Ý Nghĩa Và Cách Nấu Những Món Xôi Chè Ngày Tết
Những ngày Tết dù bận rộn đến đâu cũng không thể nào quên được chén chè, dĩa xôi để cúng kiếng trên mâm cỗ đúng không nào? Thấy xôi chè ngày Tết là thấy ấm no, đầy đủ rồi. Xôi chè mang cái hương vị thanh tao, ngọt ngào, thành kính để dâng ông bà, để đãi cháu con, cầu mong gia đình luôn sum vầy, hạnh phúc.
Nội Dung Chính
Món xôi ngày Tết – Ngon lành, chắc dạ
1. Xôi vò – món xôi đặc sản của người Việt
Xôi vò từ lâu đã trở thành món xôi quốc dân trong lòng bao thế hệ người Việt. Xôi dẻo, tơi xốp, dễ ăn mà còn “chắc dạ”. Những dịp lớn hay lễ Tết đều không thể nào thiếu đi dĩa xôi vò này được.
Cách làm xôi vò bằng lò vi sóng dễ hơn bao giờ hết!
2. Xôi gấc – mang may mắn cho cả gia đình
Mang một màu cam đỏ đặc trưng, xôi gấc từ lâu đã trở thành món không thể nào thiếu trong những dịp cưới hỏi, lễ Tết. Xôi gấc thơm thơm, dẻo dẻo bùi bùi, ăn hoài mà chẳng ngán.
Chi tiết cách làm xôi gấc
…Mốt mai đôi lứa nên duyên mới
Mong sao tình mãi đỏ màu xôi…
3. Xôi vị – xôi truyền thống lâu đời
Món xôi được tạo nên từ những hạt nếp mềm dẻo, ngọt bùi đậu xanh, cùng với mùi thơm của tai hồi không thể nào lẫn vào đâu được. Màu đỏ của bếp lửa, màu tím tượng trưng cho tình yêu vĩnh cửu của gia đình.
4. Xôi chiên – Xôi ngon đổi vị ngày Tết
Chà! Món này là mấy bé trong nhà cực kì thích luôn nha. Lớp vỏ giòn rụm mà vẫn dẻo thơm, bao lấy lớp nhân thịt ngon lành. Tết ăn hoài mà không hề chán một chút nào luôn.
Xôi chiên không những là món ăn sáng, ăn vặt mà còn là món Tết ngon lành, đủ chất
5. Gà bó xôi – món ngon đãi khách ngày Tết
Gà bó xôi được ướp ngon lành, bao bọc bên ngoài là lớp xôi vàng ươm, giòn tan, đãi khách ngày Tết thì còn gì bằng nữa.
Gà bó xôi còn được gọi bằng cái tên thân thương hơn: “Gà không lối thoát”
Món chè ngày Tết – Truyền thống, ngọt ngon
1. Chè đậu trắng – dẻo dẻo, bùi bùi
Chén chè đậu quen thuộc, dân đã, ấy mà cứ dịp lớn của gia đình hay lễ Tết là chắc chắn sẽ thấy được. Chè đậu trắng dẻo bùi hòa cùng nước cốt dừa béo béo ngon lành.
Chè đậu trắng ngọt ngào giống như tâm tình của người Việt
2. Chè trôi nước – món chè biểu tượng của dân tộc
Chè trôi nước trắng tròn là món chè dâng lên ông bà, cầu mong an lành, hạnh phúc, mọi chuyện đều trôi chảy.
Bánh trôi khi luộc trải qua chìm nổi mấy lần trong nước mới chín như trong câu thơ “ba chìm bảy nổi” vậy đó!
3. Chè kho – món chè không thể thiếu trong mâm cỗ miền Bắc
Bên cạnh củ kiệu, bánh chưng thì chắc chắn là đĩa chè kho nóng hổi, ngon lành. Người ta nấu chè kho để cầu mong một năm mới luôn gặp nhiều may mắn, sung túc no đủ và mọi chuyện đều như ý muốn.
Cách làm chi tiết món chè kho
4. Sâm bổ lượng – chè giải ngán ngày Tết
Cúng kiếng xong thì nhất định phải làm món sâm bổ lượng này nhé. Món này thanh mát, giải ngán rất tốt, nhất là sau những bữa tiệc tùng đó.
Sâm bổ lượng mang nhiều nguyên liệu có tác dụng giải độc, thanh nhiệt cơ thể.
5. Chè đậu đen bột lọc – Bùi bùi, dai dai
Chè đậu đen bột lọc là một món mới lạ cho nhựng ngày Tết sắp đến, đậu đen nấu đậm đà mà không bị nát hòa với nước cốt dừa ngọt lành, hấp dẫn.
Một chút mới mẻ cho hương vị chè đen truyền thống!
6. Chè sắn nóng – món chè Tết ấm bụng, ngon lành
Lỡ mà trời Tết có trở lạnh thì chè sắn nóng này chắc chắn là lựa chọn tuyệt vời. Chén chè ngọt bùi hòa với vị gừng cay, giữ cho cơ thể không bị lạnh.
Cách làm chi tiết chè sắn nóng
7. Chè kiểm – món chè dân dã của con người miền Tây
Món chè kiểm này rất phong phú về nguyên liệu, tùy theo sở thích của gia đình nhưng phải có khoai lang, bí đỏ mới ra cái hồn của món chè dân dã này đó.
Hy vọng những món xôi chè trên đây sẽ giúp các bạn tiết kiệm thời gian, hiểu thêm về văn hóa truyền thống ngày lễ tết.
Chúc bạn và gia đình có một cái Tết thật là sung túc!
Có thể bạn quan tâm: