4 ngân hàng cho vay tín chấp doanh nghiệp lãi thấp, giải ngân nhanh

Hiện nay, trên thị trường tín dụng có rất nhiều sản phẩm đa dạng, được thiết kế dành cho doanh nghiệp, ví dụ như vay thế chấp, vay thấu chi, vay hợp vốn,… Trong đó, hình thức vay tín chấp dành được sự quan tâm của không ít khách hàng. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ vay tín chấp doanh nghiệp là gì, ngân hàng nào vay tín chấp lãi suất tốt nhất? Hãy tham khảo bài viết dưới cùng bePOS nhé!

Vay tín chấp doanh nghiệp là gì?

Hiểu đơn giản, vay tín chấp doanh nghiệp hoạt động dựa trên uy tín bên vay, chứ không phải qua tài sản đảm bảo. Ngân hàng sẽ xác định khả năng trả nợ của doanh nghiệp dựa trên một số yếu tố như lịch sử tín dụng, báo cáo tài chính, tính khả thi dự án,…

Để hiểu rõ hơn vay tín chấp doanh nghiệp là gì, bạn cần nắm một số đặc điểm cơ bản sau:

  • Cơ sở cho vay tín chấp:

    Như đã nói, ngân hàng cho doanh nghiệp vay vốn dựa vào độ uy tín, mà không cần tài sản đảm bảo. Chính vì vậy, hình thức này cũng đem lại nhiều rủi ro hơn cho ngân hàng. 

  • Hạn mức thấp hơn vay thế chấp:

    Hạn mức vay tín chấp doanh nghiệp thông thường chỉ lên đến vài trăm triệu. 

  • Lãi suất cao hơn vay thế chấp:

    Lãi suất vay thế chấp có thể rơi vào khoảng dưới 10%/năm. Đối với vay tín chấp, con số này thường dao động từ 10%/năm trở lên.

  • Điều kiện và thủ tục dễ dàng hơn:

    Khi vay thế chấp, doanh nghiệp phải trải qua quy trình thẩm định giá khá phức tạp, thậm chí phải chịu thêm chi phí phát sinh. Với vay tín chấp, thủ tục xét duyệt hồ sơ sẽ nhanh gọn hơn. 

vay-tin-chap-doanh-nghiep-duoc-quan-tam

Vay tín chấp doanh nghiệp được nhiều người quan tâm

Lợi ích khi doanh nghiệp vay tín chấp

Thực tế cho thấy, việc sở hữu tài sản thế chấp là không hề dễ dàng đối với doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp SMEs. Điều này khiến việc tiếp cận tín dụng ngân hàng trở nên khó khăn, trong khi nhu cầu về vốn lại rất cấp bách. Nắm bắt điều này, các ngân hàng đã triển khai dịch vụ cho vay tín chấp doanh nghiệp siêu nhỏ, vừa và nhỏ, nhằm giải quyết triệt để các vấn đề trên. 

Gói vay tín chấp doanh nghiệp có điều kiện và thủ tục rất gọn nhẹ. Quá trình duyệt hồ sơ cũng nhanh hơn rất nhiều so với vay thế chấp. Khách hàng được giải ngân nhanh, nhờ đó không bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh trên thị trường. Hơn nữa, dù hạn mức thấp hơn vay thế chấp, nhưng vẫn đủ đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp SMEs. Đây cũng là nhóm khách hàng hưởng lợi nhiều nhất từ các sản phẩm này. 

doanh-nghiep-nho-de-tiep-can-vay-tin-chap

Doanh nghiệp nhỏ dễ tiếp cận các gói vay tín chấp

Top 4 ngân hàng cho vay tín chấp doanh nghiệp

VPBank

VPBank luôn là lựa chọn hàng đầu khi nhắc đến các giải pháp tài chính phục vụ sản xuất, kinh doanh. Hiện nay, tại đây đang triển khai dịch vụ cho vay tín chấp doanh nghiệp vừa và nhỏ, với một số điểm nổi bật như sau:

  • Doanh nghiệp có thể bổ sung vốn kinh doanh mà không cần tài sản thế chấp, hạn mức vay hấp dẫn, hỗ trợ tối đa yêu cầu.  

  • Hình thức cấp vốn tại VPBank rất đa dạng, như

    vay thấu chi

    , vay theo hạn mức, vay theo món,… 

  • Hồ sơ vay tín chấp doanh nghiệp VPBank đơn giản, thủ tục xét duyệt nhanh chóng.

vpbank-cho-vay-tin-chap-doanh-nghiep-vua-va-nho

VPBank triển khai dịch vụ cho vay tín chấp doanh nghiệp vừa và nhỏ

KBank

KBank là một trong 3 ngân hàng lớn nhất Thái Lan hiện nay. Tháng 8 vừa qua, KBank chính thức hoạt động tại Việt Nam và khai trương văn phòng giao dịch ở TP.Hồ Chí Minh. Điểm mạnh của KBank là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dịch vụ tài chính, giúp tối ưu hóa trải nghiệm người dùng. Sản phẩm đầu tiên ngân hàng cho ra mắt tại Việt Nam là KBank Loan với tệp đối tượng nhắm đến là các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa. 

Với gói vay tín chấp doanh nghiệp KBank Loan, khách hàng sẽ được: 

  • Vay tín chấp kinh doanh lên đến 300 triệu đồng, không đòi hỏi tài sản bảo đảm.

  • Lãi suất vay tín chấp tại KBank chỉ từ 1,25%/tháng, không phát sinh chi phí ẩn, không bắt mua bảo hiểm. 

  • Doanh nghiệp có thể đăng ký Online, đồng thời, quá trình xét duyệt hồ sơ diễn ra rất nhanh chóng, chỉ khoảng 3 đến 5 ngày. 

  • Ngoài ra, nếu đăng ký vay qua đối tác của KBank là bePOS, doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ tối đa trong việc thẩm định hồ sơ và quản lý khoản nợ. 

vay-tin-chap-kbank

Cho vay tín chấp doanh nghiệp siêu nhỏ với KBank Loan

TPBank 

TPBank là cái tên tiếp theo bePOS muốn gợi ý đến bạn. Hiện nay, TPBank đang triển khai nhiều sản phẩm tín dụng đa dạng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Trong đó phải kể đến sản phẩm vay tín chấp doanh nghiệp TPBank. Cụ thể là:

  • Doanh nghiệp không cần sở hữu tài sản đảm bảo, mà vẫn có thể bổ sung vốn lưu động một cách dễ dàng. 

  • Hồ sơ vay tại TPBank đơn giản, dễ thực hiện. Thời gian phê duyệt và giải ngân cho khách hàng rất nhanh.  

  • TPBank triển khai dịch vụ dưới nhiều hình thức như cho vay, phát hành bảo lãnh, phát hành L/C. 

vay-tin-chap-tpbank-thu-tuc-don-gian

Vay tín chấp doanh nghiệp TPBank có thủ tục đơn giản, gọn nhẹ

ABBank

ABBank, hay còn gọi Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình, là một trong những ngân hàng dành được sự tin tưởng của rất nhiều doanh nghiệp. Hiện nay, tại đây đang triển khai hai gói dịch vụ tín chấp doanh nghiệp chính là:

  • SME Biz Loan:

    SME Biz Loan cho phép doanh nghiệp vay vốn không cần thế chấp, thời hạn tối đa lên đến 120 tháng, áp dụng với cả nội tệ và ngoại tệ.

  • SME Auto:

    Đây là gói vay tín chấp tài trợ doanh nghiệp mua ô tô phục vụ mục đích kinh doanh. Hạn mức vay tối đa lên đến 95% giá trị xe, thời hạn lên đến 7 năm. 

abbank-goi-vay-than-thien-doanh-nghiep-nho 

ABBank có nhiều gói vay thân thiện với doanh nghiệp nhỏ

Một số mẹo giúp doanh nghiệp được duyệt hồ sơ vay tín chấp nhanh chóng

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam thường gặp khó khăn khi tiếp cận tín dụng ngân hàng. Để tăng khả năng được xét duyệt hồ sơ thành công, doanh nghiệp cần chú ý một số điểm sau:

  • Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ:

    Hồ sơ vay vốn là cơ sở để ngân hàng đánh giá uy tín của doanh nghiệp, chính vì vậy cần phải chuẩn bị kỹ càng. Doanh nghiệp nên nghiên cứu chính sách của ngân hàng, tìm hiểu thủ tục và đảm bảo độ chính xác của thông tin cung cấp. 

  • Đảm bảo tính khả thi của dự án:

    Dự án vay vốn là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá khả năng trả nợ. Doanh nghiệp cần trình bày rõ ràng mục đích vay, kế hoạch sử dụng vốn, cùng các giấy tờ hợp pháp liên quan. 

  • Đảm bảo báo cáo tài chính tốt:

    Doanh nghiệp có doanh thu lớn, lợi nhuận tăng trưởng tốt, thì càng nhanh chóng được xét duyệt.

  • Điểm tín dụng CIC tốt:

    Thông thường, các ngân hàng sẽ xem xét lịch sử tín dụng người vay trong tối thiểu 12 tháng trở lại. Việc có một số điểm tín dụng cao sẽ nâng cao uy tín doanh nghiệp trước ngân hàng. 

doanh-nghiep-len-ke-hoach-su-dung-von-ro-rang

Doanh nghiệp cần lên kế hoạch sử dụng vốn rõ ràng

>> Xem thêm: 5 mẹo vay tín chấp an toàn, hiệu quả nhất năm 2022

Trên đây, bePOS đã giới thiệu những thông tin cơ bản về hình thức vay tín chấp doanh nghiệp. Nếu cảm thấy bài viết có ích, bạn hãy truy cập Website bePOS thường xuyên để cập nhật những kiến thức mới nhất trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp nhé!

FAQ  

Vay tín chấp doanh nghiệp có được trả hết nợ trước hạn không?

Doanh nghiệp được trả hết nợ trước hạn, nhưng phải trả phí phạt phá vỡ hợp đồng. Ngoài ra, một số ngân hàng cho phép tất toán trong một khoảng thời gian nhất định mà không phát sinh thêm chi phí nào.

Xem điểm tín dụng CIC của doanh nghiệp ở đâu?

Bạn có thể xem điểm tín dụng của doanh nghiệp trên Website cic.gov.vn, hoặc thông qua ứng dụng điện thoại của CIC. Bạn chỉ cần đăng ký tài khoản, điền chính xác thông tin là có thể nhận bản báo cáo về lịch sử tín dụng doanh nghiệp. Để nắm rõ chi tiết các bước thực hiện, bạn có thể tham khảo thêm bài viết “Hướng dẫn kiểm tra điểm tín dụng CIC từ A-Z” của bePOS.