Ý Nghĩa Và Quy Định Của Đồng Phục, Mũ Áo Đầu Bếp
Hôm nay, Cao đẳng nấu ăn hà nội xin được giới thiệu với bạn một số thông tin về ý nghĩa của trang phục đầu bếp để bạn có thể có cái nhìn rõ ràng hơn về nghề bếp này nhé !
Nội Dung Chính
Ý nghĩa của nghề đầu bếp
Nghề đầu bếp chính là nghành nghề được ra đời với mong muốn đem đến cho các thực khách những bữa ăn ngon miệng và đảm bảo chất lượng. Theo sự tăng trưởng kinh tế, nâng cao mức sống, con người hiện nay ngày càng chú trọng hơn vào vấn đề ăn uống. Điều này không chỉ khẳng định ý nghĩa của nghề đầu bếp mà còn đem lại tương lai phát triển của nghề bếp vô cùng rộng mở cho các bạn trẻ đã và đang nỗ lực phấn đấu để trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp.
Đồng phục đầu bếp thường có màu trắng
Đồng phục đầu bếp hay trang phục bếp là gì?
Đồng phục đầu bếp hay trang phục bếp (trong tiếng anh: Chef Uniform) là tập hợp quần, áo, mũ và khăn giống nhau; cùng được mặc bởi các nhân viên trong bộ phận bếp theo quy định về đồng phục đầu bếp cũng như nội quy của chính nhà bếp đó. Đối với các chức vị khác nhau như phụ bếp, bếp phó, bếp trưởng,… bộ đồng phục hay trang phục bếp có thể có một số điểm khác biệt.
Chức năng và ý nghĩa đồng phục bếp
Chức năng cơ bản và ý nghĩa của đồng phục bếp là sự thể hiện phong cách, cá tính của bản thân bộ phận bếp đó. Nó góp phần phân biệt bộ phận bếp hay nhà hàng, khách sạn này với các bộ phận bếp, nhà hàng, khách sạn khác. Như vậy, đồng phục bếp, trang phục bếp chính là bộ phận quan trọng để thiết lập hình ảnh cho bản thân nhà bếp, nhà hàng, khách sạn đó. Đặc biệt, đồng phục bếp cũng góp phần phân biệt và tạo dựng hình ảnh giữa các trường dạy nấu ăn.
Bên cạnh đó, đồng phục bếp còn giúp cải thiện sự gắn kết và chuẩn hóa hành vi cho các nhân viên trong nội bộ nhà bếp.
Hơn hết, các bộ trang phục đầu bếp đều đã được nghiên cứu, thiết kế vô cùng kỹ lường với mục đích nâng cao năng suất làm việc và tạo sự tiện lợi cho các đầu bếp khi thực hiện các kỹ thuật chế biến món ăn.
Ý nghĩa các bộ phận trong đồng phục bếp
Ý nghĩa về màu sắc của đồng phục bếp
Thực tế là hiện nay, đồng phục đầu bếp sử dụng đa dạng các loại màu từ đen, xanh, tím, da cam… hoặc kết hợp. Tuy nhiên màu trắng là màu được sử dụng nhiều nhất. Nếu các bạn đã từng dùng bữa tại các nhà hàng Âu như Pháp hay Italia thì gần như 100% các nhà hàng này đều sử dụng màu trắng cho trang phục đầu bếp.
Màu trắng thể hiện cho sự sạch sẽ, sang trọng và chuyên nghiệp. Khi nhìn vào trang phục của người đầu bếp, có thể đánh giá phần nào về chất lượng và vệ sinh của món ăn. Đầu bếp là ngành nghề yêu cầu rất cao sự tỉ mỉ, với một bộ trang phục ố bẩn rất khó để thực khách yên tâm và hài lòng với món ăn được chế biến. Do vậy, một bộ đồng phục sạch sẽ của tất cả các nhân viên nhà bếp là điều rất quan trọng để xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp đối với thực khách.
Đồng phục đầu bếp thường có màu trắng
Bên cạnh đó, một lý do nữa của việc sử dụng màu trắng là tính phản xạ nhiệt. Phải làm việc trong môi trường bếp nấu với nhiệt độ khá cao, tiếp xúc với nhiều nguồn nhiệt, theo vật lý trắng là màu sắc có tính phản xạ nhiệt mạnh nhất. Mặc quần áo màu trắng giúp hạn chế sức nóng của lửa, giúp đầu bếp dễ chịu hơn trong quá trình làm việc.
Hiện nay, có nhiều nhà hàng, khách sạn dùng nhiều màu sắc khác nhau để may áo đầu bếp. Trên áo bếp có thể gắn thêm logo để tăng nhân diện thương hiệu, tên, chức vụ để tăng tính chuyên nghiệp. Một số thiết kế tay ngắn, thêm họa tiết, hoa văn để bộ quần áo đầu bếp thêm đẹp và phong cách hơn.
Bên cạnh đó, có rất nhiều đơn vị đào tạo kể cả trung cấp nấu ăn hay cao đẳng nấu ăn đều đã chuẩn bị đồng phục bếp đúng chuẩn cho học viên. Điều này giúp người học cảm nhận rõ hơn bầu không khí trong nhà bếp chuyên nghiệp và rèn luyện, trang bị các kỹ năng, đức tính cần thiết…
Ý nghĩa về chất liệu của đồng phục bếp
Trước đây khi lựa chọn thiết kế trang phục đầu bếp thì cotton là sự lựa chọn số 1 vì chất vải thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt. Tuy nhiên, hạn chế của vải cotton là dễ nhàu, khó giữ form và khá lâu khô.
Sau này, với việc nhiều loại vải ra đời thì kaki thường được lựa chọn để làm áo đồng phục bếp. Kaki có chất vải mát mẻ, khá nhẹ, thấm hút tốt mồ hôi và nhanh khô, giữ form tốt nên được nhiều nhà hàng, khách sạn lựa chọn.
Ý nghĩa của mũ đầu bếp
Có lẽ mũ đầu bếp là vật mang tính biểu tượng của người đầu bếp bởi tính độc đáo mà không nghề nào có được. Nón đầu bếp có tác dụng chính là để đảm bảo vệ sinh, không để tóc rơi rụng vào món ăn. Theo nghiên cứu, vào chu kỳ thay tóc của con người thì một người bình thường có thể rụng từ 50-100 sợi mỗi ngày. Do vậy, việc sử dụng mũ là khá cần thiết để đảm bảo tính vệ sinh.
Bên cạnh đó, một tác dụng nữa của chiếc nón bếp là xác định vị trí, cấp bậc trong công việc. Bạn dễ thấy đối với phụ bếp hay đầu bếp sẽ có mũ ngắn hơn bếp phó hay bếp trưởng. Càng có thâm niên trong nghề và vị trí cao trong công việc thì mũ sẽ càng dài.
5 loại mũ đầu bếp phổ biến
Hiện nay, có 5 loại nón đầu bếp thường được sử dụng như sau:
- Beret: hình trụ ngắn, vành tròn
- Skull: cap hình trụ đơn thuần
- Toque: là mũ xếp nếp hình ống trụ màu trắng
- Flared Toque: có vành tròn vừa đầu, phần trên phồng
- Mũ tròn dây buộc
Mũ Topue được sử dụng khá phổ biến từ thế kỷ XIX cho đến nay. Số lượng nếp gấp trên chiếc nón bếp này là đại diện cho số lượng công thức mà người đầu bếp đó đã sáng tạo ra.
Ý nghĩa của khăn quàn cổ trong trang phục đầu bếp
Khăn quàng cổ của đầu bếp được làm từ các loại vải mềm có tác dụng thấm mồ hôi cho đầu bếp, giữ thân nhiệt khi làm việc trong khi lạnh hoặc có thể cấp cứu khi cần thiết. Bên cạnh đó, màu sắc của khăn có thể đại diện cho những tổ chức, nhà hàng, khách sạn riêng tạo nên sự chuyên nghiệp.
Cách gấp khăn đầu bếp
Khi học nấu ăn, bạn cũng nên dành một chút thời gian để học cách gấp khăn đầu bếp với các bước như sau:
– Trải phẳng khăn lên trên bàn, phần mũi nhọn hướng về phía thân mình.
– Từ phần nhọn của khăn, gấp lên một phần và cứ thế gấp liên tục đến hết khăn. Lưu ý gấp khăn đều tay và vuốt thật phẳng để khăn đều và đẹp. Nếu có thể bạn nên dùng bàn ủi để nếp gấp khăn phẳng và đẹp hơn. Đảm bảo phần đường may nằm phía sau dải khăn.
– Đeo khăn lên cổ. Chỉnh khăn thành 1 bên dài và 1 bên ngắn. Đặt phần dài lên phía trên phần ngắn và quấn phần dài quanh phần ngắn 1 vòng ra phía trước. Tiếp theo đó luồn phần khăn dài qua điểm nút và kéo xuống dưới tạo thành 2 phần đuôi khăn. Hai phần đuôi khăn thừa sẽ được luồn ra sau và nhét vào điểm nút để tránh bị bung ra ngoài.
Ý nghĩa của cúc áo trên đồng phục bếp
Trên thực tế, đồng phục bếp thường có 2 hàng cúc áo, nhiều người cho rằng 2 hàng cúc này chỉ để trang trí vì với 1 hàng cúc là có thể cài được áo. Tuy nhiên 2 hàng cúc có ý nghĩa nhiều hơn thế. Khi làm đầu bếp thì không thể tránh khỏi lấm bẩn và lúc này phần cúc áo thứ 2 phát huy tác dụng. Khi cúc được cài bên trái thì sẽ giấu đi 1 phần áo bên phải.
Khi áo bị bẩn thì có thể tháo phần cúc bên trái và sử dụng cúc bên phải để giấu đi phần áo bị bẩn vào trong và để phần áo sạch ra ngoài. Dĩ nhiên là thao tác giúp che đi những vết bẩn nhỏ, không lem còn nếu vết bẩn quá lớn, nhiều dầu mỡ, bị lem thì bạn nên thay luôn cả chiếc áo khác.
Ngoài áo, mũ, khăn thì nhiều nhà hàng, khách sạn cũng đồng bộ thêm quần, giày dép, tạp dề để tăng tính chuyên nghiệp.
Những bộ đồng phục nhà bếp đẹp, sạch sẽ và đồng bộ góp phần xây dựng hình ảnh cho nhà hàng, nâng cao tinh thần trách nhiệm của nhân viên, góp phần không nhỏ cho những món ăn ngon và sự thành công của nhà hàng.
Đối với các đơn vị dạy nấu ăn, việc trang bị đồng phục bếp không chỉ giúp cho các học viên cảm nhận được bầu không khí của một phòng bếp chuyên nghiệp mà hơn hết là rèn luyện tính kỷ luật, kỷ cương…