14 Nguyên liệu làm phở cuốn: Ngon, Đơn giản tại nhà

Trong văn hóa ẩm thực Việt, phở cuốn là món ăn ngon tuyệt vừa dễ làm, dễ ăn còn đầy đủ chất dinh dưỡng. Thật hiếm có món nào lại có sự kết hợp thành phần đa dạng đến như thế. Vậy nguyên liệu làm phở cuốn ngon gồm những gì? Làm thế nào để chọn được nguyên liệu sạch, tươi ngon? Những thắc mắc kể trên sẽ được bật mí ngay bên dưới.

1. Nguồn gốc và ý nghĩa của món phở cuốn

1.1. Nguồn gốc của phở cuốn

Đối với người Việt, phở cuốn là món ăn quá đỗi thân quen, vừa đẹp mắt lại phù hợp với sở thích của nhiều người. Thế nhưng, để nói về nguồn gốc cũng như ý nghĩa thì không phải ai cũng rõ. 

Trước đây, người Hà Nội xưa tự hào với món phở truyền thống, hương vị ăn một lần nhớ trọn đời. Theo thời gian, từ món phở bò, phở gà quen thuộc người ta biến tấu, sử dụng thêm một số thành phần để cho ra đời món phở cuốn lạ miệng.

nguồn gốc phở cuốnnguồn gốc phở cuốn

Theo nhiều tín đồ cho hay, phở cuốn lần đầu xuất hiện là ở những hàng phở ngã tư Ngũ Xá. Những quán ở đây chuyên bán phở nước ban đêm phục vụ người qua đường cũng như khách tới xem bóng đá.

Có 1 câu chuyện thường được chủ quán và thực khách truyền tai nhau là vào một hôm quán hết nước dùng chỉ còn lại tệp bánh phở mỏng. Thế là người ta liền đem ra cuốn chung với thịt bò, các loại rau củ rồi chấm với nước mắm pha chua ngọt. Món ăn độc lạ ấy thế mà lại ngon đến không tưởng. 

Chính từ câu chuyện “định mệnh” ấy mà phở cuốn tươi ngon, màu sắc bắt mắt được ra đời và phổ biến đến tận hôm nay. Không chỉ được khách Việt yêu thích mà món ăn còn chinh phục được trái tim, dạ dày của rất nhiều thực khách ngoại quốc.

1.2. Ý nghĩa của món phở cuốn

Không chỉ nổi danh khắp thủ đô mà món ngon còn du nhập đến nhiều địa phương khác ở Việt Nam và cả nước ngoài. Hương vị thơm ngon với lớp bánh phở trắng mướt ôm trọn phần nhân đủ loại từ thịt heo, thịt bò, tôm, giò chả và rau xanh. Món ăn không chỉ bắt mắt bởi sự hòa quyện màu sắc mà còn ẩn chứa những ý nghĩa nhân sinh to lớn. 

ý nghĩa phở cuốný nghĩa phở cuốn

Sự đủ đầy, đa dạng nguyên liệu thành phần tượng trưng cho sự nguyên vẹn, sum vầy, no đủ. Phần bánh phở bao bọc bên ngoài đại diện cho mong ước gắn kết thiêng liêng của người Việt.

Ngoài ra, người ta thường bày các nguyên liệu lên một cái mâm hoặc xếp riêng gọn gàng thay vì cuốn sẵn.  Đó là một cơ hội vàng để kết nối yêu thương, chia sẻ những câu chuyện buồn vui trong cuộc sống.

✦✦✦ CHIA SẺ: Cách làm phở xào thịt bò

2. 14 Nguyên liệu làm phở cuốn cực phong phú, đa dạng

Phở cuốn thuở đầu chỉ đơn giản là bánh phở bọc ngoài với lớp nhân thịt bò, xà lách, rau thơm, dưa leo. Trải qua thời gian dài, người ta tìm tòi và kết hợp thêm rất nhiều nguyên liệu khác để cho phong phú lại hợp khẩu vị từng người. Cùng xem 14 loại nguyên liệu làm phở cuốn thập cẩm phổ biến nhất ngay bên dưới nhé!

chuẩn bị nguyên liệu phở cuốnchuẩn bị nguyên liệu phở cuốn

2.1 Bánh phở

Bánh được tráng mỏng, màu trắng nõn nà, bề mặt láng mịn, không bị rỗ. Nguyên liệu này thường được bán thành các xấp hình chữ nhật hoặc hình vuông với độ dài cạnh khoảng 15cm trở lên. 

Các lớp bánh dẻo dai, dễ tách, cuốn êm tay, không bị rách. Bánh phở đúng chuẩn thì khi ăn mềm nhưng không bị nát, có xíu mặn của muối và nhất định không bị chua hay sượng

2.2 Thịt heo

Thịt heo là thành phần phổ biến lại rất dễ mua. Có thể dùng nhiều phần thịt khác nhau để làm nhân cuốn nhưng hấp dẫn nhất vẫn là thịt ba chỉ có lớp nạc và mỡ. Thịt đem luộc chín khi ăn thì được thái con chì hoặc lát mỏng để cho dễ cuốn.

thịt heo cuốn phởthịt heo cuốn phở

2.3 Thịt bò

Chắc hẳn bạn đã từng ăn hoặc nghe qua phở cuốn thịt bò trứ danh của Hà Nội. Thịt bò được sử dụng là phần thăn bò mềm đem đi sơ chế và luộc chín để khử mùi hôi. Khi ăn thì cắt lát mỏng theo thớ để không bị dai, chú ý cắt mỏng và dài để cuốn. Đặc biệt hiện nay một số hàng còn sử dụng thịt bò băm nhỏ đem xào tái để làm nhân ăn cũng rất cuốn.

2.4 Tôm

Đối với các món cuốn của thì tôm là nguyên liệu thường xuyên được lựa chọn và phở cuốn cũng thế. Thịt tôm mềm, ngọt, nhiều dinh dưỡng làm cho hương vị cuốn phở thêm ngon, tròn vị. Phần tôm sử dụng thường là tôm sông có size vừa phải.

2.5 Bún

Để cung cấp thêm tinh bột và giúp người ăn no bụng thì phần nhân thường sử dụng thêm bún tươi. Sợi bún nhỏ, trắng ngần có độ dài được cắt vừa phải. Yêu cầu của bún là loại mới, có độ dai mềm, không dùng phụ gia, hàn the, khi ăn không bị chua.

bún cuốn phởbún cuốn phở

2.6 Dưa chuột

Dưa leo ăn mát, giòn sần sật, cắn đã miệng lại nhiều vitamin. Nguyên liệu đem đi rửa sạch, để hạt hoặc bỏ hạt đều được. Khi cuốn thì căn cứ và chiều dài bánh phở để thái dưa leo cho hợp lý, tránh thái quá mỏng làm mất độ giòn.

2.7 Cà rốt

Nguyên liệu có màu cam bắt mắt, chứa nhiều vitamin và chất xơ. Sau khi gọt vỏ và rửa sạch thì đem đi cắt sợi dài có độ dày vừa phải để khi ăn vừa giòn lại cảm nhận được vị đặc trưng của cà rốt.

2.8 Trứng

Nhiều người thường dùng thêm trứng chiên để tạo hương vị riêng cũng như thêm màu sắc sinh động cho món ăn. Trứng đem đánh cho thật tan, thật đều cùng với một số gia vị quen thuộc. Tiếp theo, đem đi chiên rồi thái sợi

trứng cuốn phởtrứng cuốn phở

2.9 Đậu hũ

Phần đậu hũ nên mua loại còn tươi, không bị chua. Sau khi mua về thì cắt thành từng bìa mỏng có độ dày chừng 5mm rồi đem chiên cho vàng giòn 6 mặt. Khi chiên xong thì để nguội và cắt lát

2.10 Giò chả

Muốn tăng thêm hương vị cho món ăn thì bạn có thể sử dụng thêm giò chả, xúc xích. Hiện nay có cả giò chả chay và mặn để bạn tiện sử dụng cho các món phở cuốn tương ứng. Để tìm được loại ngon bạn nên mua ở cơ sở uy tín, màu tự nhiên, ăn đậm đà, dai dai, không có hàn the. Giò chả mua về thì thái chỉ không quá dày cũng không được quá mỏng.

giò chả cuốn phởgiò chả cuốn phở

2.11 Rau sống

Để cân bằng lại vị và cung cấp thêm vitamin cho món ăn thì không thể nào thiếu đi các loại rau sống ăn kèm. Tùy theo thị hiếu mà bạn có thể lựa nhiều loại rau khác nhau.

2.12 Lạc rang/ hành phi

Ở nhiều nơi người đầu bếp thường dùng thêm lạc rang và hành phi để tăng độ bùi và độ béo cho món ăn. 2 nguyên liệu này hiện có bán nhiều ở các cửa hàng, khu chợ dân sinh hoặc tại các siêu thị. Tuy vậy để đảm bảo độ giòn thì bạn nên làm tại nhà. Cách rang lạc và phi hành cũng đơn giản, không tốn thời gian lại đảm bảo vấn đề VSATTP.

2.13 Gia vị

Món ăn nào cũng vậy đều không thể bỏ sót các loại gia vị. Thông thường bạn cần chuẩn bị muối, tiêu, bột ngọt, đường, hạt nêm, dầu ăn,… Bên cạnh đó tùy theo cách xào nấu mà có thêm gừng, hành, tỏi, ớt, chanh, giấm ăn.

gia vị phở cuốngia vị phở cuốn

Để ăn phở cuốn đúng vị thường người ta sẽ làm nước mắm tỏi ớt chua ngọt. Với loại nước chấm này thì cần có nước mắm, tỏi, ớt, chanh, giấm, đường, nước lọc. Bên cạnh đó, bạn có thể pha nước mắm nêm với các gia vị quen thuộc như: mắm nêm, dứa chín, tỏi, ớt, đường và lạc rang giã nhỏ.

✸✸✸ XEM THÊM: Phở bò Wagyu

2. Lưu ý khi chọn nguyên liệu để làm phở cuốn

Để tạo nên những cuốn phở đẹp mắt, hương vị ngon hảo hạng thì quá trình chọn nguyên liệu chiếm đến 50 – 70%. Chỉ cần một nguyên liệu chọn không kỹ, không tươi thôi là có thể phá hỏng luôn món ăn. Vậy nên, hãy lưu ngay 3 bí kíp dưới đây để chọn thành phần nguyên liệu cho chuẩn nhé!

2.1 Loại nguyên liệu

Phở cuốn nếu nhìn từ bên ngoài thì rất khó phân biệt chính xác nhân bên trong có những thành phần gì. Tùy theo loại phở cuốn chay hay mặn để chọn các nguyên liệu cho hợp lý. Đối với các món mặn thì nguyên liệu gồm cả thịt, giò chả mặn và các loại rau sống. Những nguyên liệu phở cuốn này dễ mua vô cùng, chỉ cần ra chợ, siêu thị hay tiệm tạp hóa đều có bán.

chọn loại nguyên liệu phở cuốnchọn loại nguyên liệu phở cuốn

Riêng với những món chay thanh mát, tốt cho sức khỏe thì phần nhân là các loại rau củ quả, bún, đậu hũ… Tuy nhiên để mua cho chuẩn bao gồm cả hạt nêm và nước mắm chay thì bạn nên ra các nơi bán đồ chay thì đều sẽ có.

2.2 SL nguyên liệu

Một câu hỏi được nhiều người thắc mắc trước khi làm món ăn là cần chuẩn bị bao nhiêu nguyên liệu và số lượng từng loại thế nào cho hợp lý? Về vấn đề này thường không có đáp án chuẩn xác tuyệt đối 100%. Tùy thuộc vào số lượng người ăn và sức ăn của mỗi người mà bạn cân đối thành phần cho hợp lý. 

số lượng nguyên liệusố lượng nguyên liệu

Bình thường, một người lớn sẽ ăn được từ 8 – 10 cuốn phở là no và đủ chất dinh dưỡng. Vì thế, có thể dựa vào điều này để ước lượng phần nguyên liệu chế biến món ăn cho vừa vặn. Nếu không chắc chắn vào nhận định của bạn thân thì bạn có thể mua dư ra một chút cũng không thành vấn đề.

2.3 Cách chế biến 

Mỗi loại đồ ăn phở cuốn lại có đặc điểm riêng biệt nên cách chế biến cũng rất khác nhau. Căn cứ vào thực phẩm sống hay chín mà bạn sơ chế và xào nấu cho phù hợp.

Đối với các thực phẩm như thịt, tôm, đậu hũ, trứng chiên thì cần phải đem đi nấu chín. Khi sơ chế nguyên liệu là các loại thịt hay tôm bạn cần rửa thật sạch và loại bỏ các bộ phận thừa. Trong công đoạn này bạn cần sử dụng thêm các loại gia vị như chanh, muối, giấm, gừng,… để loại bỏ mùi hôi khó chịu và chất bẩn. Khi nấu chín thì đem ra thái sợi vừa ăn.

chế biến phở cuốnchế biến phở cuốn

Còn với các loại thực phẩm như bánh phở, bún, giò chả thì bạn mua về có thể ăn liền. Nếu cẩn thận hơn thì có thể đem trụng sơ bún với nước nóng. Riêng với các loại rau sống, cà rốt cũng như dưa chuột thì bạn chỉ cần nhặt kỹ càng, rửa sạch, sau đó bỏ vào rổ cho ráo. Dưa leo, cà rốt, giò chả thái dài với độ dày vừa phải để ăn vẫn cảm nhận được vị riêng.

Nguyên liệu làm phở cuốn phải nói cực kỳ phong phú, kết hợp hài hòa tạo nên món ăn ngon, hấp dẫn, hút mắt lại tốt cho sức khỏe. Bỏ túi một vài lưu ý trong cách chọn và sơ chế các thành phần để có món ăn đúng điệu