vi của người tiêu dùng khi thị trường ra mắt sản phẩm mới Hình 16: Cách sử dụng tương ớt của người tham gia khảo sát Hình 17: Tần suất sử dụng tương ớt của người tiêu dùng Hình 18: Biểu đồ thống kê số người gặp vấn đề trong quá trình sử dụng sản phẩm

Hình 19: Biểu đồ thống kê số lượng khách hàng tiếp tục sử dụng sản phẩm trong trường hợp nhãn hiệu đang gặp vấn đề

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Ẩm thực Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng. Không chỉ lôi cuốn và hấp dẫn thực khách bởi vẻ đẹp tinh tế và mộc mạc trong cách chế biến, các món ăn Việt còn tạo được nét độc đáo riêng theo từng vùng miền với những khẩu vị rất đặc trưng. Và yếu tố góp phần tạo nên sự khác biệt ấy chính là gia vị. Gia vị trong món ăn Việt thể hiện quan niệm cân bằng âm dương của ông cha ta trong ăn uống, chén nước chấm phải dung hoà đủ 5 vị (ngũ hành) gồm mặn, đắng, chua, ngọt, cay,…Chính vì điều đó mà khi nhắc đến món ăn Việt, bạn không thể không biết đến những loại gia vị đi kèm như ớt, tiêu, nước mắm, tỏi,… những loại gia vị thổi hồn và làm cho món ăn Việt trở nên đặc sắc, cuốn hút hơn. Sẽ như thế nào nếu khi thưởng thức một món Việt nào đó mà bạn không cảm nhận được cái cay cay phải xuýt xoa của chút muối tiêu xanh hoặc trái ớt hiểm làm tê tê đầu lưỡi? Hay thiếu đi hương thơm dìu dịu của hành, tỏi,….Chắc chắn sẽ rất nhạt nhẽo và vô hồn đúng không nào? Nhưng ngày nay với nhịp điệu bận rộn của cuộc sống, những món ăn vặt chiên, rán và thức ăn nhanh đang dần lên ngôi và được giới trẻ rất yêu thích thay vì phải cầu kỳ để chế biến một bát nước chấm phù hợp món ăn nhiều cá nhân và gia đình đã lựa chọn sản phẩm thay thế đó là tương ớt với rất nhiều những công dụng khác nhau như chấm, ướp thịt, xào, nấu,…Có thể thấy hiện tại vị thế của tương ớt trong căn bếp mỗi gia đình không hề kém cạnh với bất kì loại gia vị nào. Do vậy để có thể hiểu vì sao mọi người lại yêu thích và lựa chọn sử dụng sản phẩm tương ớt như vậy cũng như tìm kiếm những giải pháp phát triển sản phẩm này nên tác giả đã chọn đề tài “Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng sản phẩm tương ớt”

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Tập trung vào việc tìm hiểu hành vi tiêu dùng của giới trẻ Việt Nam đối với sản phẩm tương ớt về các vấn đề như: nguồn thông tin nhận biết sản phẩm, các yếu tố người tiêu dùng quan tâm đến khi mua một sản phẩm của thương hiệu, những sản phẩm được ưa chuộng, mức độ trung thành đối với thương hiệu,…Từ đó phân tích hành vi mua của giới trẻ từ các dữ liệu thu thập được ở trên để đề xuất các giải pháp phát triển kinh doanh và mở rộng thị trường tại Việt Nam cho sản phẩm tương ớt.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

  • -Đối tượng nghiên cứu: Hành vi tiêu dùng đối với sản phẩm tương ớt thuộc ngành hàng tiêu dùng nhanh tại thị trường Việt Nam
  • -Phạm vi nghiên cứu: Người tiêu dùng tại Việt Nam, tập trung vào giới trẻ như: học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng,…
  • 4. Nội dung bảng khảo sát

    Phiếu khảo sát bao gồm 31 câu hỏi

  • (1) Giới tính của bạn?
  • A. Nam
  • B. Nữ
  • C. Không muốn nêu cụ thể
  • (2) Độ tuổi của bạn?
  • A. Dưới 20
  • B. Từ 20 đến 40
  • C. Trên 40
  • (3) Nghề nghiệp của bạn?
  • A. Học sinh, sinh viên
  • B. Nhân viên văn phòng
  • C. Tự do
  • D. Khác
  • (4) Thu nhập hàng tháng của bạn?
  • A. Không có thu nhập
  • B. Từ 1 triệu-5 triệu
  • C. Từ 5 triệu-10 triệu
  • D. Từ 10 triệu trở lên
  • (5) Bạn có sử dụng tương ớt không?
  • A. Có
  • B. Không
  • (6) Nếu không dùng thì lý do tại sao? Bạn có ý định sử dụng trong tương lai không? (Nếu có sử dụng thì bỏ qua)

    ………………………………………………………………………………………………………………………..

  • (7) Bạn biết đến những nhãn hiệu tương ớt nào dưới đây? (Có thể chọn nhiều đáp án)
  • A. Tương ớt Chinsu
  • B. Tương ớt Cholimex
  • C. Tương ớt Vifon
  • D. Tương ớt Ông Chà Và
  • E. Tương ớt Nam Dương
  • F. Tương ớt Maggi
  • G. Tương ớt tự làm
  • H. Khác
  • (8) Bạn đã sử dụng những nhãn hiệu tương ớt nào? (Có thể chọn nhiều đáp án)
  • A. Tương ớt Chinsu
  • B. Tương ớt Cholimex
  • C. Tương ớt Vifon
  • D. Tương ớt Ông Chà Và
  • E. Tương ớt Nam Dương
  • F. Tương ớt Maggi
  • G. Tương ớt tự làm
  • H. Khác
  • (9) Nhãn hiệu tương ớt nào bạn yêu thích và sử dụng nhiều nhất?
  • ………………………………………………………………………………………………………………………..

  • (10) Lý do tại sao bạn lại yêu thích và sử dụng nhãn hiệu đó?
  • ………………………………………………………………………………………………………………………..

  • (11) Khi lựa chọn sản phẩm tương ớt, bạn có tìm hiểu thông tin về nó không?
  • A. Có
  • B. Không
  • (12) Bạn thường tìm hiểu thông tin qua đâu? (Có thể chọn nhiều đáp án)
  • A. Bạn bè, người thân giới thiệu
  • B. Nhân viên tiếp thị giới thiệu
  • C. Tivi
  • D. Báo, tạp chí
  • E. Internet
  • F. Tự tìm hiểu
  • (13) Kênh thông tin nào khiến bạn tin tưởng nhất?
  • A. Bạn bè, người thân giới thiệu
  • B. Nhân viên tiếp thị giới thiệu
  • C. Tivi
  • D. Báo, tạp chí
  • E. Internet
  • F. Tự tìm hiểu
  • (14) Yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến việc lựa chọn tương ớt của bạn? Đánh giá mức độ ảnh hưởng theo thứ tự từ 1-5 (1-Hoàn toàn ảnh hưởng, 2-Ảnh hưởng, 3-Không ảnh hưởng,
  • -Hoàn toàn không ảnh hưởng, 5 -Không có ý kiến)

  • -Nguồn gốc, xuất xứ
  • -Hương vị
  • -Nồng độ cay
  • -Giá cả
  • -Bao bì, kiểu mẫu
  • -Thương hiệu
  • -Bạn bè, người thân
  • 4

  • (15) Bạn thường mua tương ớt ở đâu?
  • A. Các trang thương mại điện tử (Shopee, Lazada, Tiki,…)
  • B. Siêu thị, cửa hàng tiện lợi
  • C. Cửa hàng tạp hóa
  • (16) Lý do bạn chọn mua ở địa điểm đó?
  • ………………………………………………………………………………………………………………………..
  • (17) Yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến việc lựa chọn địa điểm mua? Đánh giá mức độ ảnh hưởng theo thứ tự từ 1-5 (1-Hoàn toàn ảnh hưởng, 2-Ảnh hưởng, 3-Không ảnh hưởng, 4 -Hoàn toàn không ảnh hưởng, 5 -Không có ý kiến)
  • -Giá cả
  • -Khuyến mại
  • -Dịch vụ
  • -Sự thuận tiện
  • (18) Khi đi mua sắm, số lượng tương ớt mà bạn mua trong một lần là bao nhiêu?
  • A. 1 chai
  • B. 2-5 chai
  • C. 5-10 chai
  • D. 10 chai trở lên
  • (19) Bạn thường mua tương ớt với kích cỡ như nào?
  • A. Tiêu chuẩn
  • B. To, lớn
  • (20) Bạn sẵn sàng chi trả bao nhiêu để mua một chai tương ớt?
  • A. Dưới 20.000 VND
  • B. Từ 20.000 VND-50.000 VND
  • C. Từ 50.000 VNĐ-100.000VND
  • D. Trên 100.000 VND
  • (21) Bạn sử dụng tương ớt với mục đích gì? (Có thể chọn nhiều đáp án)
  • A. Gia vị ướp thịt, cá,…
  • B. Gia vị chấm
  • C. Gia vị nấu
  • D. Dùng với phở, bún, mì,…
  • (22) Tần suất sử dụng tương ớt của bạn?
  • A. 1 lần/ tuần
  • B. Từ 2-5 lần/tuần
  • C. Trên 5 lần/ tuần
  • (23) Trong tình huống khi đi mua sắm loại tương ớt bạn thường sử dụng đã hết hàng, bạn sẽ xử trí như thế nào?
  • A. Không mua nữa, bao giờ có hàng thì mua
  • B. Tìm mua ở nơi khác
  • C. Chọn một nhãn hiệu thường xuyên được quảng cáo ở trên các phương tiện truyền thông
  • D. Chọn đại loại nào khác để dùng tạm
  • (24) Khi trên thị trường ra mắt sản phẩm tương ớt mới bạn có mua không?
  • A. Có
  • B. Không
  • (25) Nếu bạn không mua sản phẩm mới đó thì tại sao? Tại sao bạn mua/không mua sản phẩm đó?
  • ………………………………………………………………………………………………………………………..
  • (26) Trong quá trình sử dụng tương ớt bạn có gặp vấn đề gì không?
  • A. Có
  • B. Không
  • (27) Nếu có thì vấn đề đó là gì? Bạn muốn nhãn hiệu xử lý vấn đề đó ra sao? (Nếu không gặp vấn đề nào thì bỏ qua)
  • ………………………………………………………………………………………………………………………..
  • (28) Đánh giá về loại tương ớt mà bạn thường sử dụng ( Về giá thành, hương vị, mẫu mã bao bì, thương hiệu,….) (VD: Giá cả hợp lý; hợp khẩu vị; bao bì bắt mắt, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, uy tín,….)

    ………………………………………………………………………………………………………………………..

  • (29) Trong trường hợp nhãn hiệu tương ớt bạn sử dụng gặp vấn đề thì bạn có tiếp tục sử dụng hay không?
  • A. Có
  • B. Không
  • (30) Nếu tiếp tục sử dụng thì vì sao? Nếu không thì bạn sẽ lựa chọn sản phẩm nào của nhãn hiệu nào để thay thế?
  • ………………………………………………………………………………………………………………………..
  • (31) Bạn có góp ý gì để các nhãn hàng hoàn thiện sản phẩm của mình hơn trong tương lai không?
  • ………………………………………………………………………………………………………………………..

    5. Phương pháp nghiên cứu

  • -Sử dụng phương pháp điều tra phỏng vấn (công cụ bảng câu hỏi) để thu thập thông tin. Phiếu khảo sát được xây dựng dựa theo lý thuyết cơ bản về hành vi người tiêu dùng. Các phiếu điều tra câu hỏi này được thu thập tại các hội nhóm cộng đồng của học sinh, sinh viên, nội trợ trên các trang mạng xã hội.
  • -Sử dụng các biểu đồ, hình vẽ để phân tích hành vi của người tiêu dùng về sản phẩm tương ớt
  • -Sử dụng các nguồn dữ liệu thứ cấp về các khái niệm, nguồn gốc, sự phát triển và thực trạng của thị trường tương ớt tại Việt Nam từ các website uy tín trên Internet
  • 6. Dự kiến đóng góp của đề tài

    Nghiên cứu được đặc điểm và hành vi tiêu dùng của giới trẻ: các nhãn hiệu được yêu thích và tiêu dùng nhiều, kênh thông tin quảng bá thương hiệu hiệu quả, những đề xuất của người tiêu dùng… Từ đó xác định được những đặc điểm chung về tâm lý của khách hàng khi chọn mua và sử dụng sản phẩm cũng như hiểu được mong muốn và ý kiến của người tiêu dùng. Thông qua đó đưa ra một vài giải pháp để góp ý cho những thương hiệu tương ớt trên thị trường Việt Nam.

    7. Kết cấu của đề tài

    Bài nghiên cứu được chia ra làm 3 chương:

    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TƯƠNG ỚT:

    Đưa ra khái niệm về ngành hàng tiêu dùng nhanh; sự xuất hiện, phát triển của tương ớt và thực trạng về thị trường tương ớt tại Việt Nam

    CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Trong chương này tập trung vào nghiên cứu về đặc điểm hành vi của người tiêu dùng thông qua kết quả thu được bao gồm quá trình: Nhận biết nhu cầu -Tìm kiếm thông tin -Đánh giá các lựa chọn -Hành vi mua -Đánh giá sau khi sử dụng

    CHƯƠNG 3: TỔNG KẾT VÀ GIẢI PHÁP

    CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TƯƠNG ỚT

    1.1. Khái niệm ngành hàng tiêu dùng nhanh

    1.1.1. Khái niệm hàng tiêu dùng nhanh

    Khái niệm hàng tiêu dùng (CG -Consumer Goods) là sản phẩm được mua bởi người tiêu dùng bình thường, còn được gọi là hàng hóa cuối cùng. Hàng hóa tiêu dùng là kết quả cuối cùng đạt được của hoạt động sản xuất và chế tạo, và là những gì được bày bán trên các kệ hàng. Quần áo, thực phẩm, đồ trang sức là những ví dụ về hàng tiêu dùng. Hàng tiêu dùng còn được phân loại thành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) và hàng tiêu dùng chậm (SMCG)

    Khái niệm hàng tiêu dùng nhanh (FMCG -Fast -Moving Consumer Goods) là những sản phẩm bán nhanh với chi phí tương đối thấp. Những hàng hóa này còn được gọi với một tên khác là hàng tiêu dùng đóng gói (CPG -Consumer Packaged Goods). Hàng tiêu dùng nhanh có thời hạn sử dụng ngắn nhưng được mua thường xuyên, tiêu thụ nhanh do khách hàng có nhu cầu tiêu dùng cao; giá thấp và được bán với số lượng lớn. Vì thế mà chúng có doanh số cao khi được bày bán tại cửa hàng.

    1.1.2. Ngành hàng tiêu dùng nhanh

    Ngành hàng tiêu dùng nhanh bao gồm toàn bộ các sản phẩm hàng hóa tiêu dùng thiết yếu trong cuộc sống con người như thực phẩm và đồ uống, các sản phẩm gia dụng, thực phẩm chức năng, sản phẩm chăm sóc cá nhân, sản phẩm tẩy rửa,….. Hàng tiêu dùng nhanh có tốc độ luân chuyển cao cho nên thị trường của ngành này không chỉ lớn mà còn có sức cạnh tranh khốc liệt.

    1.2. Tổng quan về thị trường tương ớt

    1.2.1. Khái niệm, nguồn gốc, giá trị dinh dưỡng và công dụng của tương ớt

    Tương ớt: là loại gia vị nước chấm cay, có dạng sệt, dạng nước sốt màu đỏ, có thành phần chính từ ớt kết hợp cùng với giấm, muối, tỏi, đường và một số gia vị khác.

    Nguồn gốc: Thật khó để xác định rõ tương ớt đã bắt đầu được chế biến lần đầu vào năm nào và tại đâu bởi ớt được cho là một trong những loại cây sớm nhất được con người trồng trọt. Các cuộc khai quật khảo cổ học đã tìm thấy bằng chứng về việc con người ăn ớt từ 7000 năm trước Công nguyên. Vài thiên niên kỷ sau ớt được thuần hóa, đây là thời điểm mà các loại nước sốt cay hay tương ớt sớm nhất đã được phát minh; điều này cho thấy con người đã có lịch sử lâu đời trong việc sử dụng ớt hay tương ớt làm gia vị để nâng cao hương vị và giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Cũng có thể nói người Aztec tại Mexico phát minh ra tương ớt đầu tiên bởi vào thời điểm những người chinh phục Châu Âu đến Nam Mỹ, họ phát hiện người Aztec trồng rất nhiều loại ớt, người Aztec đã sáng chế ra loại nước sốt cay với các nguyên liệu đơn sơ chỉ từ ớt, nước và có thể cùng một số loại thảo mộc khác. Sau đó, những người chinh phục người Châu Âu đã mang loại tương ớt đơn sơ này về cải biến và giới thiệu cho công chúng loại tương ớt cải tiến hơn với thành phần là ớt, hành tây và các loại gia vị khác nhau. Từ đó tương ớt trở lên phổ biến ở Châu Âu và lan rộng ra khắp thế giới, đặc biệt là khu vực Châu Á nhất là Đông Nam Á -một trong nền văn hóa coi trọng các loại gia vị

    Giá trị dinh dưỡng và công dụng của tương ớt

  • -Hóa thực vật (Phytochemical) hỗ trợ đề kháng chống lại virus, nấm, vi khuẩn, côn trùng và bảo vệ cơ thể khi môi trường và thời tiết thay đổi, làm thay đổi độ pH trong đường ruột khiến vi khuẩn có hại không thể sinh sôi, từ đó phòng tránh các bệnh về đường tiêu hóa
  • -Sắc tố đỏ từ carotenoids keto trong ớt hoạt động như một chất chống oxy hóa giúp trung hòa các gốc tự do gây hại cho tế bào cơ thể, từ đó tăng cường khả năng phòng về của tế bào và hỗ trợ chức năng miễn dịch của cơ thể
  • -Tương ớt cung cấp nguồn vitamin dồi dào như vitamin C, vitamin B6, Kali,… Giúp sản sinh các chất như Insulin kháng thể và Hemoglobin chất chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể khỏi các nhiễm trùng, viêm nhiễm; cần bằng các khoáng chất và điều tiết hệ thần kinh
  • 1.2.2. Sự phát triển của tương ớt

    Vào năm 1868, gia đình Mcilhenny tại Mỹ đã sản xuất ra tương ớt Tabasco với giống ớt cùng tên có nguồn gốc Mexico, với độ cay ⅗. Mcilhenny đã thành công tạo ra một loại tương mà đến bây giờ nó vẫn có sức ảnh hưởng trong ẩm thực. Tương ớt Tabasco hiện đang được bán rộng rãi trên khắp 187 quốc gia với nhãn mác 22 ngôn ngữ (không có tiếng Việt). Công thức của nó sau nhiều năm cũng không quá thay đổi so với nguyên gốc, những điểm khác biệt lớn nhất là thời gian ủ tương tăng từ 30 ngày ủ trong lọ đến 3 năm ủ trong những thùng rượu. Tabasco vẫn luôn giữ “chỗ đứng” vững chắc trong những căn bếp trên khắp thế giới. Không những thế, nó còn nhận được chính chỉ hoàng giá khi công ty Mcilhenny ký kết hợp đồng phân phối cho Hoàng gia Anh.

    Sau thành công vang dội của tương ớt Tabasco, nhiều nhà sản xuất khác đã thử sức trong việc phát triển tương ớt vào đầu thế kỷ 20. Có thể kể đến như tương ớt Crystal, một thương hiệu vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Ở Jamaica, công ty Pickapeppa bắt đầu sản xuất các sản phẩm độc đáo của họ. Giống như tương ớt Tabasco và Crystal, Pickapeppa cũng được sản xuất và bán cho đến ngày nay.

    Thị trường tương ớt có một bước ngoặt mới vào năm 1980 khi David Tran thành lập công ty sản xuất tương ớt Sriracha. Ông là người gốc Việt nhập cư vào Mỹ năm 1979. Công ty được ông Trần đã đặt tên là Huy Fong theo tên con tàu Huey Fong mà đã đưa ông đến nước Mỹ. Tương ớt Sriracha đã trở thành tương ớt “hot nhất trên thế giới”. Đối với nhiều người Việt sinh sống tại Mỹ, tương ớt Sriracha của thương hiệu Huy Fong đã trở thành một gia vị không thể thiếu trong mỗi bữa ăn. Sản phẩm của Huy Fong Foods được sản xuất tại một nhà máy ở Irwindale, California với sản lượng lên đến hàng chục triệu chai mỗi năm và trở thành một đế chế như ngày nay

    Không ngoại lệ, Việt Nam cũng là thị trường tiêu thụ lượng tương ớt rất lớn. Nhắc đến tương ớt nội địa thì hai cái tên Chinsu của Masan và Cholimex của Cholimex Food là hai ngôi sao sáng và có lịch sử lâu đời cho đến nay.

    Thành lập từ năm 1983, Cholimex Food được biết đến rộng khắp qua sản phẩm tương ớt, tương cà. Cholimex cho ra mắt nhiều dòng sản phẩm tương ớt với các hương vị khác nhau như tương ớt Sriracha, tương ớt gừng, tương ớt xí muội, tương ớt chua ngọt, tương ớt phở, tương ớt cay nồng, tương ớt tự nhiên; với nhiều kiểu bao bì như lọ nhựa, lọ thủy tinh, bao bi nắp xuôi, bao bì nắp ngược, bao bì dạng gói nhỏ. Suốt gần 40 năm, Cholimex Food phấn đấu không ngừng nghỉ để tiếp cận và bắt nhịp thói quen ẩm thực thời đại, sản xuất ra những dòng sản phẩm chất lượng phù hợp khẩu vị người tiêu dùng. Năm 2020, Cholimex vinh dự trở thành một trong 124 doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam

    Đến năm 2002 sản phẩm tương ớt Chinsu của Masan được ra đời với sứ mệnh tiếp cận đến thị trường gia vị cao cấp tại Việt Nam. Danh mục của Chinsu rất đa dạng, bao gồm nước mắm, nước tương, tương cà và tương ớt. Tương ớt Chinsu có thể được coi là sản phẩm thành công nhất của thương hiệu. Chinsu có đặc điểm khiến người tiêu dùng dễ dàng nhận biết bởi màu đỏ bắt mắt, vị tự nhiên và vừa phải ai cũng có thể dùng. Đặc biệt Masan đã từng cho ra mắt dòng Chinsu siêu cay cho những ai đặc biệt thích vị cay của loại tương ớt này; tuy nhiên hiện nay Masan đã dừng sản xuất loại sản phẩm này.

    1.2.3. Thực trạng về thị trường tương ớt ở Việt Nam

    Tương ớt càng phát triển và trở nên phổ biến ở thị trường Việt Nam khi tương ớt không chỉ còn là một gia vị chấm nó đã trở thành một gia vị hỗ trợ nấu nướng như mắm, muối. Thị trường cũng đã chứng kiến nhiều sự thay đổi hành vì của người tiêu dùng từ việc sử dụng ớt tươi sang tương ớt do sự sẵn có rộng rãi, nhu cầu mạnh mẽ, sự tiện lợi và các mối quan tâm về sức khỏe. Đến năm 2013, giá trị bán lẻ tương ớt của Việt Nam dự kiến đạt 558 tỷ đồng.

    Nguồn: Euromonitor as of Mar 2013

    Hình 1: Dữ liệu về khối lượng và doanh số bán hàng trên thị trường tương ớt (2007 -2017F)

    Các xu hướng xuất hiện trong vài năm qua và tiếp tục thúc đẩy doanh số bán lẻ tương ớt:

  • -Sự phát triển của các nhà hàng thức ăn nhanh như KFC. Lotteria, Pizza Hut,….. đã ảnh hưởng đến thị hiếu của người tiêu dùng, thúc đẩy lượng tiêu thụ tương ớt.
  • -Quảng cáo tích cực và bao bì đổi mới đã khiến người tiêu dùng dễ tiếp nhận tương ớt hơn. Việc thay thế dần tương ớt cho ớt tươi góp phần thúc đẩy tiêu thị tăng trưởng ổn định.
  • -Mối quan tâm về sức khỏe và an toàn ngày càng gia tăng trong sản xuất và tiêu dùng thực phẩm, người tiêu dùng Việt Nam bắt đầu chuyển sang dùng các hãng tương ớt có tên tuổi và đảm bảo an toàn thực phẩm.
  • -Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, các nhà sản xuất đã giới thiệu các nhãn hiệu tương ớt với nhiều lợi ích bổ sung, chẳng hạn như tương ớt Chinsu của Masan được bổ sung Vitamin A.
  • Theo số liệu năm 2016, các công ty dẫn đầu thị trường có thể kể đến như Masan Consumer chiếm 43% thị phần tương ớt, tương cà; đứng vị trí số hai là Cholimex Food chiếm hơn 37% thị phần, Trung Thành với 8% thị phần; tiếp đến là Nam Dương,….Các công ty dẫn đầu trong thị trường tương ớt đều là công ty trong nước của Việt Nam. Các thương hiệu nước ngoài như Heinz, Del Monte và Remia được nhập khẩu vào Việt Nam nhưng số người sử dụng tương đối ít do mặt bằng giá cao hơn so với tương ớt nội địa và một phần là do khẩu vị và sở thích của người Việt Nam.

    CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

    2.1. Tiến trình nghiên cứu

    Bài nghiên cứu của chúng tôi bao gồm 6 giai đoạn:

  • -Giai đoạn 1. Lựa chọn đề tài: Đề tài nghiên cứu hành vi người tiêu dùng về sản phẩm tương ớt thuộc ngành hàng tiêu dùng nhanh
  • -Giai đoạn 2. Xây dựng nội dung nghiên cứu
  • -Giai đoạn 3. Tiến hành phát phiếu khảo sát online: Giai đoạn này kéo dài 5 ngày (từ 02/11/2021 đến 06/11/2021)
  • -Giai đoạn 4. Thu thập và sàng lọc phiếu khảo sát: Tổng số phiếu chúng tôi nhận được là 145 phiếu, trong đó có 141 phiếu hợp lệ và 4 phiếu không hợp lệ.
  • -Giai đoạn 5. Xử lí và phân tích kết quả
  • -Giai đoạn 6: Viết báo cáo kết quả nghiên cứu
  • 2.2. Thông tin của người tham gia khảo sát

    Theo như kết quả chúng tôi thu được thì có đến 69,5% người tham gia khảo sát có giới tính nữ; 29,1% giới tính nam. Dễ dàng nhìn thấy phần trăm giới tính nữ quan tâm nhiều gấp 2,4 lần so với nam. Kết quả này có lẽ cũng không quá bất ngờ khi nhắc đến việc mua sắm hay chọn lựa sản phẩm đặc biệt ở đây lại là sản phẩm tiêu dùng trong gia đình, là 1 loại gia vị thì phái nữ thường thể hiện sự quan tâm nhiều hơn bên còn lại.

    Qua bảng thống kê trên thì dễ dàng nhận thấy đối tượng quan tâm nhiều nhất đến tương ớt là các bạn trẻ (độ tuổi học sinh, sinh viên chiếm đa số). Khách quan mà nói thì kết quả này có được do chúng tôi thực hiện cuộc khảo sát bằng phương pháp phát phiếu trực tuyến; những người tham gia cuộc khảo sát này đa phần là bạn bè hoặc học sinh, sinh viên trong hội nhóm của trường, của lớp. Nhưng chủ quan thì đây cũng là phân khúc thị trường mà nhóm chúng tôi muốn hướng đến để tìm hiểu.

    Số phiếu trả lời chúng tôi nhận được đa phần đến từ các bạn có độ tuổi đang đi học nên tỉ lệ không có thu nhập chiếm đến 67,4%; có thu nhập từ 1.000.000 đến 5.000.000 đồng chiếm 19,9%. Các thế hệ học sinh, sinh viên thời nay rất năng động, đa phần họ kiếm cho mình một công việc part-time để kiếm thu nhập và cũng như lấy kinh nghiệm và trải nghiệm cho bản thân. Tuy nhiên với tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn phức tạp nên việc đi làm thêm cũng từ đây mà bị hoãn bởi nhiều nơi phải giãn cách xã hội, hay nơi làm việc tạm thời ngừng kinh doanh hoặc là cắt giảm nhân sự,… Đây cũng là một trong những nguyên nhân cho ta thấy về số lượng học sinh, sinh viên không có thu nhập hoặc thu nhập ít. 6,4% người tham gia khảo sát có thu nhập hàng tháng từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng và 6,4% người có thu nhập 10.000.000 đồng trở lên. Theo như kết quả chúng tôi nhận được thì họ đang làm nghề tự do, là nhân viên văn phòng và là giáo viên.

    2.3. Nhu cầu sử dụng tương ớt

    Hình 3: Biểu đồ thống kê số lượng người sử dụng tương ớt

    Theo sơ đồ trên, 141 người tham gia khảo sát (tức 97,2%) có sử dụng tương ớt; chỉ có 4 người (2,8%) không sử dụng tương ớt vì họ không ăn được quá cay và đang gặp vấn đề về sức khỏe như đau dạ dày nên họ phải tạm ngưng và hạn chế việc sử dụng tương ớt. Tuy nhiên khi hỏi rằng có ý định sử dụng tương ớt trong tương lai hay không thì câu trả lời chúng tôi nhận được đều là có khi tình trạng sức khỏe của họ cải thiện và thị trường xuất hiện các loại tương ớt có độ cay ít.

    2.4. Nhận diện thương hiệu

    Có đến 99,3% người tham gia khảo sát biết đến nhãn hiệu tương ớt của Chinsu của Masan Consumer; tương ớt Cholimex của Cholimex Food chiếm 38,3%; tương ớt Vifon và tương ớt tự làm chiếm 36,2% và tiếp theo là đến các nhãn hiệu của Maggi, Nam Dương, Ông Chà Và và tương ớt quê.

    Theo số liệu năm 2016, hai công ty dẫn đầu thị trường là Masan Consumer chiếm 43% thị phần tương ớt, tương cà; đứng vị trí số hai là Cholimex Food chiếm hơn 37% thị phần. Điều này càng sáng tỏ hơn khi số người tham gia gia khảo sát đã sử dụng tương ớt Chinsu lên đến 97,9% và tương ớt Cholimex là 34,8%. Điều đặc biệt ở đây là có 24,8% người sử dụng tương ớt tự làm; trong những năm gần đây việc tự làm tương ớt và sử dụng đang dần trở thành xu hướng bởi mùi vị và sự kết hợp của nó với các món ăn. Kế tiếp là các nhãn hiệu tương ớt Vifon, Nam Dương, Maggi, Heinz và tương ớt quê.

    Hình 4: Biểu đồ thống kế độ nhận diện thương hiệu và các nhãn hiệu được sử dụng

    Về sự yêu thích của người tiêu dùng trong việc sử dụng tương ớt, chúng tôi có đề cập đến câu hỏi người khảo sát thích nhãn hiệu nào nhất. Kết quả có lẽ không quá bất ngờ khi 130 người chọn tương ớt Chinsu của Masan Consumer. Qua đây một lần nữa khẳng định vị thế của nhãn hiệu Chinsu trên thị trường tương ớt

    Hình 5: Biểu đồ thống kê tương ớt yêu thích của người tham gia khảo sát

    Họ yêu thích và chọn dùng những sản phẩm đó đa phần bởi những lý do sau đây:

  • ● Hương vị tự nhiên, ngon và hợp khẩu vị
  • ● Giá thành phải chăng, phù hợp với túi tiền
  • ● Phổ biến và có thể dễ dàng tìm mua các địa điểm buôn bán
  • ● Các nhãn hiệu có lịch sử lâu đời và uy tín
  • ● Sản phẩm đảm bảo tiêu chí an toàn thực phẩm
  • ● Sử dụng sản phẩm lâu, hình thành thói quen và yêu thích sản phẩm từ đó
  • 2.5. Tìm kiếm thông tin

    Theo kết quả khảo sát, có tới 77,3% người tiêu dùng tìm hiểu về thông tin của sản phẩm trước khi mua. Vì thế ta có thể thấy người tiêu dùng càng ngày càng quan tâm tới thông tin của sản phẩm trước khi họ mua. Họ luôn đề cao tính an toàn cũng như chất lượng của các sản phẩm mỗi khi đưa ra những quyết định mua hàng. Điều này giúp người tiêu dùng tránh khỏi các sản phẩm kém chất lượng, không an toàn cho cơ thể cũng như để có thể sử dụng sản phẩm một cách tốt nhất.

    Hình 6: Biểu đồ thống kê số lượng người tìm kiếm thông tin trước khi mua sản phẩm

    Thời đại 4.0 ngày này thì xã hội và công nghệ càng ngày càng phát triển; vậy nên việc tìm kiếm thông tin cũng có rất là nhiều phương án lựa chọn. Các kênh thông tin điển hình mà người tham gia khảo sát tìm hiểu sản phẩm có thể đến như Internet(55,3%); bạn bè người thân giới thiệu chiếm 44%, tự tìm hiểu (40,4%); Tivi (36,2%); Báo, tạp chí (14,9%) và biết thông tin về sản phẩm qua nhân viên tiếp thị giới thiệu (10,6)%

    Hình 7: Các kênh thông tin và độ tin tưởng của từng kênh mà người tham gia khảo sát tìm hiểu

    Để củng cố về độ tin cậy của khách hàng trước các luồng thông tin khác nhau thì chúng tôi đưa ra câu hỏi liệu họ tin tưởng kênh thông tin nào nhất. Và kết quả chúng tôi nhận được như sau:

  • ● Đầu tiên ta có thể dễ dàng thấy việc thấy các sản phẩm tương ớt xuất hiện qua những hình ảnh, video quảng cáo trên màn hình tivi. Tuy nhiên số người tham khảo thông tin qua phương tiện này chiếm con số không quá cao, chỉ chiếm 15,6%, do những thông tin xuất hiện qua đây khá chủ quan từ phía nhà sản xuất cũng như người được thuê đăng tải thông tin
  • ● Báo và tạp chí chỉ chiếm 4,3% lòng tin tưởng của người được hỏi. Trong thời đại hiện nay, đọc báo không còn phổ biến như trước vì thế việc tìm hiểu sản phẩm qua kênh thông tin này cũng hạn chế. Lý do cũng có thể nhắc đến là những năm gần đây xuất hiện nhiều các bài báo lá cải không rõ thực hư cũng như người tiêu dùng không biết những tờ báo, tạp chí có đủ uy tín để tin tưởng hay không.
  • ● Các nguồn thông tin trên nền tảng Internet chiếm mức độ tin tưởng là 21,4%. Khách hàng có thể thoải mái tìm hiểu cũng như xem được các nhận xét của người tiêu dùng trước đó một cách thực tế hơn mà có rất ít việc nhúng ta của nhà sản sản xuất vào các nhận xét đó.
  • ● Nguồn thông tin về sản phẩm thông qua bạn bè, người thân chiếm được nhiều sự tin tưởng nhất là 34.8%. Vì khi hỏi thông qua bạn bè và người thân ta có thể nghe được những cảm nhận, chia sẻ về sản phẩm một cách trực tiếp và chân thật nhất.
  • ● Thông tin sản phẩm qua sự giới thiệu của nhân viên tiếp thị không được khách hàng quá tin tưởng vì thế mức độ tin tưởng chỉ chiếm 0.7%.
  • Đi sâu vào khía cạnh tâm lý của người tiêu dùng trong việc lựa chọn sản phẩm tương ớt nào đó , chúng tôi đưa ra 7 yếu tố ảnh hưởng là nguồn gốc, xuất xứ; hương vị; nồng độ cay; giá cả; bao bì, kiểu mẫu; thương hiệu; bạn bè người thân.

    Hình 8: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn tương ớt

    Từ biểu đồ trên ta nhận thấy những yếu tố đặc biệt ảnh hưởng đến lựa chọn mua của khách hàng là: nguồn gốc xuất xứ, hương vị, nồng độ cay, giá cả và thương hiệu. Bởi:

  • -Nguồn gốc xuất xứ: Người tiêu dùng rất quan tâm về vấn đề sức khỏe nên họ thường chú trọng đến nguồn gốc và xuất xứ để xác định sản phẩm đó liệu có đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm hay không
  • -Hương vị: Một hương vị ngon, hấp dẫn làm đánh thức vị giác thì chắc chắn sẽ nhận được sự ấn tượng và sự yêu thích của khách hàng
  • -Nồng độ cay: Có những món ăn khi đi kèm với tương ớt sẽ ngon tuyệt hơn khi ăn cùng một số gia vị khác. Tuy nhiên thì không phải ai cũng ăn được quá cay cho nên việc tìm ra một loại tương ớt có độ cay phù hợp với khả năng ăn uống là rất quan trọng
  • -Giá cả: Như chúng ta đã biết thì trên thị trường hiện nay cung cấp rất nhiều loại tương ớt với đa dạng hương vị và nồng độ cay khác nhau. Tâm lý người tiêu dùng luôn so sánh giữa các sản phẩm để chọn ra sản phẩm ưng ý và phù hợp nhất. Vì thế mà có thể nói giá cả là một thước đo quan trọng để đưa ra quyết định
  • -Thương hiệu: Khi một thương hiệu xây dựng được hình ảnh của mình thì chắc chắn sẽ có một vị trí nhất định trong tâm trí khách hàng. Như kết quả nhận được thì người tham gia khảo sát cũng sử dụng yếu tố thương hiệu để làm thước đo so sánh sản phẩm
  • Ngược lại, có hai yếu tố mà người tiêu dùng sẽ không quá quan tâm và không gây ảnh hưởng đến việc chọn mua tương ớt đó là: bao bì, kiểu mẫu và yếu tố bạn bè, người thân. Mặc dù tâm lý con người luôn bị hấp dẫn bởi cái đẹp nên yếu tố bao bì và kiểu mẫu cũng góp phần vào sự quyết định mua, nhưng đối với một sản phẩm thuộc mặt hàng tiêu dùng nhanh thì yếu tố này không quá chi phối khách hàng khi mà họ đã đề cao tính an toàn, chất lượng và trải nghiệm của sản phẩm. Thì lúc này, bao bì cũng chỉ là một hình thức bên ngoài để nhận biết sản phẩm cũng như không hề ảnh hưởng tới chất lượng của tương ớt bên trong. Và như ta đã biết, hiện nay tương ớt đóng góp vai trò quan trọng trong việc nấu nướng như những loại gia vị khác, thì hiển nhiên tương ớt sẽ xuất hiện trong các bữa cơm gia đình hoặc với bạn bè. Người tiêu dùng mua sản phẩm không chỉ dựa trên sở thích cá nhân mà còn dựa trên sở thích của người trong gia đình hay bạn bè. Tuy nhiên người tiêu dùng hoàn toàn có thể mua nhiều nhãn hiệu cùng một lúc để thõa mãn nhu cầu của một nhóm người nên yếu tố bạn bè, gia đình sẽ không quá ảnh hưởng đến việc lựa chọn sản phẩm.

    2.6. Hành vi mua

    Khi được hỏi: Bạn thường mua tương ớt ở đâu?, câu trả lời là mua tại tiệm tạp hóa chiếm con số áp đảo với 58.9%, tiếp theo đó là mua tại siêu thị, cửa hàng tiện lợi chiếm 38.3% tương đương với 35 phiếu và cuối cùng chỉ có 4 người tương đương với 2.8% trả lời rằng họ mua tương ớt qua các trang thương mại điện tử (Shopee, Lazada,Tiki,…).

    Hình 9: Biểu đồ thống kê địa điểm mua của người tham gia khảo sát

    Để có thể hiểu hơn lý do tại sao những người tham gia khảo sát lại đưa ra sự lựa chọn địa điểm mua như vậy, chúng tôi tiếp tục đưa ra câu hỏi: Lý do bạn chọn mua ở địa điểm đó?. Những người chọn mua tại tiệm tạp hóa đều có chung lời giải thích tương tự nhau đó là do gần nhà, nhanh chóng, tiện lợi, có thể kiểm tra sản phẩm. Trong khi đó những người chọn mua tại cửa hàng tiện lợi và siêu thị tin rằng mua tại đây được đảm bảo chắc chắn chất lượng sản phẩm khi trên thị trường bây giờ trổi nổi rất nhiều hàng giả hàng nhái và tại đây còn diễn ra nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Chỉ có ít người chọn mua trên các trang thương mại điện tử vì họ thường 1 lần với số lượng nhiều để được hưởng chiết khấu và áp dụng những mã giảm giá sẵn có giúp cho giá thành sản phẩm rẻ hơn khi mua trực tiếp. Tất cả số liệu và lý do trên cũng dễ hiểu bởi tương ớt là một sản phẩm phổ biến có giá thành rẻ và dễ dàng mua ở bất cứ đâu. Với sự bao phủ dày đặc của các cửa hàng tiện lợi và tạp hóa, bạn chỉ cần đi một đoạn là đã bắt gặp nơi bán. Bên cạnh đó mua trực tiếp ở các tiệm tạp hóa người tiêu dùng có thể sử dụng tương ớt ngay lập tức để giải quyết nhu cầu của họ. Trong khi đó khi đặt tương ớt trên các trang mạng điện tử thì giá thành ko quá khác biệt lại có thể tốn thêm chi phí vận chuyển. Đi kèm với việc đặt hàng thì người tiêu dùng cũng phải đợi một khoảng thời gian mới nhận được.

    Đi sâu hơn vào khía cạnh tâm lý của người tiêu dùng khi chọn mua sản phẩm ở một địa điểm nào đó, chúng tôi đã đưa ra 4 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn địa điểm mua bao gồm giá cả, khuyến mại, dịch vụ và sự thuận tiện.

    Hình 10: Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn địa điểm mua

    Qua biểu đồ ta có thể dễ dàng nhận thấy trong 4 yếu tố thì yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến người tiêu dùng khi lựa chọn địa điểm mua chính là sự thuận tiện. Bởi đối với mặt hàng tiêu dùng nhanh nói chung và sản phẩm tương ớt nói riêng thì khi có ý định mua sản phẩm điều đầu tiên họ nghĩ tới sẽ là mua tại những nơi quen thuộc họ hay mua, những của hàng tạp hóa gần nhà, chợ, cửa hàng tiện lợi, siêu thị,…Điều này cũng đã được chứng minh qua câu khảo sát trước đó người được hỏi trả lời tại sao họ lại chọn địa điểm mua như vậy thì kết quả nhận được phần lớn là vì gần nhà, nhanh chóng, tiện lợi.

    Hai yếu tố tiếp theo tác động đến tâm lý người tiêu dùng khi lựa chọn địa điểm mua lần lượt là giá cả và dịch vụ. Đầu tiên với yếu tố giá cả, phần lớn người tiêu dùng cho rằng yếu tố giá cả là hoàn toàn ảnh hưởng và ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn địa điểm mua nhiều hơn 1,4 lần so với số phiếu cho rằng không ảnh hưởng, sở dĩ số phiếu có sự mâu thuẫn như vậy bởi giá thành của một sản phẩm tương ớt cùng loại ở những địa điểm mua khác nhau chỉ chênh lệch khoảng một nghìn đồng đến 4 nghìn đồng do vậy thu nhập cá nhân sẽ không tác động nhiều nhưng vì tâm lý hay so sánh của người tiêu dùng thì họ sẽ đưa ra những lựa chọn khác nhau. Khi mua sắm, người tiêu dùng cũng thường bị chi phối quyết định mua bởi thái độ của người bán hàng, bầu không khí xung quanh,.. hay nói cách khác đó chinh là yếu tố dịch vụ tại địa điểm mua. Đa số người được hỏi cho rằng dịch vụ rất ảnh hưởng và ảnh hưởng đến quyết định của họ. Một nơi bán hàng với nhân viên niềm nở, chu đáo, bầu không khí dễ chịu thì dù có bán đắt hơn những nơi khác vài giá cũng vẫn luôn thu hút khách hàng. Tuy nhiên đối với sản phẩm tương ớt thì nhiều người không quan trọng quá dịch vụ mà chỉ cần mua xong-tính tiền rồi ra về vì vậy nên có đến gần 30% người được hỏi cho rằng yếu tố dịch vụ không ảnh hưởng đến họ.

    Cuối cùng khuyến mại là yếu tố không quá ảnh hưởng đến người tiêu dùng khi lựa chọn địa điểm mua. Điều này có thể hiểu một cách dễ dàng bởi nơi diễn ra nhiều hình thức khuyến mại nhất đó là những siêu thị, cửa hàng tiện lợi mà qua những câu khảo sát trước đó chỉ có một phần nhỏ số người được hỏi chọn mua tại siêu thị hay các cửa hàng tiện lợi. Phần lớn còn lại chọn địa điểm mua sắm là tại các tiệm tạp hóa gần nhà với lý do quan trọng là nhanh chóng, thuận tiện. Hơn nữa, tương ớt là mặt hàng tiêu dùng nhanh nên khi có nhu cần sử dụng thì người tiêu dùng thường đi mua sắm sản phẩm luôn chứ không phụ thuộc vào khuyến mại mới đi mua.

    Với câu hỏi: Khi đi mua sắm, số lượng tương ớt mà người tiêu dùng mua trong một lần là bao nhiêu thì hình vẽ dưới đây thể hiện kết quả mà chúng tôi nhận được

    Hình 11: Biều đồ thể hiện số chai tương ớt khách hàng mua trong một lần

    73% người được hỏi chọn chỉ mua duy nhất 1 chai. Điều này cũng dễ hiểu khi ở câu trên phần lớn số người được hỏi nói rằng họ thường mua tương ớt tại cửa hàng tạp hóa gần nhà, vậy nên họ có thể mua dễ dàng bất cứ khi nào mà họ muốn. Tiếp theo 24,1% mua 2-5 chai, họ thường chọn mua khi có khuyến mãi giảm giá hoặc tặng kèm,..những sự kiện này thường được diễn ra tại các siêu thị. Hay họ mua nhiều chỉ đơn giản vì họ thường xuyên sử dụng và muốn tiết kiệm thời gian đi lại nếu nơi họ ở không thuận tiện cho việc mua sản phẩm. Phần còn lại chọn mua từ 5 chai trở lên, có thể thấy nếu họ chọn mua sản phẩm trên các trang thương mại điện tử thì rất hiếm khi chỉ mua 1 chai mà họ thường mua 1 lốc hay 5 chai trở lên. Việc mua hàng tiêu dùng nhanh trên internet để đạt được mục đích sử dụng kịp thời thì người mua cần phải biết trước được khi nào sản phẩm mình dùng sắp hết để đặt mua trước vài ngày vì vậy nên họ thường mua một lần với số lượng lớn để đáp ứng đúng nhu cầu sử dụng “cần là phải có” của sản phẩm tiêu dùng nhanh

    Để phù hợp với nhu cầu sử dụng của người mua thì nhà sản xuất cũng cho ra rất nhiều loại, kích cỡ của các chai tương ớt. Với tỷ lệ là 70,9% lượt bình chọn mua tương ớt loại tiêu chuẩn gần gấp ba lần so với loại to. Đối với những người yêu thích, quen và thường xuyên sử dụng tương ớt thì loại chai to là lý tưởng do giá thành của loại lớn có phần tiết kiệm hơn so với loại tiêu chuẩn, dung tích lớn có thể giúp người tiêu dùng giảm tần suất đi mua. Nhưng phần lớn người tiêu dùng chọn loại tiêu chuẩn bởi nó rất phù hợp cho những người ít sử dụng (1 lần/tuần)và sử dụng với mức độ thỉnh thoảng (2-5 lần/tuần). Hơn nữa với kích cỡ nhỏ gọn và tiện lợi thì loại tiêu chuẩn rất được nhiều người chọn mua để phục vụ cho những chuyến đi, tiện lợi trong di chuyển…

    Hình 12: Dung tích tương ớt khách hàng thường sử dụng

    Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm tương ớt với thương hiệu, công dụng, mùi vị và giá cả khác nhau. Phần lớn những người tham gia khảo sát đều là học sinh, sinh viên nên khi được hỏi sẽ sẵn sàng chi trả bao nhiêu để mua 1 chai tương ớt, có đến 59,6% cho biết rằng họ chỉ chi trả dưới 20.000 VNĐ cho một chai tương ớt, tiếp theo 36,2% người không do dự khi chi trả từ 20.000-50.000 VNĐ, cuối cùng số người sẵn sàng mua 1 chai từ 50.000-100000 VNĐ và trên 100.000 VNĐ bằng nhau là 2,1%.

    Hình 13: Số tiền người tham gia khảo sát sẵn sàng chi trả cho một chai tương ớt

    Số liệu trên cho thấy một chai tương ớt với công dụng đa dạng và dung tích khá lớn thì giá cả hiện tại được bày bán trên thị trường là hoàn toàn phù hợp, những sản phẩm tương ớt nội địa nếu có thị phần và lượng người mua trung thành ổn định có thể tiến hành tăng giá từ 2000-5000 nhưng không nên để giá sản phẩm quá 20000, việc điều chỉnh giá khéo léo có thể tăng doanh thu mà doanh số bán hàng gần như không thay đổi. Có thể lấy ví dụ như tương ớt Chinsu đã làm rất tốt kế hoạch tăng giá sản phẩm mà không gây ảnh hưởng đến tâm lý khách hàng của họ. So với giá của những sản phẩm tương ớt nội địa thì những loại tương ớt ngoại nhập như tương ớt của Hàn Quốc, Mỹ, Trung Quốc,.. có giá thành nhỉnh hơn với hương vị khá lạ và độc đáo khác biệt so với tương ớt của các hãng trong nước. Do vậy đối với những người đã yêu thích hương vị độc đáo của những loại tương ớt đó và những người muốn tìm hiểu nhiều hơn những loại vị khác nhau thì họ sẽ không ngần ngại mà sẵn sàng chi trả với mức giá cao hơn.

    Khi được hỏi: Trong tình huống khi đi mua sắm loại tương ớt bạn thường sử dụng đã hết hàng, người tiêu dùng sẽ xử trí như thế nào. Thì có 58,2% khách hàng chọn mua ở nơi khác, tiếp theo đó là không mua chiếm 16,3%, số người chọn một nhãn hiệu thường xuyên được quảng bá trên truyền thông là 13,5%. Cuối cùng chọn đại loại khác để dùng tạm chiếm 12,6%.

    Không mua nữa, bao giờcó hàng thì mua Chọn một nhãn hiệu thường xuyên được quảng bá trên các phương tiện truyền thông

    Hình 14: Hành vi của người tiêu dùng khi đi mua sắm mà Tìm mua ở nơi khác loại tương ớt yêu thích hết hàng

    Chọn loại khác dùng tạm

    Hiện nay thị trường tương ớt Việt Nam ngày càng phát triển, độ phủ sóng của tương ớt rất rộng cho nên việc di chuyển sang địa điểm khác mua là rất dễ dàng, điều đó lý giải cho việc có tới 58,2% khách hàng chọn mua ở nơi khác. Qua đây, ta có thể khẳng định lòng trung thành của nhóm đối tượng này với sản phẩm tương ớt yêu thích của họ. Vì vậy mà việc xây dựng một thói quen sử dụng sản phẩm của các hãng tương ớt, cũng như duy trì và tạo dựng lượng khách hàng trung thành rất là quan trọng.

    16,3% khách hàng chọn không mua nữa và đợi khi có hàng thì sẽ mua, điều này cho thấy khách hàng không chỉ trung thành với sản phẩm mà còn rất là trung thành với địa điểm mua mà họ mua.

    13,5% người tiêu dùng chọn mua loại thường xuyên được quảng cáo trên các phương tiện truyền thông. Chứng tỏ rằng việc quảng bá sản phẩm cũng rất là quan trọng. Với việc quảng bá sản phẩm thường xuyên giúp các sản phẩm dễ được người tiêu dùng nhận biết và có thể lôi kéo được người tiêu dùng sử dụng sản phẩm. Rồi dần dần sẽ có thể tạo thêm được một lượng khách hàng mới.

    12,6% còn lại lựa chọn đại nhãn hàng nào đó để sử dụng thì chắc hẳn đây là nhóm người có nhu cầu sử dụng tương ớt không cao. Hoặc đây có thể là cơ hội để khám phá một mùi vị mới khác xa với hương vị quen thuộc mà nhãn hàng yêu thích mang lại.

    Để một lần nữa khẳng định về lòng trung thành của khách hàng thì chúng tôi tiến hành hỏi người tham gia khảo sát rằng khi trên thị trường ra mắt sản phẩm tương ớt mới thì liệu họ có mua hay không. Dưới đây là kết quả mà chúng tôi nhận được:

    Hình 15: Hành vi của người tiêu dùng khi thị trường ra mắt sản phẩm mới

    Có đến 57,4% khẳng định sẽ không mua sản phẩm mới đó. Điều này dễ hiểu khi đa phần họ đều có nhãn hiệu tương ớt yêu thích dành riêng cho mình; họ đã quen với hương vị đó nên khó có thể đổi sang một hương vị hoàn toàn xa lạ khác. Một phần nữa là do nhóm người tiêu dùng này rất quan tâm đến thông tin và chất lượng sản phẩm trước khi tiếp cận nhất là một sản phẩm mới chưa có quá nhiều nguồn thông tin để tìm hiểu.

    Tuy nhiên 42,6% người tiêu dùng sẵn sàng bỏ tiền để mua tương ớt về để dùng thử. Nhóm người tiêu dùng này tò mò và bị kích thích bởi việc nếm hương vị mới lạ. Họ sử dụng và xem xét liệu sản phẩm mới này có ngon và hợp khẩu vị không. Có thể coi họ là những người tiên phong và kể lại những trải nghiệm sử dụng, vì thế mà hiện nay có rất nhiều “nhóm, hội review sản phẩm” giãi bày cảm nhận khi trải nghiệm một sản phẩm mới; đây là nguồn thông tin khá chân thật mà những người đề cao tính an toàn trên có thể tham khảo trước khi đưa ra quyết định mua.

    2.7. Sử dụng và đánh giá sau mua

    2.7.1. Sử dụng

    Hiện nay tương ớt không chỉ đơn thuần là một thứ gia vị chấm mà nó được người tiêu dùng sáng tạo sử dụng theo nhiều cách đặc biệt khác như gia vị nấu, gia vị ướp để biến tấu ra những món mới lạ khác. Một nền ẩm thực độc đáo với vô vàn loại nước dùng từ tinh khiết, thanh đạm đến đậm đà như ở Việt Nam thì tương ớt gần như trở thành một loại gia vị ăn kèm ko thể thiếu đối với những món như phở, bún, mỳ,….

    Hình 16: Cách sử dụng tương ớt của người tham gia khảo sát

    mức độ quan trọng của tương ớt đối với người tham gia khảo sát khi thị trường tương ớt ngày càng phát triển như ngày nay Chúng tôi có đề cập đến tần suất sử dụng tương ớt của họ. Và kết quả thu được như sau:

    Hình 17: Tần suất sử dụng tương ớt của người tiêu dùng

  • 53,9% người có tần suất sử dụng tương ớt là 2-5 lần/tuần lên tới 53,9%, kế đó là những người tiêu dùng sử dụng trên 5 lần/tuần chiếm 26,2% và chỉ có 19,9% người sử dụng 1 lần/ tuần. Điều này chứng tỏ rằng tương ớt bây giờ đã trở thành một gia vị không thể thiếu của mỗi gia đình. Nó cũng quan trọng giống như muối, nước mắm. Lấy một ví dụ sinh động cho dễ hiểu đó là nếu không có tương ớt bạn sẽ đồ chiên rán với nước mắm hay một loại gia vị khác không phải tương ớt thì đảm bảo rằng vị của nó sẽ khá là lạ đó. Hay thỉnh thoảng ta bắt gặp trên Facebook các bài đăng như : mọi thứ trở nên ngon hơn khi có tương ớt hay tôi có thể chấm mọi thứ với tương ớt,…Qua đó ta thấy được giờ đây tương ớt không còn chỉ là sự lựa chọn mà nó là sự tất yếu trong căn bếp mỗi gia đình.
  • 2.7.2. Đánh giá sau mua

    Để có cái nhìn chân thật nhất chúng tôi đã đưa ra câu hỏi về sự đánh giá của người tiêu dùng về loại tương ớt mà họ thường sử dụng về giá cả, hương vị, mẫu mã, chất lượng,… Đây là một câu hỏi mở mà ở đây người tham gia khảo sát được nêu trực tiếp ý kiến của mình, sau quá trình đọc và lọc kỹ, chúng tôi có thể khái quát lại như sau:

  • -Phần lớn người tiêu dùng tin và tiếp tục sử dụng sản phẩm đang có trong gian bếp của họ là vì hương vị của sản phẩm ngon, phù hợp với khẩu vị của mọi người trong gia đình và hơn cả đó là giá thành rất hợp lý, mọi đối tượng khách hàng đều có thể mua, giao động trong khoảng 10.000-30.000 đồng là chúng ta đã có thể sở hữu một chai tương ớt tiêu chuẩn.
  • -Người tiêu dùng đánh giá cao thương hiệu sản phẩm mà họ đang sử dụng, một phần vì là thương hiệu lớn-đi kèm là sự phổ biến, phủ sóng rộng rãi cùng sự uy tín, đảm bảo chất lượng luôn ổn định, song song đó là bản thân người tiêu dùng qua quá trình sử dụng, trải nghiệm cũng tự nhận thấy ưu điểm của sản phẩm mà từ đó đưa ra quyết định có duy trì sử dụng tiếp hay không.
  • -Họ thấy loại tương ớt đang dùng là loại dễ mua, dễ tìm nhất và cũng có vị nổi bật hơn hẳn so với những loại khác. Từ đây, có thể thấy có những khách hàng rất sẵn sàng trải nghiệm đủ các mẫu mã sản phẩm khác nhau để tìm ra hương vị phù hợp nhất. Và khi đã thấy tương ớt của thương hiệu nào ngon thì những khách hàng này đa phần sẽ còn thử và mua thêm các sản phẩm khác cùng hãng như dầu hào, xì dầu,…
  • thống kê số người gặp vấn đề trong quá trình sử dụng sản phẩm

    Phần lớn 88,7% số người tham gia khảo sát trả lời không gặp phải vấn đề. Và dù con số 11,3% còn lại chọn có thì đó đa phần cũng là những vấn đề có thể khắc phục, tiết chế được như: Nắp chai sản phẩm khó đóng/ mở hay ăn nhiều gây nóng trong, mọc mụn,… Điều cần chú ý nhất ở đây là có khách hàng nêu ý kiến tương ớt của một số hãng còn khá lỏng, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm lý an toàn của người tiêu dùng. Nhóm chúng tôi nghĩ đây là ý kiến đáng được lưu ý và cần thay đổi, nâng cao chất lượng của một số nhà sản xuất.

    Một lần nữa để xác định được độ trung thành của khách hàng đối với một sản phẩm thuộc ngành hàng tiêu dùng. Chúng tôi có đưa ra câu hỏi: trong trường hợp nhãn hiệu tương ớt người tham gia khảo sát đang sử dụng gặp vấn đề thì họ có tiếp tục sử dụng hay không. Và đây là kết quả:

    Hình 19: Biểu đồ thống kê số lượng khách hàng tiếp tục sử dụng sản phẩm trong trường hợp nhãn hiệu đang gặp vấn đề

    Trong tất cả số câu trả lời nhận được thì có 79,4% người được hỏi nói rằng họ sẽ ngưng sử dụng sản phẩm nếu nhãn hiệu gặp vấn đề -một kết quả không quá bất ngờ. Tuy nhiên, con số 20,6% còn lại cũng rất đáng quan tâm vì đây là đối tượng khách hàng có sự trung thành, mang tâm lý ngại thay đổi,ngại trải nghiệm cái mới,… Điều này chứng minh rằng khi một thương hiệu gặp trục trặc thì tại thời điểm ban đầu, họ sẽ vẫn chưa bị khách hàng quay lưng hoàn toàn.

    Theo như kết quả chúng tôi thu được thì khi sản phẩm quen thuộc đang sử dụng gặp vấn đề, khách hàng có xu hướng:

  • -Đa phần người tiêu dùng đã có sẵn lựa chọn thứ hai và họ có thể ngay lập tức kể tên và chuyển sang tiêu thụ chúng. Từ đây, chúng tôi thấy và đánh giá được mức độ cạnh tranh giữa các thương hiệu rất cao, sự xếp hạng những cái tên sản phẩm trong tâm trí người dùng và độ quan trọng trong khâu đảm bảo, giữ gìn hình ảnh,… Vì chỉ cần một sai sót cũng là đòn đơn giản để tất cả khách hàng thân quen của mình chuyển sang tiêu dùng hàng của công ty đối thủ.
  • -Tuy nhiên cũng có không ít người trả lời rằng họ sẽ không ăn tương ớt nữa, đây chắc hẳn là những người thuộc 20,6% người bình chọn bên trên. Lý do đưa ra vì họ cảm thấy ngoài sản phẩm đang quen dùng ra thì không có mùi vị nào khác mà họ thích, cảm thấy không hợp khẩu vị,… Nhìn chung là những khách hàng này sẽ xem xét mức độ nghiêm trọng của sự việc, chờ động thái đính chính, cách xử lý của nhà sản xuất rồi mới đưa ra quyết định tiếp theo, vì họ cho rằng đôi khi có sai sót là không thể tránh khỏi.
  • Tiếp tục đến với một câu hỏi được mở ra với mong muốn nhận được ý kiến, sự cởi mở của khách hàng dành cho các nhãn hàng để họ có cơ hội biết và điều chỉnh trong tương lai. Phần lớn người tham gia trả lời rằng không có đóng góp gì thêm vì hiện tại họ đều đang rất hài lòng với sản phẩm đang dùng, mong nhà sản xuất hãy cứ duy trì như hiện tại. Song song với đó cũng là những góp ý rất sáng tạo như:

  • -Nhà sản xuất có thể thiết kế cải thiện thiết kế bằng cách làm thêm nắp ngược để khách hàng tận dụng tối đa khi tương ớt gần hết
  • -Có thêm nhiều loại hương vị -cấp độ cay để người mua có nhiều sự lựa chọn hơn.
  • -Ra mắt những hương vị đã từng xuất ra thị trường nước ngoài để bày bán ở trong nước.
  • Bên cạnh đó là những ý kiến về chất lượng sản phẩm như: Giảm chất tạo màu-mùi, nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nữa, có thêm các chương trình khuyến mãi,…

    Trên đây là những đóng góp mà các nhà sản xuất nên lưu ý và cân nhắc nghiên cứu.

    CHƯƠNG 3: TỔNG KẾT VÀ GIẢI PHÁP

    3.1. Tổng kết

    Qua 31 câu hỏi cùng quá trình nghiên cứu hành vi người tiêu dùng, nhóm chúng tôi tổng kết và từ đó rút ra những kết luận như sau:

  •  Phần trăm nữ giới quan tâm đến hàng tiêu dùng nhanh mà cụ thể là tương ớt-một loại gia vị-nhiều hơn số nam giới-số lượng nữ gấp đôi so với nam giới.
  • -Người đặt nhiều sự chú ý, quan tâm về chủ đề tương ớt hơn cả là giới trẻ-những người đang trong độ tuổi học sinh sinh viên.
  • -Trong đó những người tham gia phần nhiều là dưới 20 tuổi => Vậy nên họ chưa có thu nhập hoặc nếu có thì ở mức 1-5 triệu có từ việc làm thêm bán thời gian. Lý giải cho vấn đề thu nhập này một phần cũng do dịch bệnh ở thời điểm làm bài khảo sát nên nhóm thu được kết quả như trên
  •  Gần như tất cả mọi người đều đang sử dụng tương ớt, số rất ít 4/141 người được hỏi trả lời rằng vì họ gặp vấn đề sức khỏe nên sản phẩm cay nóng cần được hạn chế. Tuy nhiên họ vẫn sẵn sàng thử nếu sức khỏe cải thiện => Điều này cho thấy tương ớt là hàng hóa thực sự quen thuộc, và được nhiều khách hàng tin yêu, muốn trải nghiệm.
  •  Độ nhận diện:
  • -Nhãn hiệu tương ớt của Chinsu của Masan Consumer là sản phẩm có độ nhận diện tốt nhất, được yêu thích nhất bởi mùi vị, giá cả phải chăng, sự phổ biến, thói quen mua hàng,…
  • -Theo số liệu năm 2016, Masan Consumer cũng là công ty chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường với 43%.
  • -Điều đặc biệt là có 24,8% người tiêu dùng có thể tự làm tương ớt/ đang sử dụng tương ớt tự làm. Họ cho biết tương ớt nhà làm khi kết hợp với một số sản phẩm tương bày bán trên thị trường đem lại mùi vị rất ngon và hợp với nhiều món ăn.
  •  Trước khi mua bất kì một chai tương ớt nào khác với thói quen thường ngày, khách hàng sẽ tìm hiểu và tham khảo rồi mới đưa ra quyết định => Từ đây ta thấy được sự ngày càng thông thái và việc đề cao sức khỏe, tiêu tiền thông minh của người mua. Họ phần nhiều là xem thông tin qua các trang mạng cụ thể ở đây là đọc xem những trải nghiệm của những người đã tiêu thụ sản phẩm trước đó, hoặc qua lời người thân rồi mới tới việc tự tìm hiểu, xem báo đài,… => Việc giữ uy tín để khách hàng giúp mình quảng bá theo phương thức truyền tai nhau là biện pháp bán hàng tốt nhất
  •  Người mua có lựa chọn một chai tương ớt hay không còn dựa vào nhiều yếu tố mà quan trọng nhất là nguồn gốc xuất xứ, độ cay, giá cả, hỏi ý kiến người xung quanh rồi mới tới tìm hiểu thêm về nhãn hiệu, bao bì,…
  •  Dù bây giờ đang là thời đại 4.0 khi chúng ta có thể mua mọi thứ qua các sàn thương mại điện tử nhưng tương ớt lại là loại hàng chủ yếu được khách hàng mua trực tiếp tại các tạp hóa, siêu thị,… vì sự tiện lợi, thỏa mãn ngay được nhu cầu tiêu dùng.
  •  Đa phần khách hàng sẽ chỉ mua 1 chai/ 1 lần đi mua sắm, số lượng sẽ nhiều hơn khi có khuyến mãi. Chỉ người thường xuyên sử dụng và yêu thích tương ớt mới có xu hướng mua nhiều hơn, theo từng lốc hoặc 5 chai trở lên.
  • -Đối với người thích và thường xuyên sử dụng tương ớt, họ mới mua chai to. Nếu nhu cầu, tần suất dùng ở mức ít, vừa phải thì chai tiêu chuẩn vẫn là lựa chọn tốt và phổ biến với hơn 70% lượt bình chọn.
  •  Mức giá từ khoảng dưới cho đến trên 20.000 VNĐ một chút là mức giá phù hợp và là mức giá sẵn sàng chi trả cho một chai tương của người tiêu dùng.
  •  Nếu loại tương ớt quen dùng hàng ngày mà hết hàng, người mua thường ngay lập tức chuyển qua chỗ khác mua. Số ít còn lại sẽ tạm chọn một nhãn hiệu khác thay thế và dùng thử.
  •  Ngoài làm gia vị chấm ra thì công dụng của tương ớt đang ngày càng được tận dụng triệt để và sáng tạo thêm như để tẩm ướp, trang trí,…
  •  Tương ớt đang ngày càng là một loại gia vị không thể thiếu trong mỗi gia đình, điều này được chứng tỏ qua tần suất sử dụng từ 2-trên 5 lần/ 1 tuần của hơn 70% người tham gia khảo sát.
  •  Số ít khoảng 11.3% người dùng gặp vấn đề trong quá trình sử dụng sản phẩm được liệt kê ra như nắp chai khó đóng/ mở, nóng trong, mọc mụn hay họ đánh giá tương một số hãng còn khá lỏng,… Đây là những góp ý mà nhà sản xuất có thể xem xét và khắc phục trong những mặt hàng mình tung ra trên thị trường trong tương lai.
  •  Khi nhãn hiệu/ sản phẩm gặp vấn đề
  • -79,4% người tiêu dùng sẽ ngay lập tức ngưng sử dụng hoặc chuyển qua thương hiệu khác
  • -Số nhỏ còn lại sẽ chờ thông tin, lời giải thích từ nhà sản xuất
  • => Từ đây rút ra nhận định rằng nhà sản xuất luôn cần cẩn trọng trong khâu cho ra sản phẩm và trong cả việc giữ hình ảnh thương hiệu, vì dù có lượng khách hàng trung thành nhưng họ đặt sức khỏe, sự an toàn lên trên.
  • 3.2. Giải pháp

    a, Đối với những nhãn hiệu tương ớt đã có chỗ đứng trên thị trường:

  •  Luôn chú trọng an toàn vệ sinh, uy tín, chất lượng sản phẩm bởi họ đang có sẵn lượng khách hàng trung thành và cần duy trì, phát huy hơn nữa.
  •  Tăng cường khâu nghiên cứu thị trường nhằm cải tiến sản phẩm hơn nữa bằng cách thay đổi cấp độ cay cho từng loại đáp ứng từng đối tượng vùng miền, địa lý và dạng khách hàng khác nhau.
  •  Đưa ra thêm những sản phẩm mới nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng như có nhiều kích cỡ hơn,.. Có sản phẩm cỡ lớn để lưu tâm đến khách hàng công nghiệp như nhà hàng, khách sạn,…
  •  Cải tiến bao bì, tăng độ bắt mắt cho sản phẩm.
  • b, Đối với những nhãn hiệu thương ớt trẻ tuổi hoặc đang có ý định gia nhập thị trường Việt Nam:

  •  Phát triển và khai thác tối đa kênh phân phối để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhanh hơn
  •  Làm quảng cáo nhấn mạnh về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm
  •  Thiết kế những bao bì bắt mắt, đánh vào thị giác và gây ấn tượng với khách hàng.
  • c, Đối với các nhà sản xuất nói chung:

  •  Nên tìm hiểu và đánh vào tâm lý tiêu dùng của phái nữ ở khía cạnh giá cả, lợi ích, công dụng,… Bởi giới này dành nhiều sự quan tâm đến sản phẩm hơn và đặc biệt trong một gia đình thì họ thường là người nắm quyền chủ động chọn mua và quyết định xem có sử dụng tiếp hay không.
  •  Cần làm truyền thông và giữ hình ảnh tốt: Các nhà sản xuất có thể đưa ra các chương trình để làm sao khuyến khích được người tiêu dùng sau khi dùng sản phẩm tương ớt của mình và cảm thấy ngon miệng thì họ sẽ lên mạng đánh giá, viết nhận xét tốt bởi bây giờ mạng xã hội đang rất phát triển và những khách hàng cũng tìm hiểu trước khi mua gì đó mới qua những nền tảng mạng này.
  •  Bình ổn giá tương ớt.
  •  Luôn phân phối đều sản phẩm tại các cửa hàng, đại lý và kiểm tra thường xuyên, hạn chế tối đa trường hợp hết hàng, tránh việc người mua lựa chọn nhãn hiệu khác.
  •  Có thể nghiên cứu và thử nghiệm, nghĩ ra những công dụng, cách dùng mới của tương ớt và truyền bá đến người tiêu dùng như: Dùng chung tương ớt với nước mắm; dùng tương ớt Việt Nam thay cho tương ớt nước ngoài khi chế biến món ăn nước họ, …
  •  Lắng nghe ý kiến khách hàng nhận xét riêng về thương hiệu tương ớt của mình xem có vấn đề gì cần cải thiện hay không, ví dụ: Tương ớt lỏng quá, tương có mùi hắc, vị bị cay, …
  •  Tìm cách thiết kế bao bì mới để người tiêu dùng có thể tận dụng tối đa tương ớt và sử dụng chúng một cách tiện lợi.
  • KẾT LUẬN

    1. Những đóng góp của đề tài

    Đề tài đã tập trung được vào việc tìm hiểu hành vi tiêu dùng của giới trẻ Việt Nam đối với sản phẩm tương ớt về các vấn đề như: nguồn thông tin nhận biết sản phẩm, các yếu tố người tiêu dùng quan tâm đến khi mua sản phẩm của một thương hiệu, những sản phẩm được ưa chuộng, mức độ trung thành đối với thương hiệu,…

    Có thể thấy hiện tại vị thế của tương ớt trong căn bếp mỗi gia đình không hề kém phần quan trọng so với bất kì loại gia vị nào. Đề tài nghiên cứu đã giúp chúng ta hiểu vì sao mọi người lại yêu thích và lựa chọn sử dụng sản phẩm tương ớt như vậy cũng như để các nhà sản xuất tìm kiếm những giải pháp, bên cạnh đó còn là tiếp thu ý kiến đóng góp, từ đó để phát triển sản phẩm của mình trong tương lai.

    2. Hạn chế của đề tài

    Tuy nhiên song song với đó đề tài vẫn còn nhiều những hạn chế: số lượng đối tượng nghiên cứu còn ít và bị bó hẹp lại trong nhóm tuổi học sinh -sinh viên dẫn đến kết quả nghiên cứu chưa được khách quan và mang tính bao quát. Kinh nghiệm của nhóm nghiên cứu chưa nhiều dẫn đến một số vướng mắc trong nội dung khảo sát và nội dung vẫn chưa được tối ưu.

    3. Hướng phát triển của đề tài

    Qua đề tài trên ta đã có thể nghiên cứu thêm về đặc điểm và hành vi tiêu dùng của các lứa tuổi khác ngoài giới trẻ về các nhãn hiệu được yêu thích và tiêu dùng nhiều, kênh thông tin quảng bá thương hiệu hiệu quả, những đề xuất của người tiêu dùng… Từ đó xác định được những đặc điểm chung về tâm lý của khách hàng khi chọn mua và sử dụng sản phẩm cũng như hiểu được mong muốn và ý kiến của người tiêu dùng. Thông qua đó đưa ra một vài giải pháp để góp ý cho những thương hiệu tương ớt, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm trên thị trường Việt Nam.

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    Tài liệu trong nước

  • (1) Cha đẻ của loại tương ớt ‘thần thánh’ thống trị thế giới là người Việt <vietnamnet.vn>
  • (2) Tất tần tật những điều thú vị về tương ớt Chinsu <chisunngon.com>
  • (3) Ngọc Minh. Hành trình chinh phục khẩu bị Việt, thu về trái ngọt của Cholimex Food <vietnamnet.vn>
  • (4) Chilli Sauce <masangroup.com>
  • (5) Doanh nhân Sài Gòn. Thị trường nước chấm, tương ớt: Doanh nghiệp nội chiếm ưu thế <brandsvietnam.com>
  • Tài liệu nước ngoài

  • (1) The Investopedia team. Consumer Goods <investopedia.com>
  • (2) Will Kenton. Fast Moving Consumer Goods (FMCG) <investopedia.com>
  • (3) Fast Moving Consumer Goods <chegg.com>
  • (4) Matt Bray. Who invented hot sauce? A history in brief <pepperscale.com>