06 “tuyệt chiêu” giúp sinh viên “nói không” với thất nghiệp khi ra trường

Điều này lại càng khiến cho các bạn sinh viên hoang mang trước nhiều lựa chọn. Nắm chắc 06 bí kíp sau, chắc chắn DNUer sẽ có một công việc tốt sau khi ra trường.

1. Bỏ ngay suy nghĩ “có bằng đại học là có việc làm”

Có rất nhiều sinh viên ra trường không có kiến thức chuyên môn để đáp ưng yêu cầu tuyển dụng và làm việc thực tế của doanh nghiệp. Lý do là trong quá trình học đại học, các bạn chỉ học để đối phó, học để qua môn và cho rằng kiến thức trường đại học trang bị cho mình là không cần thiết, là nhồi nhét. Đặc biệt, rất nhiều bạn trẻ còn có suy nghĩ “có bằng đại học là auto có việc làm”.

Thực tế không phải vậy. Nếu bậc phổ thông dạy văn hóa, cách sống, cách làm người và những kiến thức cơ bản để hòa nhập đại trà vào xã hội thì trường đại học dạy cách tư duy, cách phát triển tri thức để giải quyết công việc ở mức độ cao phục vụ cho việc kiếm sống, làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội.

Hiện nay, các cơ quan, doanh nghiệp chỉ coi bằng cấp là giấy thông hành để bạn được vào phỏng vấn xin việc. Nếu bạn làm việc được, tấm bằng ấy có giá trị; không làm được việc, tấm bằng ấy vô nghĩa. Chính vì thế, hãy bỏ ngay suy nghĩ “có bằng đại học là có việc làm”, xác định rõ mục tiêu, trân trọng cơ hội học tập mình đang có và nỗ lực không ngừng để đạt được kết quả học tập tốt nhất. Học nhiều khác bằng nhiều; thực học không gắn liền với bằng cấp.

2. Kỹ năng tốt là ưu thế giúp bạn cạnh tranh và khẳng định giá trị

Ngoài kiến thức chuyên môn, bạn cần phải trang bị cho mình đầy đủ các kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng mềm cần thiết ngay khi còn ngồi ghế nhà trường. Kỹ năng tốt là ưu thế giúp bạn cạnh tranh và khẳng định giá trị bản thân.

Với kỹ năng nghề nghiệp, bạn có thể trang bị bằng cách tích cực tham gia trải nghiệm môi trường thực tế của doanh nghiệp thông qua thăm quan, kiến tập, thực tập, nghiên cứu khoa học, lựa chọn các công việc làm thêm đúng với chuyên ngành mình học…

Với kỹ năng mềm, bạn có thể trang bị sự tự tin, kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình, đàm phán, xử lý tình huống… bằng cách học và ứng dụng thật nhuần nhuyễn các kiến thức mà các học phần kỹ năng mềm trong trường mang lại.

3.Thái độ quan trọng hơn trình độ

Nếu đem “thái độ” và “trình độ” đặt lên bàn cân để so sánh, chắc hẳn nhiều người sẽ xem trọng trình độ. Nhưng ít ai biết rằng thái độ làm việc nghiêm túc, cầu thị, cầu tiến và chuyên nghiệp mới là chìa khóa giúp chúng ta được trọng dụng.

Trên biểu đồ nhân sự, kiến thức chỉ chiếm 4%, kỹ năng 26% còn thái độ chiếm tới 70%. Hầu như bất cứ công sở nào cũng chỉ sử dụng lao động có kiến thức chuyên ngành tốt ở những vị trí bình thường, càng tiến lên vị trí cao hơn thì các yếu tố kỹ năng, thái độ lại càng trở nên quan trọng.

Tại trường Đại học Đại Nam, sinh viên được dạy về thái độ sống, thái độ làm việc, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, đàm phán, xử lý tình huống… ngay từ khi mới bước chân vào trường. Những tiết học kỹ năng mềm trên lớp, những buổi trải nghiệm trại kỹ năng mềm đã giúp sinh viên Đại học Đại Nam trang bị sớm, đầy đủ kỹ năng và hiểu rằng “thái độ quan trọng hơn trình độ”.

4.Kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chuyên ngành

Rất nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học bị “sốc” khi đọc các bản tin tuyển dụng đều yêu cầu có kinh nghiệm. Nhiều bạn nói rằng chúng em mới ra trường thì lấy đâu ra kinh nghiệm? Điều này lại phải quay ngược lại để hỏi chính các bạn, trong thời gian học đại học đã thực sự dành thời gian để tích lũy kinh nghiệm chưa?

Tuy nhiên muốn có kinh nghiệm thì phải đặt ra ngay 2 yếu tố: kinh nghiệm sống và kinh nghiệm nghề nghiệp.

Kinh nghiệm sống thì có thể bạn làm thêm ở bất cứ lĩnh vực nào. Nhưng kinh nghiệm nghề nghiệp thì bạn phải chọn nơi mình làm thêm phù hợp với nghề nghiệp của mình. Ví dụ học Dược nên làm thêm ở hiệu thuốc hoặc các Công ty Dược; Học Y làm ở phòng khám, bệnh viện; Học Kinh tế thì nên đi làm tiếp thị, sale…; học chuyên ngành Du lịch có thể làm thêm tại hệ thống các khách sạn, khu du lịch…

5. Đừng bao giờ xem nhẹ “ngoại ngữ”

Ngoại ngữ tốt luôn là ưu thế của bất kỳ ngành nghề nào. Biết thêm một ngoại ngữ là sống thêm một cuộc đời. Thời buổi công nghệ mà sinh viên ra trường không có ngoại ngữ (nhất là tiếng Anh) thì đó là điều bất lợi ngay từ vòng hồ sơ chứ chưa nói trong quá trình làm việc.

Ngoài  tiếng Anh, bạn có thể học thêm các ngôn ngữ khác, như: Tiếng Trung, tiếng Hàn, Tiếng Nhật thì đó chính là ưu thế để có thể “mặc cả” lương với các nhà tuyển dụng. …

6. Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa

Thứ nhất, các hoạt động ngoại khóa rèn cho bạn kĩ năng làm việc nhóm. Kĩ năng này cực kì quan trọng bởi trả lời cho câu hỏi tại sao năng suất lao động của người Việt Nam thấp nhất thế giới chính là kĩ năng làm việc nhóm của người Việt là yếu nhất thế giới.

Thứ hai, các hoạt động ngoại khóa của trường Đại học Đại Nam, đặc biệt là các câu lạc bộ học thuật sẽ là nơi giúp cho sinh viên ôn lại kiến thức đã học và tìm hiểu chuyên sâu hơn hoặc ứng dụng kiến thức đó vào thực tế cuộc sống.

Thứ ba, người ta có câu: “tiền của người kinh nghiệm cho mình” chính là bạn nên tận dụng các hoạt động ngoại khóa để lấy cho mình các kinh nghiệm để thậm chí tự xin tổ chức các sự kiện trong khuôn khổ nhà trường cho phép để mình được trải nghiệm cả thành công cũng như thất bại (có thể) mà mình không mất bất cứ thứ gì…

Cuối cùng, việc tham gia các hoạt động ngoại khóa hoạt động xã hội không những góp phần làm tăng hiệu học quả học tập mà còn giúp sinh viên phát triển các kỹ năng xã hội, tăng cường sức khỏe thể chất, cũng là nơi bạn có thể thể hiện tinh thần tương thân tương ái, sống có trách nhiệm hơn với bản thân, gia đình và cộng đồng đất nước…

Nếu bạn tích lũy cho bản thân đủ 6 yếu tố trên đây thì chắc chắn bạn không bao giờ có thể thất nghiệp. Các doanh nghiệp sẽ luôn sẵn sàng rộng mở cánh cửa để chào đón bạn.