Yêu cầu chuẩn kiến thức và kỹ năng đối với giáo viên Tiểu học – 123docz.net

8. Dự kiến cấu trúc của đề tài

1.5.2. Yêu cầu chuẩn kiến thức và kỹ năng đối với giáo viên Tiểu học

dạy học môn Toán.

1.5.2.1. Yêu cầu chuẩn kiến thức và kỹ năng đối với giáo viên trong dạy học
các môn học nói chung.

a. Chuẩn kiến thức:

Trong Điều 6 Quy định về chuẩn kiến thức nghề nghiệp của giáo viên
Tiểu học có những yêu cầu cụ thể thuộc lĩnh vực kiến thức mà giáo viên Tiểu
học cần đạt được. Trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi chỉ tập trung vào yêu
cầu về kiến thức cơ bản. Yêu cầu này gồm các tiêu chí sau:

a1) Nắm vững mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình, sách giáo
khoa và các môn học được phân công giảng dạy.

a2) Có kiến thức chuyên sâu, đồng thời có khả năng hệ thống hóa kiến
thức trong cả cấp học để nâng cao hiệu quả giảng dạy đối với các môn học
được phân công giảng dạy.

a3) Kiến thức cơ bản trong các tiết dạy đảm bảo đủ, chính xác, có hệ thống.
a4) Có khả năng hướng dẫn đồng nghiệp một số kiến thức chuyên sâu
về môn học hoặc có khả năng bồi dưỡng học sinh giỏi, hoặc giúp đỡ học sinh
yếu hay học sinh còn nhiều hạn chế trở nên tiến bộ ([5], 5).

Trong Điều 7 Quy định về chuẩn kiến thức nghề nghiệp của giáo viên
tiểu học cũng đưa ra các yêu cầu thuộc lĩnh vực kỹ năng sư phạm mà giáo
viên tiểu học phải đạt được. Sau đây là một số kỹ năng cơ bản:

b1) Lập được kế hoạch dạy học, biết cách soạn giáo án dựa theo hướng
đổi mới.

Yêu cầu này gồm các tiêu chí sau:

– Xác định được kế hoạch giảng dạy cả năm học thể hiện các hoạt động
dạy học nhằm cụ thể hóa chương trình của Bộ, phù hợp với đặc điểm của nhà
trường và lớp được phân công dạy.

– Lập được kế hoạch tháng dựa trên kế hoạch năm học bao gồm hoạt
động chính khóa và hoạt động ngoài giờ lên lớp.

– Có kế hoạch dạy học từng tuần thể hiện lịch dạy các tiết học và các
hoạt động Giáo dục học sinh.

– Soạn giáo án theo hướng đổi mới, thể hiện các hoạt động tích cực của
thầy và trò (soạn giáo án đầy đủ với các môn học dạy lần đầu; sử dụng giáo
án có điều chỉnh theo kinh nghiệm sau một năm giảng dạy) ([5], 7).

b2) Tổ chức và thực hiện các hoạt động dạy học trên lớp phát huy được
tính năng động, sáng tạo của học sinh.

Yêu cầu này gồm các tiêu chí sau:

– Lựa chọn và sử dụng hợp lý các phương pháp dạy học theo hướng
phát huy tính sáng tạo, chủ động trong việc học tập của học sinh, hướng dẫn
học sinh tự học.

– Đặt câu hỏi kiểm tra phù hợp với đối tượng và phát huy được năng
lực học tập của học sinh; chấm, chữa bài một cách cẩn thận để giúp học sinh
tiến bộ.

– Có sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học, kể cả đồ dùng dạy học tự làm,
biết khai thác các điều kiện sẵn có để phục vụ giờ dạy, hoặc có ứng dụng
phần mềm dạy học, hoặc làm đồ dùng dạy học có giá trị thực tiễn cao.

– Lời nói rõ ràng, rành mạch, không nói ngọng khi giảng dạy và giao
tiếp trong phạm vi nhà trường; viết chữ đúng mẫu; biết cách hướng dẫn học
sinh giữ vở sạch và viết chữ đẹp.

1.5.2.2. Yêu cầu chuẩn kiến thức và kỹ năng đối với giáo viên Tiểu học trong
dạy học môn Toán.

Những yêu cầu về chuẩn kiến thức và kỹ năng sư phạm đối với giáo
viên Tiểu học trong dạy học các môn học nói chung được cụ thể hóa trong
dạy học môn Toán như sau:

a. Chuẩn kiến thức:

GV cần đạt được các yêu cầu sau:

– Nắm được chương trình, nội dung sách giáo khoa môn Toán ở lớp
được phân công dạy.

Về chương trình, giáo viên phải nắm được số tiết/tuần, số tuần dạy học,
số tiết/năm, nội dung dạy học và các mức độ về kiến thức và kỹ năng học sinh
cần đạt được ở lớp đó. Về nội dung sách giáo khoa, giáo viên phải nắm được
mục tiêu, nội dung dạy học của môn Toán ở lớp mình dạy: nội dung đó được
trình bày trong mấy chương, trọng tâm của từng chương, được chia thành
mấy mạch kiến thức, nội dung cụ thể và sự phân phối thời lượng dạy cho học
sinh từng mạch kiến thức, nhận biết được đơn vị kiến thức bất kỳ thuộc hay
không thuộc phạm vi chương trình lớp mình dạy.

– Nắm được chương trình, nội dung sách giáo khoa môn Toán ở Tiểu
học, mục tiêu và nội dung dạy học môn Toán từng lớp, nắm được một cách có
hệ thống nội dung của từng mạch kiến thức theo chiều dọc chương trình,
chuẩn kiến thức và kỹ năng môn học ở từng lớp; nhận biết được đơn vị kiến
thức bất kỳ thuộc phạm vi lớp mấy.

– Nắm được mối liên hệ, sự kế thừa và phát triển giữa các mạch kiến
thức trong môn Toán, giữa các đơn vị kiến thức trong một mạch kiến thức ở
một lớp hay giữa các lớp.

– Hiểu được ý đồ sư phạm khi xây dựng các chương trình sách giáo
khoa và sự phân bố nội dung dạy học hay đưa ra chuẩn kiến thức và kỹ năng
đối với học sinh qua từng lớp, có kiến thức về cơ sở toán học trực tiếp có liên
quan đến một số nội dung dạy học ở Tiểu học.

b. Chuẩn kỹ năng sư phạm:

b1) Kỹ năng phân tích chương trình, nội dung sách giáo khoa.
Giáo viên cần đạt được các yêu cầu sau:

– Xác định được cấu trúc chương trình, nội dung sách giáo khoa, cấu
trúc nội dung môn Toán ở lớp được phân công dạy.

– Xác định được mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình, sách giáo
khoa, chuẩn kiến thức, kỹ năng, sự phân bố các nội dung (cấu trúc và đặc
điểm cấu trúc), ý nghĩa và mối liên hệ giữa các nội dung trong môn Toán ở
lớp được phân công dạy.

– Xác định được mục tiêu, kiến thức và kỹ năng cơ bản, trọng tâm, mức
độ yêu cầu đối với từng nội dung dạy học môn Toán ở từng lớp, chỉ ra mối
liên hệ giữa các mạch nội dung trong chương trình, sự kế thừa và phát triển
trong một mạch nội dung qua các lớp…

– Phân tích, đánh giá được sự kế thừa và phát triển của chương trình nội
dung sách giáo khoa môn Toán hiện hành, ý đồ sư phạm của tác giả trong sự
cụ thể hóa mục tiêu của từng nội dung, từ mục tiêu chung, cách phân bố các
nội dung ở từng lớp và giữa các lớp.

b2) Kỹ năng xác định mục tiêu bài học.
Giáo viên cần đạt được các yêu cầu sau:

– Xác định được mục tiêu bài học theo quy định.

– Xác định được mục tiêu bài học theo từng đối tượng học sinh.
– Xác định mục tiêu tổng hợp, lồng ghép của bài học.

b3) Kỹ năng lập kế hoạch dạy học và kế hoạch bài học.
Giáo viên cần đạt được các yêu cầu sau:

– Lập được kế hoạch dạy học từng tuần lễ, từng học kỳ, cả năm học về
cơ bản thực hiện đầy đủ chương trình và tối thiểu đạt được các yêu cầu nêu
trong chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Toán ở lớp được phân công dạy, lập
được kế hoạch bài học theo quy định.

– Lập được kế hoạch dạy học và kế hoạch bài học có dự kiến một số
phương án khai thác sách giáo khoa (về nội dung bài học, phần bài tập) theo
đặc điểm của từng đối tượng học sinh của lớp.

– Lập được kế hoạch dạy học thể hiện tính chủ động, linh hoạt trong
phân phối thời lượng, nội dung dạy học phù hợp với điều kiện cụ thể của lớp
học, có thể thực hiện những hỗ trợ cần thiết cho đối tượng học sinh có hoàn
cảnh khó khăn và đáp ứng nhu cầu phát triển năng lực cho học tập Toán của
từng đối tượng học sinh. Kế hoạch bài học phản ánh mối quan hệ giữa các
mục tiêu, nội dung, phương pháp và kiểm tra đánh giá theo từng nội dung
kiến thức của môn Toán nhằm phát triển năng lực của cá nhân học sinh.

b4) Kỹ năng sử dụng các phương pháp dạy học và thiết bị dạy học.
Giáo viên cần đạt được các yêu cầu sau:

– Vận dụng các phương pháp dạy học Toán trên cơ sở nắm được nội
dung, yêu cầu của phương pháp, sử dụng các thiết bị dạy học Toán theo quy
định.

– Tùy theo nội dung từng loại bài, lựa chọn và sử dụng hợp lý các
phương pháp dạy học, các thiết bị dạy học nhằm khuyến khích học sinh tham
gia các hoạt động trên lớp.

– Vận dụng một cách sáng tạo các phương pháp dạy học, sử dụng các
thiết bị dạy học Toán để thông qua đó học sinh tự huy động kiến thức và kinh
nghiệm đã có để chiếm lĩnh được kiến thức mới, gây hứng thú học tập cho các
em.

– Kết hợp các phương pháp dạy học trong một tiết học, trong một hoạt
động dạy học, sử dụng đúng mức các thiết bị dạy học theo từng đối tượng học
sinh.

Theo như trên, kỹ năng lựa chọn nội dung dạy học nói chung và khai
thác hoặc phát triển bài tập là một yêu cầu bức thiết, góp phần tích cực hóa
hoạt động học tập của mọi đối tượng học sinh.