Ý nghĩa tục cúng 100 ngày cho người đã khuất và cách cúng lễ

Ý nghĩa tục cúng 100 ngày cho người đã khuất và cách cúng lễ

Ý nghĩa tục cúng 100 ngày cho người đã khuất là dịp lễ gì? Tại sao cần phải quan tâm, tổ chức ngày này. Việc hiếu nghĩa ăn sâu trong suy nghĩ, tiềm thức của mỗi người Việt Nam. Từ nhỏ đã được ông cha dạy, phải biết đạo lý làm người. Phải biết kính trên nhường dưới, hiểu lễ nghi gia đình dòng tộc.

Ý nghĩa tục cúng 100 ngày cho người đã khuất

Lễ cúng 100 ngày còn gọi là tốt khốc. Tức là ngưng khóc, vừa đúng 100 ngày. Cũng gọi là tuần Bách Nhật. Sau tuần này thì thôi không cúng cơm hàng ngày nữa và cũng không khóc kể như trước. Theo tục lệ là như vậy, nhưng cũng không thể cấm được tình thương cha, xót mẹ. Theo nghĩa chữ “Tốt” là cuối cùng. Cũng là nghĩa chữ Thất Nhiên, hễ khi nào nhớ tới là bất thình lình thì vẫn phải khóc, chứ không phải cấm khóc.

Bên cạnh đó, các theo quan niệm xưa cho rằng, sau khi mất âm hồn người chết vẫn còn quanh quẩn trong nhà. Chưa dứt khỏi phiền não trần gian mà đầu thai chuyển kiếp. Gia đình sắm sửa mâm cúng 100 ngày để đưa tiễn vong hồn người đã khuất về nơi an nghỉ. Mong họ sớm ra đi, không còn vương vấn trần tục.

>>> Xem thêm: Ý nghĩa tục cúng 49 ngày cho người đã khuất và cách cúng lễ

Cúng 100 ngày cho người đã khuất trong Nhà Phật

Vạn vật luân hồi, con người sau khi chết đi sẽ còn lại linh hồn. Linh hồn đó sẽ trải qua các cửa phán xét và đầu thai vào một kiếp sống mới. Do vậy, lễ cúng 100 ngày cho người đã khuất được coi như ngày tiễn biệt vong hồn. Cầu cho vong hồn siêu thoát, tích thêm phúc đức. Giúp họ đầu thai vào các kiếp sống mới. 

Những lưu ý trong lễ cúng 100 ngày cần biết

Cách tính ngày lễ 100 ngày chính xác

Tùy ở từng vùng nơi mà có những cách tính lễ 100 ngày khác nhau: 

    –   Cách thứ nhất: Ngày làm lễ cúng 100 ngày. 100 ngày được tính bắt đầu từ ngày người đó mất.

    –   Cách thứ 2:  100 ngày được tính bắt đầu từ ngày an táng.

Nên cúng mặn hay cúng chay

Theo truyền thống Việt Nam, trần sao âm vậy. Khi còn sống thích ăn món gì, làm gì thì khi chết đi cũng sẽ như vậy. Do vậy, dân ta thường cúng mặn vào các ngày lễ, cúng tại nhà.

Một số gia đình theo Đạo Phật, sẽ có thêm mâm cúng chay. Bởi trong Đạo Phật, sát sinh là tội nặng. Do đó các ngày cúng tốt nhất nên cúng đồ chay. Để giảm nghiệp cho người chết, giúp họ sớm về cõi lành và đầu thai vào kiếp sống tốt đẹp.

Lễ 100 ngày thường được tổ chức đơn giản, không quá cầu kì. Ngày đó chỉ có các thành viên trong gia đinh, không mời khách. Gia đinh có thể chuẩn bị mâm lễ vật đơn giản sau:

  • 1 bát cơm úp.
  • 1 quả trứng luộc bóp ở giữa nứt làm đôi đặt cùng với đĩa muối trắng.
  • Các món đơn giản nhưng vẫn cần sự trang trọng (Gà, tôm, bò, cá)
  • Rượu.
  • Nước.
  • Hương trầm, bánh kẹo, hoa quả.

Tùy vào quan niệm, điều kiện của gia đình mà sắm lễ. Nhiều hay ít cũng là lòng thành. Tuy nhiên, vàng mã bắt buộc cần có.

Bài viết Ý nghĩa tục cúng 100 ngày cho người đã khuất mong rằng hữu ích đối với bạn.

>>> Tìm hiểu thêm: Tổng hợp các hình thức mai táng ở Việt Nam

Công ty TNHH Kiến Trúc Phong Thủy Tam Nguyên

Hotline: 1900.2292

Địa chỉ:

  • Hà Nội: Lô A12/D7, ngõ 66 Khúc Thừa Dụ, Khu đô thị mới, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
  • Quảng Ninh: Số 81 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
  • Đà Nẵng: Tầng 12, Tòa ACB, 218 Bạch Đằng, Phường Phước Ninh, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
  • TP Hồ Chí Minh: 778/5 Nguyễn Kiệm, Phường 4, Quận Phú Nhuận, TP HCM