6 Lợi Ích Đã Được Khoa Học Chứng Minh Của Việc Đọc Sách

Trong một thế giới với đầy các loại màn hình như ngày nay, con người dễ dàng quên đi thú vui tao nhã của việc lật từng trang sách. Thực tế là, một cuộc khảo sát của HuffPost/YouGov với sự tham gia của 1000 người Mỹ trưởng thành đã chỉ ra rằng 28% trong số này chưa từng đọc một cuốn sách nào trong một năm qua.

tumblr_static_tumblr_static_81vnnd7ed0sogcoswgg8gc0g4_640

Nhưng sự thật thì đọc sách có thể không chỉ là một thú tiêu khiển hay bài tập tiếng Anh về nhà ở trường trung học. Một nghiên cứu được công bố đầu tháng này tiết lộ rằng việc yêu thích văn học có thể củng cố khả năng “thấu hiểu” của bạn. Nghiên cứu được in trong Tạp chí Khoa học này hé lộ việc đọc các tác phẩm văn học (mặc dù không phải là các tiểu thuyết nổi tiếng) giúp trau dồi một kỹ năng được biết đến là Theory of Mind, nó được NPR miêu tả là “khả năng “đọc” suy nghĩ và cảm xúc của người khác.”

Và đó không chỉ là cách duy nhất của việc trở thành một mọt sách giúp phát triển tâm trí và tính cách của bạn. Dưới đây là 6 lý do có cơ sở khoa học để đổi từ chiếc điểu khiển sang một cuốn tiểu thuyết.

1. Đọc sách giúp bạn thư giãn hơn

Căng thẳng ư? Hãy cầm một cuốn sách lên nào.   Báo cáo trên tờ Telegraph về các kết quả của một nghiên cứu được tiến hành vào năm 2009 tại trường Đại học Sussex công bố rằng đọc sách là cách hiệu quả nhất để giảm stress, hơn cả những sở thích điển hình như nghe nhạc, uống trà hay cà phê và kể cả đi dạo. Cách thức đánh giá dựa trên việc đo nhịp tim và sự căng cơ, các đối tượng thí nghiệm chỉ mất 6 phút để thư giãn ngay sau khi họ lật những trang sách.

Nhà nghiên cứu Tiến sĩ David Lewis nói với tờ Telegraph:  “Không quan trọng là bạn đọc loại sách gì, bằng cách thả tâm hồn mình vào một cuốn sách, bạn có thể thoát khỏi những lo lắng và căng thẳng của cuộc sống hàng ngày và giành thời gian khám phá thế giới tưởng tượng của tác giả.”

2. Đọc sách giúp bạn minh mẫn hơn

Theo một nghiên cứu được công bố trên ấn phẩm trực tuyến của Tạp chí Thần kinh học, đọc sách suốt đời có thể giúp bạn giữ một tâm trí minh mẫn ngay cả khi lớn tuổi. Nghiên cứu này bao gồm 294 người tham gia với độ tuổi trung bình là 89, phát hiện rằng những người yêu thích các hoạt động phát triển trí não, ví dụ như đọc sách, khi còn trẻ và về già ít gặp vấn đề suy giảm trí nhớ hơn so với những người không có cùng sở thích như vậy. Đặc biệt là, những người hay rèn luyện trí não khi về già sẽ ít bị suy giảm não bộ hơn 32% so với những người đồng trang lứa chỉ có những hoạt động rèn luyện trí não ở mức trung bình. Mặt khác, tỷ lệ suy giảm của những người không thường xuyên rèn luyện trí não là 48% cao hơn so với những người ở nhóm trung bình.

Robert S.Wilson, tác giả của bài nghiên cứu thuộc Trung  tâm Y tế Đại học Rush ở Chicago nói trong một bài phát biểu: “Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng luyện tập trí não bằng cách tham gia các hoạt động như vậy diễn ra suốt cuộc đời một con người, từ lúc thơ ấu cho tới tuổi già, là rất quan trọng tới sức khỏe trí não khi lớn tuổi. Theo đó, chúng ta không nên coi thường ảnh hưởng của hoạt động thường ngày như đọc hay viết đối với con em chúng ta, bản thân chúng ta và cả ông bà, bố mẹ của chúng ta.”

3. Và nó còn có thể ngăn chặn chứng bệnh Alzheimer

Vào năm 2001 tạp chí của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia (Proceedings of the National Academy of Sciences) công bố một nghiên cứu về những người trưởng thành có sở thích liên quan đến trí não như đọc hay xếp hình, có ít khả năng mắc chứng bệnh Alzheimer, trích dẫn từ bài báo của tờ USA Today. Mặc dù vậy, những nhà nghiên cứu chỉ tìm ra một mối liên quan chứ không phải quan hệ nhân – quả. Họ đã viết trong báo cáo: “Những phát hiện này được tìm ra có thể do việc lười hoạt động là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến căn bệnh này hoặc là vì việc lười hoạt động là dấu hiệu lâm sàng của bệnh Alzheimer, hoặc cả hai.”

Tác giả chính của nghiên cứu, tiến sĩ Dr. Robert P. Friedland,  phát biểu trên tờ USA Today: “Bộ não là một bộ phận như mọi bộ phận khác của cơ thể. Nó sẽ thoái hóa dựa theo cách mà con người sử dụng nó. Cũng như việc hoạt động chân tay giúp làm khỏe tim mạch, cơ và xương, những hoạt động trí não giúp bộ não khỏe hơn để chống lại các loại bệnh.”

4. Đọc sách có thể giúp bạn dễ ngủ hơn

Rất nhiều chuyên gia về giấc ngủ khuyến cáo nên đặt ra một thói quen giảm stress trước khi ngủ để thư giãn và chuẩn bị cho cơ thể nghỉ ngơi – và đọc sách có thể là một cách tuyệt vời để làm vậy (chừng nào cuốn sách đó thú vị đến nổi khiến bạn thức cả đêm để hoàn thành nó). Ánh sáng, bao gồm những ánh sáng đến từ các thiết bị điện tử, báo hiệu cho bộ não rằng đã đến giờ thức dậy, nghĩa rằng đọc sách dưới ánh đèn mờ tốt hơn là đọc sách trên laptop.

5. Đắm chìm vào một cuốn sách giúp bạn dễ cảm thông hơn

Theo như một nghiên cứu được được xuất bản bởi Tạp chí PLOS ONE, thả mình vào một tác phẩm tiểu thuyết có thể giúp bạn dễ cảm thông với người khác hơn. Các nhà nghiên cứu ở Hà Lan đã thiết kế hai thí nghiệm để chứng minh rằng những người “dễ được truyền cảm hứng” bởi các tác phẩm văn học thì có sự thông cảm cao hơn.

Báo cáo của nghiên cứu được viết rằng: “Trong hai thí nghiệm nghiên cứu, chúng tôi có thể thấy rằng khả năng thông cảm thay đổi đáng kể sau một tuần đối với độc giả xem các tác phẩm tiểu thuyết của Arthur Conan Doyle hay José Saramago. Đặc biệt hơn, những độc giả có cảm xúc dễ lay động của Doyle trở nên dễ thấu hiểu hơn, trong khi những độc giả có cảm xúc khó bị lay động hơn lại trở nên ít cảm thông hơn.”

Vậy nên hãy đắm chìm vào một câu chuyện đầy hấp dẫn, hay bị cuốn đi bởi những nhân vật tuyệt vời – điều đó sẽ rất tốt cho bạn!

6. Sách self-help có thể làm giảm bệnh trầm cảm

Những cuốn sách self-help có thể thực sự giúp đỡ chính bản thân bạn. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chÍ PLOS ONE cho rằng đọc sách self-help (hay còn gọi là “liệu pháp đọc sách”), kết hợp với việc hướng dẫn cách sử dụng chúng, có thể làm giảm mức độ trầm cảm sau một năm so với những bệnh nhân tiếp nhận phương pháp điều trị thông thường. Người tiến hành cuộc nghiên cứu, Christopher Williams của trường Đại học Glasgow phát biểu với BBC: “Chúng tôi nhận thấy rằng điều này có tác động y học lâm sàng quan trọng và kết quả thì rất tích cực. Trầm cảm làm giảm động lực của con người và khiến cho chúng ta nghĩ rằng thay đổi là điều không thể.”

Sách self-help còn có thể có tác dụng với những trường hợp trầm cảm nặng. Theo như một phân tích tổng hợp của đại học Manchester được ra đời vào năm 2013, những người bị trầm cảm nặng có thể được lợi từ những “phương pháp can thiệp cường độ thấp”, bao gồm sách self-help và các trang web tương tác, bằng hoặc nhiều hơn so với những người mắc chứng trầm cảm nhẹ hơn.

Theo bookaholic.vn