Ý nghĩa cây quất ngày tết – Viện nghiên cứu sinh học ứng dụng
Ý nghĩa cây quất ngày tết là gì?
Cây quất là cây rất quen thuộc với người dân Việt Nam, đặc biệt là mỗi dịp tết đến xuân về. Trong phong thủy cây quất đại diện cho sự sung túc, đại diện cho may mắn no đủ cho cả gia đình trong năm mới. Cây quất thường được người dân lựa chọn để trang trí vào dịp Tết cũng bởi theo âm Hán Việt thì âm của từ “quất” gần giống âm của từ “cát”. Cây quất có lá xanh tốt, sai quả, quả vàng đều thể hiện sự trù phú, hứa hẹn một năm mới được mùa, ăn nên làm ra, dồi dào sức sống. Sau đây VBio xin chia sẻ với các bạn về Ý nghĩa cây quất ngày tết và cách chăm sóc quất sau Tết.
Ý nghĩa của cây quất ngày Tết
Cây quất là một loại cây được người dân lựa chọn để trang trí vào dịp Tết cũng bởi theo âm Hán Việt thì âm của từ “quất” gần giống âm của từ “cát” trong cát tường ý nghĩa gặp nhiều may mắn và phước lành. Quất có lá xanh tốt, sai quả, quả vàng đều thể hiện sự trù phú, hứa hẹn một năm mới được mùa, ăn nên làm ra, dồi dào sức sống. Chính vì vậy, mỗi khi Tết đến xuân về, ngoài việc xem ngày tốt xấu để dọn dẹp nhà cửa đón Tết, nhà nhà đều bài trí cây quất với hy vọng mang lại niềm vui và may mắn trong cả năm cho gia đình.
Các nhà nghiên cứu phong thủy cho rằng, quất cảnh chưng Tết là một trong số ít loài cây hội tụ đầy đủ yếu tố ngũ hành. Vì mỗi người đều có một mệnh khác nhau, mà cây quất lại “đạt” được yếu tố ngũ hành: kim (hoa màu trắng) sinh thủy (lá xanh đậm), thủy sinh mộc (thân cây), mộc sinh hỏa (quả chín màu cam), hỏa sinh thổ (đất trong chậu) và thổ sinh kim (hoa màu trắng). Chính bởi vậy mà khi chưng loại cây cảnh này, những điều tốt đẹp sẽ kéo đến cho gia đình gia chủ suốt quanh năm.
Theo dân gian cây quất có quả càng sai và to thì tài lộc càng nhiều. Thời điểm quất ra hoa cũng chính là lúc thủy sinh mộc, trong khi chính mộc lại là hiện thân của sinh khí. Suy cho cùng, tất cả chúng đều mang ý nghĩa của tài lộc cũng như sự thành đạt trong công danh sự nghiệp. Ngoài ra, cành quất trĩu quả trong quan niệm dân gian là biểu tượng cho sức khỏe, bình an, trường thọ và sự may mắn trong tình duyên, thể hiện sự sum vầy của nhiều thế hệ trong gia đình.
Chăm sóc quất trong thời gian chơi tết
Mỗi ngày dùng bình bơm nhỏ, loại có dung tích 0,5-1,5 lít phun hoặc dùng tay rẩy nước sạch lên tán lá 1-2 lần, tưới đủ ẩm cho gốc quất, đảm bảo lá vẫn tươi và rụng ít sau đợt chơi tết.
Cách chăm sóc quất sau Tết
Chuẩn bị đất trồng
Đất trồng dành cho cây quất phải là đất tơi, xốp, thoáng khí nhưng cũng phải đủ ẩm, giàu chất dinh dưỡng. Đồng thời điều chỉnh độ pH đất từ 5-6 cho cây có điều kiện sinh trưởng tốt hơn.
Nếu trồng cây quất ở ngoài đất vườn thì nên lựa chọn chỗ đất cao, tránh nơi trũng ứ nước làm cây bị thối rễ. Khi trồng cây trong chậu cần lưu ý chọn chậu lớn hơn tán cây, có lỗ thoát nước và nên thay chậu lớn hơn nếu cây phát triển mạnh.
Bổ sung chất dinh dưỡng cho cây
a. Bón lót:
+ Bón lót trước khi trồng cho cây quất bằng phân hữu cơ vbio (7-10kg/hố) hoặc phân chuồng đã ủ hoai mục bằng nấm đối kháng trichoderma vbio (20 -25 kg/hố) 50 -100 g nấm đối kháng trichoderma vbio.
Combo 3 túi nấm trichoderma VBio
– Đối với cây quất (tắc) cảnh: giai đoạn kiến thiết cơ bản của cây được tính từ khi bắt đầu trồng cây giống ra ruộng sản xuất đến khi cây bắt đầu cho thu hoạch. Giai đoạn kiến thiết cơ bản khoảng 1 – 1,5 năm.
b. Bón phân cho cây quất giai đoạn sau khi trồng
– Sau khi trồng được 2 tháng, chúng ta tiến hành bón phân cho cây quất,
– Bón phân cho cây quất (tắc) giai đoạn phát triển thân lá
+ Lượng bón cho cây quất cảnh giai đoạn này: Bón 100 – 150g phân hữu cơ vbio. Khoảng 30 – 40 ngày bón một lần.
Bón cách gốc từ 30 – 50cm, sau đó phủ một lớp mỏng đất bột, rơm rác hoặc lá cây mục lên trên. Tránh phủ đất quá dày, sát gốc sẽ gây bệnh thối gốc quất.
– Bón phân cho cây quất (tắc) giai đoạn ra hoa, tạo quả
+ Lượng phân bón cho cây quất (tắc) cảnh giai đoạn ra hoa, tạo quả như sau: 90 – 120 kg/1000 m2
+ Lần 1 vào tháng 3 (âm lịch), ở giai đoạn này cây đang trong quá trình phát triển thân lá vì thế cần phải bổ sung dinh dưỡng cho cây phát triển có bộ khung tán khỏe.
Lượng bón: 50 % lượng phân hữu cơ vbio
+ Lần 2: vào tháng 6 (âm lịch), khi cây bắt đầu chuẩn bị bước vào giai đoạn phân hóa mầm hoa. Ở giai đoạn này cây vẫn đang phát triển thân lá đến tháng 8 (âm lịch) cây bắt đầu ra nụ.Lượng bón: Bón 50% phân hữu cơ vbio
+ Lần 3: Vào đầu tháng 8 (âm lịch), tiến hành phun chất điều tiết ra hoa. Phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày. Mục đích lần phun này làm cho cuống và đế hoa phát triển to ra, giảm khả năng rụng hoa, tăng khả năng đậu quả.
+ Lần 4: Vào cuối tháng 8 (âm lịch) đầu tháng 9 (âm lịch) tiến hành phun chất điều tiết ra hoa. Phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày. Để cho quả sinh trưởng và phát triển, không sảy ra hiện tượng rụng quả nhiều.
Tỉa cây, tạo dáng
Nhiều cây quất đã có sẵn dáng cây khá đẹp. Cách chăm sóc cây quất sau Tết là, sau khi trồng lại, bạn chỉ cần tỉa bớt lá cây cho gọn lại thôi. Ở trường hợp bạn không thích thế cũ của cây quất, có thể trồng cây cho thật phát triển, cành lá xanh tốt rồi sau đó cắt tỉa tạo thế mới.
Phòng trừ sâu, bệnh hại
Một số bệnh theo mùa, trời ẩm ướt có thể khiến cây quất dễ nhiễm nấm gây hại. Bên cạnh đó, sâu rệp cũng có thể tấn công vào thân, lá, rễ. Do đó, khi tưới cây hàng ngày, cần quan sát toàn bộ cây để kịp thời phát hiện sâu bệnh và có biện pháp xử lý.
Nếu bạn có ý định sử dụng cây quất cho mục đích khác ngoài việc chưng cảnh. Ví dụ như dùng lá nấu nước tắm trị rôm sảy cho trẻ em, dùng quả để ăn. Thì bạn không nên phun thuốc trừ sâu cho cây, có thể gây nguy hại đến sức khỏe. Tốt nhất là sử dụng dụng cụ làm vườn để bắt sâu bọ. Đối với nhiễm nấm thì có thể dùng nước vôi, nước muối pha loãng để rửa lá, bón cho gốc cây.
Trồng cây vào chậu
Để trồng lại cây quất sau tết, bạn cần thực hiện đánh bầu, đảo quất. Nếu bạn trồng quất ngoài đất vườn, khoảng tầm tháng 6 dương lịch, bạn bắt đầu mang cây quất trồng vào trong chậu để chăm sóc tiếp. Trường hợp cây đã trồng chậu thì nên đổi sang chậu lớn hơn. Làm như vậy nhằm mục đích kích thích cây ra hoa.
Bầu to hay nhỏ phụ thuộc vào cây, vào đường kính tán, đường kính chậu sẽ trồng sau này. Đầu tiên dùng cuốc, thuổng moi đất xa cách gốc 60-100cm, đào rãnh sâu 40cm, rộng 20cm, sau đó tỉa bỏ bớt đất đến đường kính bầu đã định, trong quá trình bỏ bớt đất, ta chặt bỏ các rễ quá to (đường kính > 1cm) không quấn quanh bầu được, còn các loại rễ nhỏ, mềm dài đem quấn quanh bầu, dùng dây nilon buộc chặt rễ qua gốc.
Kích hoa tạo quả
Sau khi đánh bầu, để bầu quất vào nơi râm mát tầm 5-7 ngày, vặt bớt ½ lá rồi đem trồng vào chậu và chăm sóc như bình thường. Cứ cách 20 ngày thì thực hiện bón phân cho cây một lần. Giữ cho đất chậu quất đủ ẩm, đặt nơi thoáng mát, tránh gió mạnh, tránh nắng gắt.
Nếu cây cho hoa đợt đầu vào tháng 7-8 thì các bạn ngắt bớt quả, lá và hoa đi. Tiếp tục bón phân đạm + kali vào tháng 9,10 để kích thích cây tăng trưởng, nở hoa tiếp vào tháng 11 và kết quả cũng như chín đúng dịp tháng 1,2 năm sau (tính theo lịch âm là Tết Nguyên Đán)
Với cách chăm sóc cây quất sau Tết như trên, bạn có thể vận dụng để trồng lại cây quất cảnh để dành cho mùa Xuân năm sau. Vừa đơn giản, lại hiệu quả mà không tốn thêm chi phí mua cây mới. Thật tiện cả đôi đường đúng không nào! Chúc các bạn trồng lại cây quất thành công nhé.