Ý nghĩa và cách làm lồng đèn Trung thu – món quà ý nghĩa và là tuổi thơ của rất nhiều người
Đã từ rất lâu hình ảnh Tết trung thu luôn gắn liền với những chiếc lồng đèn nhiều màu sắc, da dạng kiểu dáng. Để làm ra được một chiếc lồng đèn trung thu phải trải qua rất nhiều công đoạn. Dù cuộc sống đang dần thay đổi từng ngày, có nhiều loại đồ chơi đắt tiền, đời mới được ra đời nhưng những chiếc đèn trung thu vẫn luôn xuất hiện thật trang trọng vào dịp rằm tháng 8.
Vậy chiếc lồng đèn này có ý nghĩa gì? Cách làm lồng đèn trung thu như thế nào? Hãy cùng Muaban.net theo dõi bài viết dưới đây để có thể biết rõ hơn về chiếc lồng đèn trung thu nhé.
Ý nghĩa của lồng đèn trung thu
Làm đèn trung thu là một truyền thống lâu đời. Vậy ý nghĩa của chiếc lồng đèn trung thu là gì? Từ xưa có một câu chuyện được lan truyền rằng: Có một con cá chép vàng nọ tu luyện thành tinh, sau khi hóa phép thành người thì trêu chọc và lừa phụ nữ. Khi thấy vậy, ông Bao Công đã chỉ cho người dân mang những đèn cá chép và đèn của nhiều loại hình động vật khác nhau treo trước cửa nhà để cá quỷ không đến quấy phá, làm phiền.
Từ trước đến nay, hễ cứ đến dịp trung thu là mọi nhà đều thả cá chép xuống hồ và treo nhiều loại đèn, cho những đứa trẻ rước đèn để cùng vui chơi dưới đêm trăng và xua đuổi những điều xấu.
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại đèn trung thu có những hình thù đẹp và bắt mắt, có thể phát ra nhạc. Tuy nhiên những chiếc đèn trung thu truyền thống vẫn giữ được vị thế cho riêng mình. Có rất nhiều gia đình lựa chọn làm đèn trung thu bằng những vật liệu tái chế như giấy, vỏ lon bia, vỏ hộp sữa… không kém phần tinh tế và xinh xắn cho các bé.
Cách làm lồng đèn trung thu không khó vì nguyên liệu rất dễ tìm, giá thành rẻ nhưng điều quan trọng nhất là ba mẹ muốn tìm về kí ức xưa đồng thời mang đến niềm vui và những kỉ niệm đáng nhớ cho con trong dịp Tết trung thu – Tết của thiếu nhi.
Hình ảnh chiếc đèn trung thu gắn liền với những kí ước vui vẻ, đẹp đẽ trong tuổi thơ của mỗi người Việt Nam. Truyền thống tốt đẹp đó sẽ mãi được lưu truyền thông qua những hoạt động ý nghĩa như làm đèn trung thu, rước đèn, phá cỗ, múa lân,…vào mỗi dịp rằm tháng 8.
Tại sao Tết Trung thu lại rước đèn?
Trong sách Việt Nam phong tục Phan Kế Bính có nhắc đến tục treo đèn bày cỗ do ngày xưa về việc vua Đường Minh Hoàng. Vào ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng, nhà vua truyền cho người dân ở nơi đâu cũng phải treo đèn và bày tiệc ăn mừng, từ đó việc treo đèn trở thành tục.
Tục rước đèn đã có từ đời nhà Tống, tục truyền rằng: rong thời vua Tống Nhân Tông, có con cá chép hóa thành yêu, cứ đến đêm trăng lại hiện lên biến thành con gái để đi hại người. Lúc bấy giờ có viên quan Bao Công hạ lệnh cho dân gian làm đèn con cá giống như hình dạng của nó rồi đem mang ra ngoài đường chơi để cho nó sợ mà không dám hại ai.
Thời xa xưa, người Việt còn tổ chức hát Trống Quân và treo đèn kéo quân trong dịp Tết Trung Thu. Điệu hát theo nhịp ba “thình, thùng, thình”.
Cách làm lồng đèn Trung thu đơn giản, sáng tạo
Đèn lồng Trung thu bằng giấy
Bạn có đam mê với thủ công và yêu thích sự sáng tạo, vậy tại sao lại không thử sức bản thân bằng cách làm chiếc lồng đèn trung thu bằng giấy, vừa đơn giản lại không kém phần độc đáo.
Bên cạnh những chiếc lồng đèn ông sao, bươm bướm, đèn cá chép truyền thống thì những chiếc lồng đèn tự làm bằng các vật liệu quen thuộc như giấy màu cũng được nhiều người thích. Chúng không chỉ là những vật dụng trang trí đẹp mắt, mà lại còn mang một nét đặc trưng riêng của mùa Tết Trung thu mà còn là một món quà ý nghĩa dành tặng cho bạn bè và người thân.
Chuẩn bị
– 2 tờ giấy A4 bìa cứng khác màu (có thể lựa màu mình thích)
– 1 cây kéo
– 1 cuộn băng keo 2 mặt
– 1 cây thước, 1 cây bút
– 1 cuộn dây thừng loại gói quà
Các bước thực hiện
Bước 1: Đầu tiên bạn hãy đo chiều rộng của tờ giấy A4 khoảng 5cm, sau đó bạn nối lại thành một hình chữ nhật rồi dùng kéo cắt ra.
Bước 2: Tờ giấy còn lại bạn đo chiều rộng của nó là 1cm và cũng dùng kéo cắt phần giấy đó ra. Tiếp theo, bạn hãy gấp đôi tờ giấy lại, cắt thành từng phần nhỏ, lưu ý là không nên cắt quá to hay cắt quá nhỏ vì nó có thể khiến lồng đèn không đẹp.
Bước 3: Bạn mở mặt trong ra và dán băng keo 2 mặt lên trên cạnh dài. Để khi keo đã dính thì bóc phần giấy bên ngoài rồi bạn dán đè lên tờ giấy A4 mà bạn đã cắt ở bước 1.
Bước 4: Ở phần đầu tờ giấy A4 đen còn dư tầm 1cm thì bạn dán băng keo 2 mặt lên, đợi đến khi nào keo khô thì bạn nối chúng lại với nhau.
Bước 5: Đối với phần giấy đã bị cắt ra, bạn dùng thước đo chiều rộng tầm 1cm thì lấy kéo cắt thành từng sợi nhỏ và dài. Bạn dùng keo 2 mặt dán phần giấy đó ở phần đỉnh của lồng đèn để tạo viền.
Bước 6: Sau cùng, bạn cắt cuộn dây thừng thành 1 đoạn ngắn rồi luồn dây qua để làm cái quai xách lồng đèn.
Thành phẩm
Tưởng chừng như làm đèn trung thu sẽ rất khó nhưng bạn chỉ cần một chút cẩn thận và tỉ mỉ cùng với nguyên liệu dễ tìm và phương pháp làm đơn giản là bạn đã có ngay chiếc lồng đèn đẹp, lạ mắt và tiết kiệm chi phí.
Đèn Trung thu bằng chai nhựa
Ngoài lồng đèn trung thu được làm bằng giấy thì vẫn còn rất nhiều mẫu lồng đèn độc đáo và ấn tượng bằng chai nhựa. Với tính mới lạ và đầy sáng tạo nên đây cũng là món quà dành cho bé rất thú vị. Chỉ cần một vài dụng cụ đơn giản như có 1 chai nhựa, màu vẽ, que làm cán, dây dù treo đèn và thêm một vài dụng cụ khác như là dao, kéo, nến, giấy bìa màu.
Chuẩn bị
- Màu vẽ
- Cọ/bút vẽ
- Dây dù treo đèn
- Que tre làm cán n
- Dao
- Máy gắn keo nhựa
- Nến
- 1 tờ giấy bìa màu hồng
- 1 chai nhựa
Các bước thực hiện
Bước 1: Sử dụng thước và bút vẽ 1 hình chữ nhật theo chiều dài bằng với chai nhựa đã chuẩn bị, sau đó dùng dao cắt chai nhựa dọc theo như hình trên chai vừa vẽ, kế tiếp là rửa sạch chai nhựa rồi để ráo. Tiếp theo, sẽ sử dụng những cọ tô màu tô lên bề mặt chai nhựa, rồi để khô màu trong 10 – 15 phút.
Bước 2: Sử dụng tới tờ bìa cứng đã chuẩn bị, cắt tờ bìa đó thành 1 hình tròn để làm mũi , 2 hình tam giác nhỏ để làm tai lợn, và 1 hình trong xoắn để làm đuôi lợn. Khi cắt xong, bạn nên sử dụng bút dạ cùng màu để vẽ lại.
Bước 3: Lấy máy keo đính phần tai, đuôi và mũi của lợn bạn đã làm ra vào chai nhựa rồi dùng đinh nhọn xiên vào hai bên thân lợn để xỏ dây và treo lên. Chú ý rằng bạn nên nhớ xiên vào phần chai nhựa để lồng đèn hình con lợn có thể giữ thăng bằng.
Bước 4: Nên sử dụng dây buộc vào que nhựa để làm tay cầm cho chiếc lồng đèn, gắn nến vào bên trong lồng đèn. Như thế là bạn đã hoàn thành xong các một chiếc lồng đèn Trung Thu hình con lợn rồi.
Thành phẩm
Đèn Trung thu ngôi sao bằng tre
Đèn ngôi sao luôn cho ta thấy được hình ảnh đẹp, lấp lánh và đầy ắp kỉ niệm của rất nhiều người chỉ với những nguyên liệu rất đơn giản là tre cùng các bước thực hiện sau đây là bạn đã dễ dàng có được món quà Trung thu ý nghĩa dành tặng cho người mà bạn quý mến.
Chuẩn bị
-
Giấy gói quà hoặc giấy bóng kiếng màu tùy theo sở thích
-
Thanh tre 50cm loại đã vót dẹp: 10 thanh
-
Thanh tre loại dài 8cm: 5 thanh
-
Dây kẽm: Cắt thành khúc dài 8cm
-
Dây kẽm dài 10cm để quấn: 1 đoạn
-
Súng bắn keo silicon, kìm, kéo, hồ dán
Các bước thực hiện
Bước 1: Bước thứ nhất, bạn xếp các cặp que lại thành từng hình chữ V và dùng dây kẽm để cố định chúng. Các cặp sau bạn làm tương tự và tạo thành 4 cặp chữ V là được.
Bước 2: Tiếp đến bạn xếp lồng 2 cặp chữ V lại với nhau theo một hình chữ A. Đối với cặp tre còn lại thì bạn cũng làm hãy làm tương tự như trên và dùng dây kẽm buộc lại.
Bước 3: Bạn lấy 1 thanh tre dài tầm 8cm rồi buộc hai đầu còn lại để chúng thành hình ngôi sao dẹt.
Bước 4: Bạn lặp lại bước 2 và bước 3 để tạo thành 1 ngôi sao dẹt với hai cặp chữ V.
Bước 5: Dùng dây thun cao su hoặc dây kẽm để ghép những ngôi sao lại với nhau sao cho thật khớp.
Bước 6: Bạn tách nhẹ nhàng phần giữa hai ngôi sao ra và lấy một que nhỏ để tạo độ phồng.
Bước 7: Bạn làm tương tự như vậy với 4 góc còn lại để tạo thành một hình ngôi sao đa chiều.
Bước 8: Bạn dùng súng bắn keo để cố định các que với nhau.
Bước 9: Bạn lấy một cây để chống ngôi sao lên sau đó gắn lên ở giữa chiếc đèn lồng.
Bước 10: Sau cùng, bạn cắt và đo giấy màu thành từng khung sao cho khớp với các cạnh của ngôi sao. Như vậy là bạn đã hoàn thành một chiếc đèn ông sao truyền thống bằng tre cho các bé rồi đó.
Thành phẩm
Đèn kéo quân
Đèn kéo quân là một trong những món đồ được lưu truyền từ rất lâu bởi ý nghĩa mang lại rất lớn. Nếu so với những chiếc lồng đèn khác thì lồng đèn kéo quân có nguyên lý hoạt động đặc biệt bởi khi đèn được thắp sáng, hơi nóng được tỏa ra, lách qua các khe quạt làm cho quạt quay, làm cho lồng quay hoạt động. Trong quá trình thắp sáng đèn, chiếc đèn lồng chuyển động xoay tròn giúp hoạ tiết trang trí hiện lên cùng ánh sáng rất thu hút người nhìn.
Chuẩn bị
- Keo dán
- Dao cắt giấy
- Kéo
- Thước
- Compa
- Khoảng 6 – 7 bìa A4 màu hoặc bìa trắng
- 3 – 4 bìa giấy cứng loại dày.
Các bước thực hiện
Bước 1: Làm nóc lồng đèn. Bạn dùng tờ bìa cứng cắt thành một hình bát giác, mỗi cạnh khoảng 9.5cm để làm nóc lồng đèn.
Bước 2: Làm giá để nến. Bạn lấy một tờ bìa cứng còn lại để làm giá để nến, tương tự cạnh 9.5cm. Bạn dùng compa để chấm một tâm ở chính giữa, cách đều mỗi hình tam giác cần bỏ đi 1.5cm.
Bước 3: Làm vách bọc bên ngoài đèn. Bạn sử dụng tờ bìa màu trắng A4 cắt có chiều rộng là 9.5cm. Như vậy, mỗi tờ A4 là bạn được 2 vách. Bạn cứ cắt cho đến khi nào bạn có được 8 vách, bạn có thể lựa chọn màu sắc mà bạn muốn. Tiếp theo, bạn khoét một phần giữa vách bạn vừa cách ra.
Bước 4: Cắt dán làm cửa sổ. Bạn lấy một tờ bìa trắng, đo đạc kích thước sao cho vừa với cửa sổ bạn đã khoét, sau đó bạn lấy hồ dán lại thành vách có ô cửa sổ trắng. Làm như vậy cho hết cả 8 miếng.
Bước 5: Bạn gấp 8 vách cửa sổ lại với nhau. Mỗi vách mà bạn vừa làm xong, bạn gập mỗi phần đầu và cuối vào tầm 1cm. Thực hiện tương tự như vậy với những miếng vách còn lại.
Bước 6: Bạn dán các vách lại với nhau. Bạn dùng keo dán, dán phần gập 1cm mà bạn vừa gập vào nắp lồng đèn, mỗi vách bạn dán vào một cạnh nắp.
Đầu còn lại của vách thì bạn dán vào phần bìa cứng để giá nến. Lúc này, bạn đã có được một phần nào hình thù của lồng đèn kéo quân.
Tiếp theo bạn cắt các thanh để cố định các vách lại với nhau ở trong lồng đèn, có chiều rộng 2 – 3cm, còn chiều dài thì bạn cứ đo sao cho chúng vừa với chiều dài của lồng đèn.
Bước 7: Làm cánh quạt của quạt gió. Đây là bước làm cánh quạt gió, cánh quạt này có công dụng làm quay những hình thú bên trong đèn để chúng đổ bóng lên các vách đèn. Cánh quạt này bạn phải làm kích thước nhỏ hơn kích thước của đèn lồng.
Bạn lấy tờ giấy trắng, đo bằng compa và cắt thành một hình tròn nhỏ hơn kích thước lồng đèn. Bạn lấy bút chì chia hình tròn thành các miếng tam giác nhỏ và đều nhau tầm 8 – 16 hình tam giác, tiếp đến bạn lấy dao cắt giấy rọc theo các đường kẻ bút chì mà bạn đã kẻ trước. Bạn hãy nhớ chừa ra một khoảng cách khoảng 1cm nhé. Bạn tiếp tục gập đầu mỗi cánh quạt vào tầm 0.5cm.
Bạn dùng tiếp một miếng bìa cứng và cắt hình tròn có đường kính nhỏ bằng với đường kính hình tròn cánh quạt bạn đã gập đầu vào 0.5cm. Tiếp theo bạn khoét 4 hình tam giác, sao cho đặt chúng vừa vào cánh quạt và dán cố định tâm cánh quạt với tâm hình tròn mà bạn đã cắt.
Tiếp đến bạn hãy dán một phần nhỏ đoạn mà bạn gập 0.5cm vào thanh của hình tròn. Như vậy bạn hãy dán đủ vào những cánh quạt mà bạn có.
Bước 8: Gắn thanh trục vào quạt gió. Khi đã dán xong cánh quạt bạn sẽ có hình dạng như này, sau đó bạn đục một lỗ ở ngay tâm của cánh quạt. Bạn dùng một thanh trục có bánh răng để cố định quạt, khi quạt quay sẽ không bị lắc.
Bước 9: Trang trí quạt gió. Bạn dùng băng keo và dán những hình thú tùy ý mà bạn đã chọn vào.
Bước 10: Cố định trục quay. Lấy một thanh sắt quấn lại, đục hai lỗ ở hai bên mép nắp lồng đèn sau đó gắn thanh sắt vào. Thanh sắt này chúng có tác dụng giữ cho trục quay. Nếu bạn hoàn thành bước này là bạn đã xong một chiếc lồng đèn kéo quân rồi.
Thành phẩm
>>> Tham khảo thêm: Cách trưng 24 tượng phong thủy mang lại nhiều điềm lành nhất
Đèn trung thu bằng lon bia
Hãy tận dụng những lon bia đã uống hết để làm lồng đèn trung thu là một ý tưởng tuyệt vời, đầy tính sáng tạo mà kết quả đạt được cũng rất tuyệt.
Chuẩn bị
– Vỏ lon bia (hoặc vỏ lon nước ngọt, coca, pepsi, …). Chọn loại vỏ lon càng mềm càng tốt nhé
– Dao rọc giấy
– Kéo
– Thước
Các bước thực hiện
Bước 1: Lấy vỏ lon bia rửa thật sạch, bạn để nguyên vỏ lon không cần phải mài bỏ phần nắp.
Bước 2: Bạn lấy thước kẻ đo và dùng dao rọc giấy khứa các đường kẻ song song dọc với vỏ lon. Mỗi đường kẻ phải cách nhau từ 1.5cm – 2.5cm. Bạn không cần khứa hết chiều cao chiếc lon mà hãy để lại một đoạn ngắn cách với 2 đầu của lon.
Bước 3: Bạn đặt lon bia dựng đứng lên, dùng tay ấn nhẹ một đầu xuống dưới để những rãnh cắt phình ra tạo thành hình cong và bầu của chiếc đèn trung thu.
Bước 4: Sau khi đã ấn lon bia như ở bước 3 có nói, có thể những đường cong sẽ không đều và trơn. Bạn hãy lấy tay vuốt và chỉnh lại sao cho những đường cong ấy trơn đều, như vậy chiếc đèn mới đẹp được.
Bước 5: Bước này bạn có thể làm hoặc không làm, tùy theo bạn muốn. Nếu bạn muốn chiếc lồng đèn của mình đẹp hơn thì hãy phủ một lớp sơn hoặc tô màu cho chiếc đèn lồng lon bia này. Còn không bạn cứ để cho chiếc đèn là vỏ lon bia vẫn được, trông nó vẫn bắt mắt và rất đặc biệt so với những chiếc lồng đèn khác.
Bước 6: Cuối cùng, sau bước này tác phẩm của bạn sẽ rất đẹp. Bạn hãy gắn một chiếc nến nhỏ vào đáy của lon bia, đến khi bạn đi phá cỗ rằm trung thu bạn chỉ cần châm nến lên là được.
Để làm quai đeo bạn đục 2 lỗ nhỏ đối diện nhau ở phần đầu của chiếc đèn, rồi luồn dây vào 2 lỗ đó. Một lưu ý nhỏ là bạn nên dùng dây kim loại, nếu dùng dây với chất liệu khác quai đeo của bạn có thể bị đứt vì sức nóng của ngọn nến.
Thành phẩm
Đèn trung thu bằng lon sữa bò
Cách làm lồng đèn trung thu bằng lon sữa bò cực kỳ đơn giản, bạn chỉ cần rửa sạch lon sữa bò là có thể có được một chiếc lồng đèn đẹp và độc đáo.
Chuẩn bị
- 2 ống sữa bò
- Một thanh kẽm có độ dài khoảng 50 – 60cm
- Một cây gậy 1m.
Các bước thực hiện
Bước 1: Đục 2 lỗ ở chính giữa 2 đáy của lon sữa bò thứ nhất rồi xuyên thanh kẽm qua đó, bẻ thanh kẽm thành hình chữ U lệch để giữ chiếc lon thứ nhất.
Bước 2: Chiếc lon thứ 2 thì gỡ bỏ 1 đáy, đáy còn lại đục lỗ tùy thích, nếu khéo tay bạn có thể tạo thành các hoa văn để ánh sáng xuyên qua cho đẹp.
Bước 3: Sau khi bạn tạo xong hoa văn hãy đục thêm 2 lỗ trên thân của lon ở chính giữa. Sau đó bạn xỏ vào phần ngắn của chữ U lệch tiếp theo bạn bẻ ngang thanh kẽm để giữ lại chiếc lon thứ 2 và cắt bỏ phần kẽm thừa.
Bước 4: Bạn dùng băng keo hay dây chun buộc phần kẽm còn lại với cây gậy mà bạn đã chuẩn bị sao cho thật chắc chắn. Bạn nên trang trí phần này thật đẹp để nhìn chúng trông thật đẹp mắt.
Thành phẩm
Đèn Trung thu bằng ly nhựa
Đèn trung thu được làm bằng ly nhựa tuy đơn giản nhưng lại rất được lòng các bé.
Chuẩn bị
- Ly nhựa – 2 chiếc
- Kéo
- Băng dính 2 mặt hoặc súng bắn keo
- Màu hoặc dây ruy băng trang trí
- Bóng đèn hoặc đèn dây bóng led loại nhỏ
- Dây và cán cầm
Các bước thực hiện
Bước 1: Bạn chia miệng ly nhựa thành các phần bằng nhau và cắt theo chiều dọc (cách đáy cốc tầm 1cm). Cắt cả 2 chiếc
Bước 2: Bạn hãy cắt bỏ phần cứng trên miệng của ly nhựa
Bước 3: Tiếp theo bạn đục 1 lỗ nhỏ ở phần đáy của 1 trong 2 chiếc ly
Bước 4: Bạn dùng bút màu hoặc dây ruy băng để trang trí cho 2 chiếc ly trở nên sinh động.
Bước 5: Bạn luồn sợi dây vào trong lỗ đã đục, bạn buộc thắt nút thật chặt để sợi dây không tuột ra.
Bước 6: Bạn luồn một dây đèn có chứa bóng đèn nhỏ hoặc bạn luồn dây đèn led vào trong lòng chiếc ly nhựa qua chiếc lỗ ở đáy
Bước 7: Bạn dùng băng dính hoặc dùng súng bắn keo vào phần miệng ly, sau đó gắn 2 chiếc cốc vào với nhau.
Bước 8: Bạn buộc dây vào cán cầm.
Thành phẩm
Đèn hình trái tim
Chuẩn bị
– 3 tờ bìa cứng
– Màu nước
– Súng bắn keo
– 2 tờ bìa bóng kính
– Cây cọ vẽ
Các bước thực hiện
Bước 1: Bạn sử dụng bút vẽ hai hình trái tim có kích thước bằng nhau lên hai tờ bìa cứng đã chuẩn bị.
Bước 2: Sau đó bạn vẽ lên trên tờ bóng kính để dễ nhận biết.
Bước 3:
– Bạn dùng kéo cắt 2 hình trái tim ở bìa cứng ra.
– Lấy bút chì vẽ thêm 1 viền trái tim ở phía bên trong của 2 hình trái tim ở bìa cứng vừa cắt.
– Cắt hình trái tim nhỏ bên trong để quan sát hình bên dưới.
– Sử dụng bút chì để vẽ trang trí viền trái tim sao cho đẹp mắt hoặc tùy theo sở thích của bạn.
Bước 4: Tiếp theo các bạn dùng cọ tô màu lên những đường viền trái tim sao cho đẹp mắt rồi phơi khô ngoài trời.
Bước 5: Bạn lấy kéo cắt 2 thành miếng bìa hình chữ nhật để trang trí xung quanh. Tiếp đến bạn vẽ mặt trăng, ngôi sao lên. Bạn tô màu trắng cho trăng và sao, còn phần nền thì bạn có thể trang trí màu theo sở thích của bạn nhé.
Bước 6: Bạn dùng súng bắn keo hoặc có thể dùng keo dán để ghép thành lồng đèn lên viền hình trái tim. Bạn cần lưu ý để hở 1 khoảng trống để có thể cho nến vào mới thắp sáng được.
Bước 7: Nếu muốn bạn có thể trang trí thêm bên ngoài mặt kính bóng hình trái tim vào mặt trong đèn viền trái tim cho lồng đèn. Trang trí mặt sau cũng như vậy tùy vào sở thích của bạn.
Thành phẩm
Đèn hình chiếc thuyền
Cách làm đèn hình chiếc thuyền cũng khá đơn giản được làm bằng những thanh tre.
Chuẩn bị
- Thanh tre
- Giấy dán trang trí
- Giấy kiếng
- Nến
Các bước thực hiện
Bước 1: Bạn làm khung chiếc thuyền rồi cố định chúng một cách chắc chắn.
Bước 2: Rồi dùng dán giấy trang trí, giấy kiếng lên
Bước 3: Thêm vào bên trong là một chiếc nến là đã có thể sáng tạo nên một chiếc thuyền vừa lung linh vừa đẹp mắt dành cho các bé.
Thành phẩm
Bài viết trên đã chia sẻ những thông tin về nguồn gốc, ý nghĩa cũng như là cách làm lồng đèn trung thu. Hy vọng rằng, sau khi tham khảo những thông tin hữu ích trên bạn sẽ lựa chọn được cho mình một chiếc lồng đèn trung thu đầy ý nghĩa và hãy bắt tay vào làm thôi nào. Chỉ với những vật liệu đơn giản là bạn đã có thể làm ra những chiếc lồng đèn trung thu cho chính mình hoặc mang tặng cho mọi người rồi đấy.
Ngoài ra bạn có thể kham khảo thêm những tin đăng về tìm việc làm, mua bán nhà đất, thuê phòng trọ,…. tại muaban.net. Chúc bạn tìm được những tin đăng phù hợp với nhu cầu của mình.
>>> Xem thêm: