Yêu cầu đối với người Dược sĩ lâm sàng | Ngành dược
Kiến thức kỹ năng
Yêu cầu đối với người Dược sĩ lâm sàng
Đăng lúc
Nếu bạn đang là Dược sĩ lâm sàng (clinical pharmacist); hoặc bạn được phân công làm việc ở bộ phận Dược lâm sàng (clinical pharmacy) hay đơn giản là bạn đang có mong muốn được trở thành người làm Dược sĩ lâm sàng. Bạn đã hiểu hết về tính chất công việc này chưa? Bạn hãy tự đánh giá mình đã đạt được các yêu cầu sau đây chưa nhé.
(1)
Đạt được sự thành thạo trong việc vận dụng kiến thức dược vào thực tế lâm sàng.
(2)
Làm quen với quy trình thiết lập chẩn đoán và cách theo dõi của y.
(3)
Có khả năng phân tích nhanh việc điều trị bằng thuốc trên bệnh nhân.
(4)
Biết cách ghi nhận tác dụng phụ của thuốc trong các báo cáo ADR và hiểu cách quy trách nhiệm cho thuốc gây tác dụng phụ.
(5)
Đạt được kỹ năng giao tiếp trong các nhiệm vụ sau
– Giao tiếp với bệnh nhân về những thông tin sử dụng thuốc trước khi vào viện
– Giao tiếp với các đồng nghiệp y tế khác
– Giao tiếp, tư vấn cho bệnh nhân trong những tình huống đặc biệt.
(6)
Đạt được kỹ năng viết và nói về những dữ liệu khoa học và kỹ thuật.
(7)
Đạt được kỹ năng thiết lập và tổng hợp bằng ngôn ngữ viết:
– Nghiên cứu từng ca
– Những tư vấn cho bệnh nhân
– Ý kiến về dược
(8)
Đạt được kỹ năng tạo sự can thiệp đúng lúc, hợp lý hợp tình.
(9)
Đạt được kỹ năng đánh giá bình luận và lý giải về những dữ liệu khoa học hoặc lâm sàng.
(10)
Trợ giúp việc phân phối thông tin kinh tế trong các lĩnh vực thuộc vai trò của người dược sĩ.
(11)
Tham gia và hợp tác trong việc phát triển về dược động học và hiệu đính quy trình lấy mẫu; quy trình định lượng thuốc; diễn dịch các kết quả và lập kế hoạch dùng thuốc.
(12)
Tham gia phát triển pha chế, bào chế thuốc, pha các dịch truyền hóa chất độc với tế bào, hòa tan các dịch truyền dinh dưỡng cho người lớn và trẻ em; và các thuốc tiêm khác (như kháng sinh, thuốc kháng virus, yếu tố tăng trưởng tế bào. . .) theo tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt (GMP).
(13)
Nhạy cảm trong việc đánh giá chất lượng toàn bộ để đáp ứng yêu cầu tối ưu hóa điều trị; ngăn ngừa được bệnh gây ra do thuốc (kỹ năng thiết lập quy trình, cung cấp thông tin tốt và vận hành quy trình ngăn ngừa nguy cơ sai sót)
(14)
Vận dụng kiến thức dược trong nghiên cứu giải pháp cải thiện vệ sinh vô trùng trong bệnh viện (chất sát khuẩn, diệt khuẩn,khử khuẩn). Ngăn ngừa các nhiễm trùng có liên quan đến việc dùng kháng sinh.
(15)
Khởi xướng việc nghiên cứu chất lượng vật dụng y tế vô trùng dùng trong nội – ngoại khoa và sử dụng trong chuyển giao thuốc.
Thật vậy, Dược sĩ nói chung và Dược sĩ lâm sàng nói riêng là những công việc rất khó khăn. Không trực tiếp khám chữa bệnh cho bệnh nhân như người bác sĩ và cũng không trực tiếp chăm sóc; thăm khám cho bệnh nhân như điều dưỡng viên nhưng người Dược sĩ lại là người trực tiếp bốc thuốc cho bệnh nhân dựa trên những ghi chép của bác sĩ; nếu thiếu sự cẩn thận và y đức nghề nghiệp thì nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của một con người. Do đó; hãy thực sự hiểu rõ những gì bạn đang làm, dù bạn làm ở bất cứ công việc nào nhé!