Ý nghĩa món ăn ngày Tết nên xem

Bạn đã biết được bao nhiêu ý nghĩa món ăn ngày Tết của Việt Nam ta? Ba miền Bắc – trung – nam, mỗi miền lại có những món ăn đặc trưng riêng và chúng đều mang những ý nghĩa khác nhau. Cùng xem những ý nghĩa đấy là gì trong bài viết này nhé.

Tết Cổ truyền là ngày để các gia đình tụ hội. Bản thân Tết đã có nhiều ý nghĩa đối với người dân Việt Nam ta. Vì thế, những món ăn trong ngày Tết cũng mang vô vàn những ý nghĩa cao đẹp. Vậy hãy cùng chúng tôi điểm qua 1 số ý nghĩa món ăn ngày Tết của cả ba miền Bắc – trung – nam nhé.

1. Ý nghĩa các món ăn ngày Tết ở miền Bắc

Ở miền Bắc thì mâm cỗ ngày Tết của họ bao giờ cũng phải có đầy đủ  4 bát và 4 đĩa tương ứng với 4 món ăn tượng trưng cho tứ trụ, tứ phương, tứ mùa. Theo truyền thống thì các món ăn được đặt trên đĩa sẽ được dùng trước còn những món ăn nào được bày trong bát thì sẽ dùng sau. Trong đó có các món như: 

1.1. Thịt đông

Thịt động là món ăn ngày Tết không thể thiếu của những người dân Bắc bộ nước ta. Món ăn này mang ý nghĩa là “May mắn cả năm”. Sự hòa quyện của rất nhiều những nguyên liệu có trong món thịt đông này sẽ thể hiện sự hòa hợp cũng như gắn kết tình yêu thương của các thành viên trong một gia đình. Không dừng lại ở đó, màu sắc trong trẻo khi đông lại của món ăn còn mang ý nghĩa là hy vọng cho một năm mới may mắn, sự thuận lợi sẽ đến với cả gia đình.

Để chế biến món ăn này, các gia đình sẽ chuẩn bị thịt chân giò, tai của heo hoặc thịt gà. Khi ăn, người ăn sẽ cảm nhận được sự độc đáo của món ăn với vị sần sật của những nguyên liệu khi đông lại cùng 1 vị béo ngậy vô cùng hòa quyện. Món ăn tuy ngon nhưng chứa nhiều chất béo, đạm cũng như calo nen những ai muốn giảm cân cũng nên tiết chế nhé. Bên cạnh đó, những ai muốn làm tăng thêm vị tươi mới thì nên dùng kèm với 1 ít dưa hành hoặc các loại rau xanh nhé.

Ý nghĩa món ăn ngày Tết nên xem

Thịt đông ngày Tết ở miền Bắc

1.2. Bánh chưng

Bánh chưng thực tế không chỉ là món ăn cổ truyền ở miền Bắc mà các miền Nam hay Trung của nước ta cũng đều được ưa chuộng. Loại bánh này ngoài ý nghĩa tượng trưng cho đất thì còn được biết đến là “Biết ơn cha ông”. Đây là loại bánh có lịch sử rất lâu rất lâu, từ thời Vua Hùng. Chính vì thế mà việc bày biện bánh chưng lên bàn thờ tổ tiên là để nhớ ơn những người đã sinh ra mình, gây dựng cũng như bảo vệ đất nước.

Giai đoạn gói và nấu bánh chưng cũng mang lại nhiều cảm xúc cho các thành viên trong gia đình. Tất cả họ sẽ cùng quây quần lại bên nhau, cùng lau lá, cùng đong gạo, cùng cắt thịt, cùng gói bánh, cùng canh nồi bánh chưng, cùng kể chuyện về 1 năm đầy biến động đã qua,… Tất cả những phút giây ấy còn quý hơn cả tiền bạc vật chất.

Ý nghĩa món ăn ngày Tết nên xem

Bánh chưng

1.3. Thịt gà

Ngày tết mà không có thịt gà thì quả là 1 điều đáng tiếc. Đây có thể nói là thực phẩm “ăn hoài chẳng ngán” của người Việt Nam. Bất kể là dịp nào thì trên mâm cỗ cũng đều sẽ có ít nhất một món ăn có thịt gà, ngày Tết cũng vậy. Ý nghĩa món ăn ngày Tết này là mong muốn sự “Ấm no, an khang”.

Theo truyền thống thì món gà luộc sẽ thường được dùng nhất. Khi luộc, họ sẽ để nguyên con, chỉ sau khi cúng xong mới mang đi chặt nhỏ đãi mọi người. Món ăn sẽ được dùng kèm với muối tiêu chanh hoặc các loại nước chấm khác tùy thích. Món ăn mang lại nhiều chất dinh dưỡng, không sử dụng nhiều nguyên liệu cũng như gia vị nên rất dễ ăn. Đây có lẽ là món ăn “ít sợ béo” nhất trong ngày Tết cổ truyền của Việt Nam.

Một món ăn ngày Tết nữa không thể thiếu trong mâm cỗ của người dân Bắc bộ chính là giò chả. Món ăn mang ý nghĩa “Phúc lộc đầy nhà” này vô cùng phù hợp cho những dịp đầu năm mới. Giò chả thường sẽ được ăn kèm cùng với dưa hành và chấm nước mắm. Món ăn thơm ngon đậm vị này nếu thiếu đi sẽ khó có thể cảm nhận được hương vị Tết cổ truyền của người miền Bắc.

Ý nghĩa món ăn ngày Tết nên xem

Thịt gà

2. Ý nghĩa những món ăn ngày Tết miền Trung

Miền Trung trên mâm cỗ ngày Tết thường nêu cao sự giản dị. Họ không quy định sẽ đặt các món ăn vào đĩa hay bát. Những món ăn cũng rất gần gũi và thân quen với những bữa cơm gia đình như tôm rim, thịt kho tàu, thịt bỏ mắm,… Đặc biệt, lúc nào người dân miền Trung cũng sẽ chuẩn bị nhiều rau xanh, rau sống và bánh tráng. Một số những món ăn ngày Tết và ý nghĩa biểu trưng như:

2.1. Măng khô kho

Thay vì ngày thường chúng ta vẫn thường ăn những món được chế biến từ măng tươi thì đến Tết, người dân miền Trung sẽ chuộng măng kho khô với ý nghĩa “Vạn sự tốt lành”. Măng sẽ được phơi khô và để dành đến dịp Tết. Khi chế biến, họ ngâm nước để mang mềm ra rồi mang xé sợi. Măng sẽ được kho chung với thịt ba chỉ. Vị beo béo của miếng thịt ba chỉ kết hợp với cái sừng sực của miếng măng khô làm bật lên hương vị thơm ngon ngày Tết. Món ăn vô cùng bắt cơm. Ngoài ra, người dân miền Trung còn dùng bánh tráng để cuốn với món ăn, kết hợp rau sống và chấm với nước chấm tỏi ớt siêu ngon. 

Ý nghĩa món ăn ngày Tết nên xem

Măng khô kho

2.2. Tré

Món ăn truyền thống của nhiều người dân miền Trung này cũng khó mà thiếu được trong ngày Tết cổ truyền. Món ăn biểu thị cho “Gia đình hòa thuận”. Tré sẽ được chế biến bằng các phần của heo lợn bò như tai, mũi, thịt ba chỉ ram vàng và thái thành sợi nhỏ (bò thì sẽ là thịt nạc thái nhỏ), kết hợp với củ riềng, tỏi, lá ổi, thính. Với công thức độc đáo, món ăn sẽ đậy lên hương vị vô cùng thơm ngon, hấp dẫn mà khó có món ăn nào sánh được. 

Khi thưởng thức món ăn tré, người ta sẽ mang đi trộn thêm với 1 ít rau thơm, ăn cùng với bánh tráng nướng giòn và chấm với nước chấm sẽ càng thêm đậm đà hương vị quê hương.

3. Ý nghĩa món ăn ngày Tết miền Nam

Với triết lý ngũ hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ thì mâm cỗ của người dân miền Nam cũng sẽ tuân theo triết lý này. Họ quan niệm rằng ngũ hành sẽ giúp cân bằng trạng thái của cơ thể con người, sẽ mang lại sức khỏe dồi dào,… Các món ăn thường thấy như:

3.1. Thịt kho tàu

Những người con xa nhà, xa quê hương để lập nghiệp chỉ có thể được sum vầy với gia đình vào mỗi dịp Tết đến xuân về. Chính vì thế mà người dân miền Nam luôn mong muốn sự đoàn viên. Một trong những món ăn thể hiện được “Sum vầy ấm cúng” chính là thịt kho tàu.

Thịt kho tàu có màu sắc rất bắt mắt với những miếng thịt cắt to cùng những quả trứng tròn trịa. Người miền Nam còn vận dụng rất linh hoạt nguyên lý âm – dương hài hòa vào món ăn với trứng vịt tròn là tượng trưng cho dương và những khối thịt vuông tượng trưng cho âm.

Ý nghĩa món ăn ngày Tết nên xem

Thịt kho tàu

3.2. Củ kiệu ngâm

“Tiền bạc đầy nhà” là ý nghĩa món ăn ngày Tết của món củ kiệu ngâm. Món ăn có phần dân dã này có thể nói là rất quan trọng, không thể thiếu cho những ngày xuân. Nếu ứng theo thuyết ngũ hành thì vị chua từ củ kiệu ngâm sẽ ứng với hành Mộc, kết hợp với hành Thủy của món thịt kho tàu ở trên sẽ cân bằng, bổ trợ nhau rất tốt. 

3.3. Khổ qua nhồi thịt

Khổ qua có vị đắng thể hiện cho sự đau khổ, khó khăn của năm cũ nhưng khổ qua sẽ mang ý nghĩa “Muộn phiền tiêu tan”, những cái khó, cái khổ đó sẽ bay biến trong năm mới. Từ đó con người sẽ may mắn hơn, gặp được nhiều hạnh phúc hơn,… Đây là cách chơi chữ rất phổ biến của người miền Nam nước ta. 

Món ăn là sự kết hợp vị vô cùng hài hòa. Húp 1 muỗng nước canh khổ qua nhồi thịt, người dùng sẽ cảm nhận được vị đắng đầu và hậu ngọt ngày cùng hương thơm của các gia vị,…tất cả tạo nên nét độc đáo cho những món ăn ngày Tết.

Ý nghĩa món ăn ngày Tết nên xem

Khổ qua nhồi thịt

Mỗi dịp Tết đến xuân về, chẳng còn điều gì tuyệt vời hơn khi các thành viên trong gia đình sẽ được quây quần, sum họp với nhau để ăn những món ngon và mang nhiều ý nghĩa. Ý nghĩa món ăn ngày Tết vô cùng đa dạng, tất cả đều vì một mong muốn có những khởi đầu tốt đẹp hơn cho năm mới. Với một năm đầy biến động như 2020, tất cả chúng ta đều hy vọng bước sang năm mới, nhà nhà, người người sẽ yên bình, hạnh phúc, đất nước phát triển,… Để có một năm mới hạnh phúc, đừng quên bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Hãy tập thói quen tập thể dục với sự hỗ trợ của các thiết bị thể thao như máy chạy bộ, xe đạp tập,…của thương hiệu Elipsport nhé.

Thực phẩm bạn nạp vào cơ thể hằng ngày ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình giảm cân. Chọn đúng thực phẩm giúp bạn kiểm soát cân nặng tốt hơn và cơ thể khỏe mạnh hơn. Bên cạnh đó, việc tập luyện cũng quan trọng không kém. Thay vì phải “nhịn thèm” để cắt bớt lượng thức ăn trong khẩu phần hằng ngày, nhiều người chọn cách tập luyện để cơ thể đốt cháy nhiều calo hơn. Do đó, hình thức tập luyện tại nhà với máy chạy bộ điện, xe đạp tập thể dục,… ngày càng phổ biến. Hình thức tập luyện này giúp bạn chủ động và tiết kiệm thời gian hơn. Ngoài ra, hãy dành thời gian để thư giãn với với ghế mát xa giúp giảm căng thẳng và thư giãn sau khi tập nhé!

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”