12 mẹo chụp ảnh phong cảnh đẹp mắt không thể bỏ qua
Việc sử dụng các bước hướng dẫn chụp ảnh phong cảnh sẽ khiến tấm ảnh của bạn bước lên một tầm mới chuyên nghiệp hơn. Theo đó, với 12 Tips chụp ảnh phong cảnh cần thiết dưới đây sẽ giúp bạn có được bức hình ưng ý.
Landscape photography là một trong những thể loại khá phổ biến trong giới nhiếp ảnh gia. Kể cả đối với người chuyên nghiệp hay không chuyên thì cũng có nhiều lý do để bạn tự hỏi tại sao mình lại bị lôi cuốn bởi thể loại ảnh này đến thế. Vậy sao không xách máy lên, bước ra ngoài và hòa mình với thiên nhiên, phần nào đó sẽ cho chúng ta thêm kinh nghiệm chụp những bức ảnh bình yên tránh khỏi nhu cầu của cuộc sống xô bồ hiện đại.
Nội Dung Chính
Cài đặt máy ảnh
Sẽ không có một cách thiết lập nào chính xác áp dụng cho thể loại chụp ảnh phong cảnh. Tuy nhiên, đối với thể loại này bạn sẽ thường dành nhiều thời gian để cân nhắc về các cài đặt cho máy trước khi bấm chụp. Nếu bạn là một người mới thì các chế độ chụp như ưu tiên khẩu độ hoặc ưu tiên tốc độ vẫn có thể hỗ trợ bạn rất nhiều. Trong khi đó, cài đặt chế độ thủ công thường được những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp sử dụng khi họ đã rất quen với các chế độ phơi sáng.
Một vài ví dụ để bạn hiểu rõ hơn khi thiết lập các cài đặt cho máy ảnh ví dụ như để chụp được dòng nước chảy mượt mà, tốc độ màn trập thấp và chỉ số khẩu độ ca sẽ là chìa khóa cho bức ảnh. Hoặc nếu bạn chụp ảnh trong môi trường ánh sáng thay đổi thì chuyển cài đặt độ nhạy sáng ISO thành Auto ISO, khi đó bạn có thể duy trì kiểm soát cả tốc độ màn trập và khẩu độ.
Sử dụng chân máy Tripod
Hầu hết các bức ảnh phong cảnh rất cần đến chân máy để ổn định hình ảnh. Việc chụp cầm tay rất hạn chế trong việc chống rung nhẹ. Theo đó, trong ảnh chụp phong cảnh, không nhất thiết yêu cầu phải chụp ảnh nhanh chóng mã hãy dành thời gian để cân nhắc tới bố cục, ánh sáng và tiếp tục căn chỉnh sao cho đến khi bạn cảm thấy hài lòng. Ngoài ra, đây cũng là lý do chân máy đặc biệt hữu ích nếu bạn muốn chụp với tốc độ cửa trập thấp.
Đầu tư nhiều loại kính lọc
Trong nhiếp ảnh phong cảnh, việc đầu tư vào một số bộ lọc (filter) là điều bắt buộc. Nhiều loại kính lọc khác nhau trên thị trường sẽ giúp cải thiện chất lượng ảnh chụp của bạn. Có ba bộ lọc quan trọng mà bạn nên biết cho ảnh chụp phong cảnh đó là: bộ lọc phân cực giúp giảm độ chói và làm xanh bầu trời, bộ lọc ND giúp giảm cường độ sáng đến cảm biến để giảm cài đặt tốc độ cửa trập khi cần và bộ lọc graduated ND (bộ lọc độ sáng theo vùng) giúp làm tối bầu trời và cân bằng lại độ phơi sáng.
Tiếp cận chế độ chụp ảnh đen trắng
Có một số bức ảnh phong cảnh có màu sắc tuyệt vời trong khi những bức khác được thực hiện với màu đen và trắng. Sử dụng ảnh chế độ chụp ảnh đen trắng sẽ rất hữu ích khi cần lột tả họa tiết và hoa văn trong hình ảnh phong cảnh.
Điều chỉnh màu sắc ảnh phù hợp
Trong khi monochrome có thể làm rất tốt với việc chụp ảnh đơn sắc thì ảnh màu lại là hình ảnh đắt giá khi lột tả sự sống động của thiên nhiên. Theo đó, bạn có thể điều chỉnh điều này trực tiếp trong máy ảnh ở chế độ White Balance. Chế độ này vừa có thể thiết lập trực tiếp trong máy ảnh hoặc thay đổi nó trong giai đoạn hậu kỳ ảnh Raw.
Sử dụng ống kính góc rộng
Ống kính góc rộng là một sự lựa chọn thường thấy khi các nhiếp ảnh gia tiếp cận thể loại chụp ảnh phong cảnh. Thông thường, ống kính góc rộng trên máy ảnh FullFrame được phân loại theo độ dài tiêu cự từ 15-35mm. Theo đó, bạn có thể sở hữu cho mình ống kính góc rộng ở khoảng cách tiêu cực cố định hoặc thay đổi tùy vào sự lựa chọn của bạn.
Một ống kính góc rộng cho phép rất nhiều chi tiết tham gia vào tiền cảnh. Theo đó, bạn cần chọn lọc các yếu tố để lấp đầy khung hình mà không ảnh hưởng đến sự xuất hiện của chủ thể của bạn. Ngoài ra, một chiếc ống kính góc rộng cũng có thể khiến bức ảnh của bạn bị méo mó. Bởi vậy mà đối tượng ảnh của bạn cần được đặt vào giữa khung hình và chú ý vị trí, góc chụp sao cho hình ảnh có bố cục tốt nhất.
Sử dụng ống kính thay đổi tiêu cự
Một chiếc ống kính có khoảng tiêu cự từ 70-200mm cũng có thể hoạt động tốt cho thể loại nhiếp ảnh phong cảnh. Đặc biệt, ống kính tele giúp chụp xa tốt hơn nếu bạn muốn chụp được các chủ thể không ở gần mình. Lúc này, nếu sử dụng một ống kính góc rộng sẽ ít phù hợp hơn khi bạn cần chụp đối tượng ở cách xa vị trí mà bạn đang đứng. Điều này cho phép bạn không cần phải tiến lại gần chủ thể mà vẫn có thể chụp được một cách rõ ràng.
Chú ý đến điều kiện ánh sáng và thời tiết
Việc chụp thể loại phong cảnh đòi hỏi bạn phải tập thích nghi với môi trường tự nhiên. Bạn không thể kiểm soát được hết các yếu tố như ánh sáng ngoài trời, thời tiết mưa gió, sương mù trong ngày, độ che phủ của mây… nhưng bạn hoàn toàn có thể học hỏi kinh nghiệm của những người chuyên chụp ảnh phong cảnh để đảm bảo điều chỉnh thông số máy phù hợp với môi trường bên ngoài.
Đảm bảo độ phơi sáng chính xác
Trong chụp ảnh phong cảnh, để hạn chế sự khác biệt giữa vùng sáng, vùng tối cần sử dụng kỹ thuât bù phơi sáng (Bracketing). Đây là cách mà các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp chuyên dùng để đảm bảo độ phơi sáng chính xác, đặc biệt trong các điều kiện thiếu sáng.
Việc sử dụng thước đo sáng chính là công cụ để kiểm tra về khả năng mất cân bằng trong mỗi lần chụp của bạn. Dựa vào thước đo sáng, bạn có thể tự mình điều chỉnh lại khẩu độ, tốc độ màn trập và ISO trên máy ảnh sao cho ánh sáng được cân bằng. Ngoài ra, trong giai đoạn chỉnh sửa, bạn cũng có thể điều chỉnh lại độ phơi sáng để có được bức ảnh hoàn hảo hơn.
Tìm ra góc chụp của riêng bạn
Vấn đề đặt ra chính là sự lặp lại các góc chụp quen thuộc ở cùng một địa điểm quen thuộc với nhiều thợ ảnh chuyên nghiệp. Việc tìm kiếm các góc chụp riêng của mình mang tới sự mới lạ, độc đáo cho bức ảnh, khuyến khích các bạn khám phá ra nhiều góc nhìn mới mà ít ai phát hiện ra.
Tự đặt ra các dự án cá nhân
Một bức ảnh đẹp rất cần có nội dung truyền tải cụ thể. Việc lên kế hoạch để tạo ra những tấm hình thú vị sẽ khiến bạn tập trung tìm hiểu vào từng đối tượng. Lấy ví dụ: khi bạn bắt tay vào thực hiện chủ đề về ánh sáng, bạn sẽ cần thực hiện tìm hiểu các kỹ thuật chụp phơi sáng phù hợp với đối tượng của bạn. Hoặc khi bạn muốn chụp phong cảnh vùng cao, bạn sẽ cần nghiên cứu thời điểm chụp, cách chụp, góc chụp… để đảm bảo lấy được khung hình ưng ý nhất.
Tạm kết
Khi tiếp cận một thể loại nhiếp ảnh mới rất cần sự chuẩn bị kỹ càng, đặc biệt là khả năng thực hiện của bộ máy ảnh, ống kính cùng với các hướng dẫn chụp ảnh cụ thể. Đối với nhiếp ảnh Landscape cũng vậy, nhưng điều quan trọng hơn cả vẫn là khi bạn dám đi khám phá những vùng đất mới và chụp ra các bức ảnh thiên nhiên đẹp mắt.