Đường lối Cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam – đề cương văn hóa năm 1943 – Wattpad

                                    
                                              

Anh (chị) hãy phân tích nội dung đề cương văn hóa năm 1943. Những nội dung đó còn phù hợp với hiện nay không? Vì sao?

Trả lời:

    Đề cương văn hóa năm 1943 – Cương lĩnh văn hóa đầu tiên của Đảng do đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh trực tiếp soạn thảo – là sức mạnh tinh thần vĩ đại đã trở thành ngọn cờ cổ vũ, động viên giới tri thức, khoa học, văn học, nghệ thuật Việt Nam đương thời vào cuộc chiến đấu quyết liệt cho sự toàn thắng của cách mạng dân tộc dân chủ, bảo vệ truyền thống văn hóa dân tộc, xây dựng nền văn hóa mới của Việt Nam.

Đề cương văn hóa Việt Nam đã nêu ra ba nguyên tắc xây dựng nền văn hoa mới:

    Nguyên tắc một, dân tộc hóa văn hóa: Nền văn hóa mới phải chống lại mọi ảnh hưởng của nền văn hóa thuộc địa và thực dân phong kiến. Nếu như thực dân Pháp đã thực hiện chính sách ngu dân, đầu độc dân ta bằng thuốc phiện, làm cho dân lu mờ đi, nếu như chế độ phong kiến kìm hãm sự phát triển của nhân dân ta bằng thứ văn hóa cổ hủ, lạc hậu thì nền văn hóa mới yêu cầu chúng ta phải tiến hành đấu tranh chống lại thứ văn hóa nô dịch và phản động ấy, xây dựng một nền văn hóa độc lập dân tộc trên cơ sở hàng ngàn năm văn hóa của ta.

    Nguyên tắc hai, đại chúng hóa văn hóa: Là nguyên tắc chống lại những chủ trương, hành động làm cho văn hóa phản lại hoặc xa rời quần chúng. Chúng ta phải thật sự minh mẫn và sang suốt trước những lời rêu rao, ca tụng nền văn hóa tư sản Pháp. Trong quá trình xâm lược của thực dân Pháp chúng không ngừng nói đến cái hay cái tốt của văn hóa tư sản và réo rắt vào tầng lớp tri thức Việt Nam cuộc sống sung sướng, giàu sang khiến cho một số tri thức Việt Nam sa vào lối sống sính ngoại. Hơn nữa, cũng vì chính sách ngu dân khiến cho hơn chin mươi phần trăm đồng bào ta mù chữ khiến họ không thể nắm bắt được cái hay cái đẹp của văn hóa, nghệ thuật, hội họa. Do vậy có thể nói văn hóa thời kỳ này chỉ phục vụ cho tầng lớp thống trị trong xã hội và xa rời quần chúng nhân dân. Đề cương văn hóa ra đời đòi hỏi toàn dân ta tiến hành một cuộc cách mạng khôi phục nền văn hóa, phải làm sao cho dân biết chữ, biết đọc, biết viết, biết thưởng thức và tham gia sáng tạo nghệ thuật để văn hóa thực sự phục vụ quần chúng nhân dân.

    Nguyên tắc ba, khoa học hóa văn hóa: Văn hóa mới phải chống lại những nội dung phản tiến bộ, phản khoa học. Nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu cùng với những tư tưởng mê tín dị đoan, giáo điều. Thực dân Pháp sang xâm lược Việt Nam không những không giúp nhân dân ta thoát khỏi cảnh u mê, tăm tối mà còn lợi dụng điều đó để cai trị nhân dân ta. Vì vậy chúng ta phải tiến hành xây dựng một nền văn hóa mới dựa trên nguyên tắc khoa học, cụ thể là lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm kim chỉ nam cho suy nghĩ và hành động của nhân dân, tiến hành khoa học hóa văn hóa.

Tóm lại, Đề cương văn hóa Nước Ta năm 1943 có ý nghĩa vô cùng to lớn so với dân tộc bản địa Nước Ta. Nó là bản tuyên ngôn, là cương lĩnh tiên phong của Đảng về văn hóa trong những năm 40 của thế kỷ XX mà ảnh hưởng tác động của nó còn ảnh hưởng tác động sâu rộng đến tận sau này. Đề cương văn hóa là đỉnh điểm của trí tuệ thời đại, là nhận thức thâm thúy về tình hình đương thời và dự báo về tương lai. Do vậy cho đến nay bản Đề cương vẫn còn nguyên giá trị và nội dung của Đề cương vẫn còn tương thích. Văn hóa vẫn luôn là một mặt trận cùng với mặt trận kinh tế tài chính và chính trị để triển khai thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa văn minh hóa nước nhà .