Y Học Dự Phòng Là Gì? 6 Vấn đề Về Y Học Dự Phòng Nên Biết
Y học dự phòng là gì trong ngành y tế? Sau khi học xong y học dự phòng là làm gì? Muốn học ngành y học dự phòng thi khối gì, học y học dự phòng ở đâu tốt nhất?Tiêu chuẩn bác sĩ y học dự phòng bao gồm những yếu tố nào? Hãy tham khảo ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Nội Dung Chính
Y học dự phòng là gì? Tham khảo một số vấn đề về y học dự phòng
Hiện nay, y học dự phòng là ngành được biết rộng rãi hơn trong những đợt căng thẳng của dịch bệnh. Tuy nhiên, trên thực tế thì lĩnh vực y học dự phòng này đã xuất hiện từ rất lâu trước đó. Và nhân lực của y học dự phòng vẫn còn thiếu và chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
Y học dự phòng trong tiếng Anh là Preventive Medicine, là một những lĩnh vực y tế quan trọng. Là lĩnh vực khoa học nhằm bảo vệ sức khỏe, ngăn chặn sự sinh sôi, phát triển cũng như kiểm soát được nguồn bệnh. Y học dự phòng có liên quan đến các biện pháp để phòng chống bệnh nhằm nâng cao sức khỏe cá nhân, gia đình, xã hội.
Vậy chức năng chính của ngành y học dự phòng là gì? Là phát hiện, xác định và giám sát các vấn đề có liên quan đến sức khỏe cộng đồng. Đồng thời, y học dự phòng cũng có nhiệm vụ dự báo, kiểm soát và khống chế các loại dịch bệnh nguy hiểm. Qua đó, y học dự phòng sẽ xây dựng các kế hoạch hoạt động chuyên môn về phòng chống dịch, truyền thông…
Những kiến thức được đào tạo khi lựa chọn học y học dự phòng là gì?
Y học dự phòng là lĩnh vực kết hợp giữa 3 chuyên ngành khác nhau là y học lâm sàng, y tế cộng đồng, y học gia đình. Và những kiến thức mà bạn được đào tạo trong y học dự phòng là gì?
- Bạn được đào tạo những kỹ năng về chẩn đoán và xử lý thành thạo những bệnh thường gặp
- Đào tạo kiến thức đánh giá kết quả xét nghiệm; thăm dò các chức năng phục vụ cho chẩn đoán và điều trị bệnh thông thường
- Kỹ năng phát hiện cũng nhu cách xử lý bệnh thông thường theo quan điểm cũng như phương pháp y học gia đình. Đó là chăm sóc toàn diện và tư vấn sức khỏe.
- Thực hiện được những kỹ thuật cũng như phương thức xét nghiệm trong lĩnh vực y học dự phòng
- Kỹ năng thu thập, phân tích các dữ liệu thông tin về sức khỏe cộng đồng
- Phát hiện, tổ chức phòng chống các dịch bệnh. Thực hiện các chương trình y tế quốc gia tại các địa phương
- Các phương pháp truyền thông giáo dục sức khỏe nhằm bảo vệ, chă, sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân
- Tham gia và công tác quản lý cũng như công tác đào tạo các cán bộ y tế…
Nhìn chung, các kiến thức đào tạo trong y học dự phòng nhằm phòng chống, phát hiện, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Những cơ hội việc làm của ngành y học dự phòng là gì?
Các cơ hội việc làm của ngành y học dự phòng rất nhiều vì đây là một ngành học đa năng. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số việc làm phổ biến mà y học dự phòng có thể làm như:
- Làm việc tại các cơ sở y tế, trung tâm dự phòng các cấp từ tỉnh đến trung ương.
- Làm việc tại Sở Y tế hoặc Bộ Y Tế
- Tham gia quản lý các bệnh liên quan đến mãn tính, bệnh nghề nghiệp, bệnh xã hội, phục hồi chức năng
- Nhân viên y tế dự phòng làm việc tại các phòng tiêm chủng vắc xin, trung tâm phòng chống dịch bệnh
- Làm nhân viên chăm sóc sức khỏe cũng như nâng cao sức khỏe cho các bệnh nhânh
- Làm chuyên viên tư vấn, tuyên truyền và giáo dục sức khỏe cho các bệnh viện, trường học hoặc các cơ quan nhà nước
- Làm nhân viên xây dựng kế hoạch các hoạt động chuyên môn về Y tế dự phòng. Điển hình như phòng cống các bệnh xã hội hoặc quản lý các chương trình y tế…
- Trực tiếp làm giảng viên giảng dạy bộ môn y học dự phòng tại các trường đại học, cao đẳng…
Mức lương ngành y học dự phòng được tính theo công thức: lương = hệ số x lương cơ bản. Hệ số lương sẽ tùy vào kinh nghiệm với mức hệ số 1 khởi điểm là 2,34.
>>> Có thể bạn quan tâm: Cách tính lương bác sĩ mới ra trường mới nhất hiện hay
Muốn đăng ký y học dự phòng thì thi khối gì?
Y học dự phòng cũng là một trong những lĩnh vực của Y tế. Vậy các khối thi để xét tuyển vào ngành y học dự phòng là gì?
- Thi xét tuyển khối B00 với môn Toán – Hóa học – Sinh học
- Thi xét tuyển khối D07 với môn Toán – Hóa – Anh
- Thi xét tuyển khối D08 với các môn Toán – Sinh – Anh
- Thi xét tuyển khối A00 với các môn Toán – Lý – Hóa
Như vậy, biết được các môn thi xét tuyển cụ thể, bạn sẽ chuẩn bị tốt hơn các kiến thức cho quá trình dự thi.
Y tế dự phòng học ở đâu tốt nhất và điểm chuẩn xét tuyển là bao nhiêu?
Sau khi tìm hiểu y tế dự phòng là gì thì bạn cũng nên tham khảo điểm chuẩn và trường đạo tào tốt nhất. Bạn có thể tìm hiểu một số trường đào tạo y tế dự phòng nổi bật nhất dưới đây
Trường đào tạo y tế dự phòng ở khu vực miền Bắc
Hiện nay ở khu vực miền Bắc có một số trường Đại học Y, Y Dược đào tạo về chuyên ngành y học dự phòng. Điển hình là một số trường như:
- Trường Đại học Y Hà Nội, có điểm chuẩn 2020 là 24, 25 điểm; điểm chuẩn 2021 là 24,85 điểm
- Trường Đại học Y Dược Hải Phòng, với điểm chuẩn năm 2020 là 21,4 điểm; điểm chuẩn năm 2021 là 22,35 điểm
- Trường Đại học Y Dược Thái Bình, với điểm chuẩn năm 2020 là 19,75 điểm, điểm chuẩn năm 2021 là 22,1 điểm
- Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên với điểm chuẩn năm 2020 là 20,9 điểm; năm 2021 điểm chuẩn là 21,8 điểm
Trường đào tạo y tế dự phòng ở khu vực miền Trung
Khu vực các tỉnh miền Trung hiện nay có hai trường đào tạo y học dự phòng nổi bật nhất là:
- Trường Đại học Y Dược Huế, với điểm chuẩn năm 2020 là 19,75 điểm, năm 2021 là 19,5 điểm
- Trường Đại học Y khoa Vinh, điểm chuẩn năm 2020 là 19 điểm, năm 2021 điểm chuẩn vẫn là 19 điểm
Trường đào tạo y tế dự phòng ở khu vực miền Nam
Khu vực miền Nam vẫn có nhiều lựa chọn khi bạn muốn thi y học dự phòng. Vậy những trường đào tạo y học dự phòng là gì?
- Trường Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh, điểm chuẩn năm 2020 là 21,95 điểm; năm 2021 điểm chuẩn là 23,9 điểm
- Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, điểm chuẩn năm 2020 là 23,4 điểm; năm 2021 điểm chuẩn là 24,95 điểm
- Trường Đại học Trà Vinh, điểm chuẩn ngành Y học dự phòng năm 2020 là 19 điểm; năm 2021 điểm chuẩn là 19,5 điểm
- Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, điểm chuẩn lấy vào Y học dự phòng năm 2020 là 19 điểm; điểm chuẩn năm 2021 vẫn là 19 điểm.
Như vậy, điểm chuẩn qua các năm vẫn có sự biến động nhẹ – thậm chí có trường, điểm chuẩn không tăng. Và bạn nên tham khảo dần về y học dự phòng là gì, điểm chuẩn bao nhiêu để có lựa chọn thích hợp nhất.
>>> Tìm hiểu thêm: Muốn làm y tá thì học gì? Từ y tá có dễ sang làm bác sĩ?
Những tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng là gì?
Do tính chất đặc thù của công việc nên bác sĩ nói chung và bác sĩ y học dự phòng nói riêng sẽ có những tiêu chuẩn khác nhau. Những tiêu chuẩn này được lập nên để đảm bảo ý nghĩa tốt đẹp và đạo đức nghề nghiệp của người làm nghề y. Vậy, những tiêu chuẩn cụ thể đối với bác sĩ y học dự phòng là gì?
Tiêu chuẩn dành cho bác sĩ y học dự phòng cao cấp, hạng I
Bác sĩ y học dự phòng cao cấp hạng I có mã số là V.08.02.04 và có những tiêu chí sau:
Nhiệm vụ của bác sĩ y học dự phòng là gì?
- Phải chủ trì, biên soạn nội dung cũng như lập kế hoạch hướng dẫn về công tác thông tin truyền thông, giáo dục sức khỏe. Đưa ra các biện pháp nhằm quản lý được sức khỏe cộng đồng
- Chủ trì và thực hiện các kế hoạch triển khai chăm sóc sức khỏe ban đầu
- Chủ trù và thực hiện các chế độ chức trách chuyên môn theo các quy định của Bộ Y Tế. Ví dụ như: khám – chữa bệnh và xử trí cấp cứu ban đầu, khám – tư vấn – điều trị dự phòng theo quy định…
- Chủ trì biên soạn các tài liệu, quy trình chuyên môn về kỹ thuật phòng và chống dịch, phòng và chống bệnh.
- Trực tiếp hướng dẫn và đào tạo, bồi dưỡng về kỹ thuật đối với nhân sự liên quan. Tham gia giảng dạy khi có yêu cầu
- Chủ trì hoặc trực tiếp tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học.
Các tiêu chuẩn năng lực của bác sĩ y học dự phòng là gì?
- Nắm và hiểu rõ các quan điểm, chủ trương cũng như đường lối của Đảng và Nhà nước về y học dự phòng. Nắm rõ định hướng phát triển chuyên ngành y học dự phòng là gì của cả Việt Nam và thế giới.
- Có năng lực xác định được các yếu tố tác động đến sức khỏe con người, đưa ra các biện pháp để can thiệp và dự phòng nguy cơ
- Có năng lực để xây dựng kế hoạch chiến lược, đánh giá hệ thống chính sách. Đồng thời nắm rõ cơ cấu điều hành trong y học dự phòng là gì.
- Có năng lực huy động và phối hợp cùng với các ngành khác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
- Có năng lực trong tổ chức thực hiện và nghiên cứu khoa học
- Để thăng hạng lên bác sĩ y học dự phòng hạng I thì cần tối thiểu 06 năm với bác sĩ y học dự phòng chính (hạng II); và phải có ít nhất 02 năm là bác sĩ y học dự phòng chính (hạng II)
Những tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng y học dự phòng
- Phải tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II, hoặc là tiến sĩ y học thuộc chuyên ngành y học dự phòng
- Có trình độ ngoại ngữ B2 (bậc 4) theo quy định
- Có trình độ tin học đạt chuẩn về kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản
- Phải có chứng chỉ bồi dưỡng bác sĩ y học dự phòng cao cấp hạng I
>>> Tìm hiểu thêm: Bác sĩ chuyên khoa 1 là gì? Điều kiện đào tạo bác sĩ chuyên khoa giỏi
Tiêu chuẩn dành cho bác sĩ y học dự phòng chính, hạng II
Bác sĩ y học dự phòng cao cấp hạng II có mã số là V.08.02.05 và có những tiêu chí sau:
Những nhiệm vụ của bác sĩ y học dự phòng là gì?
Về cơ bản, các nhiệm vụ của bác sĩ y học dự phòng chính đều tương tự như bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng I). Bác sĩ y học dự phòng chính cũng sẽ thực hiện truyền thông, giáo dục sức khỏe đến cộng đồng; hướng dẫn và đào tạo, bồi dưỡng về kỹ thuật cho các nhân sự chuyên môn y tế, sinh viên, học sinh…
Các tiêu chuẩn năng lực của bác sĩ y học dự phòng là gì?
- Có năng lực hiểu biết về quan điểm, các chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước trong công tác y học dự phòng; nắm vững được sự định hướng phát triển chuyên ngành y học dự phòng tại Việt Nam và thế giới
- Có năng lực trong xác định được các yếu tố tác động có sự ảnh hưởng đến sức khỏe
- Có năng lực đề xuất ra các biện pháp can thiệp và lên kế hoạch chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe.
- Có năng lực để tổ chức thực hiện và đánh giá các nội dung chăm sóc sức khỏe, quản lý sức khỏe, bệnh nghề nghiệp…
- Có năng lực về giám sát cũng như năng lực đánh giá các tác động môi trường; đưa ra các đề xuất và giải pháp phòng chống ô nhiễm môi trường
- Có năng lực về phát hiện sớm các ổ dịch bệnh và tham gia phòng chống dịch
- Có năng lực huy động cũng như phối hợp kịp thời, linh hoạt với các ngành liên quan trong công việc
- Chủ nhiệm hoặc tham gia chính với 50% thời gian trở lên trong nghiên cứu khoa học…
- Để lên bác sĩ y học dự phòng chính hạng II thì bạn cần phảo có thời gian tối thiểu 09 năm ở vị trí bác sĩ y học dự phòng hạng II; hoặc 06 năm với người có bằng bác sĩ chuyên khoa II hoặc tiến sĩ y học dự phòng; hoặc bằng tốt nghiệp bác sĩ nội trú
Những tiêu chuẩn về trình độ và chứng nhận bồi dưỡng y học dự phòng
- Bằng bác sĩ chuyên khoa cấp I; hoặc thạc sĩ y học dự phòng
- Có bằng ngoại ngữ B1 (Cấp 3) theo quy định
- Công nghệ thông tin đáp ứng được các yêu cầu cơ bản theo quy định
- Phải có chứng nhận bồi dưỡng bác sĩ y học dự phòng chính hạng II
Những tiêu chuẩn dành cho bác sĩ y học dự phòng hạng III
Bác sĩ y học dự phòng cao cấp hạng III có mã sô là V.08.02.06 và có những tiêu chí sau:
Những nhiệm vụ cơ bản của bác sĩ y học dự phòng là gì?
- Thông tin tuyền thông, giáo dục về sức khỏe và bảo vệ sức khỏe; quản lý sức khỏe và đưa ra các biện pháp quản lý sức khỏe
- Thực hiện các công tác chỉ đạo, các nội dung về chăm sóc sức khỏe ban đầu
- Hướng dẫn, đào tạo và bồi dưỡng kỹ thuật cho các nhân sự trong lĩnh vực y học dự phòng hoặc cho sinh viên
- Bác sĩ y học dự phòng phải tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học
- Thực hiện chế độ và các chức trách chuyên môn theo các quy định của Bộ y tế.
Các tiêu chuẩn năng lực của bác sĩ y học dự phòng là gì?
- Hiểu biết các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng cùng các chính sách, pháp luật của Nhà nước về y học dự phòng.
- Có năng lực trong xác định các yếu tố tác động từ môi trường tự nhiên – xã hội, nghề nghiệp ảnh hưởng đến sức khỏe
- Có năng lực tổ chức cũng như thực hiện đánh giá các chương trình chăm sóc sức khỏe
- Có năng lực trong việc xác định được ổ dịch bệnh sớm, trong an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh
- Có năng lực tham gia các nghiên cứu khoa học
- Có kỹ năng trong việc phối hợp và hợp tác với các ngành liên quan trong công việc
Những tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng y học dự phòng
- Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa hoặc tốt nghiệp bác sĩ chuyên ngành y học dự phòng
- Phải có bằng ngoại ngữ A2 (ngoại ngữ bậc 2) trở lên
- Công nghệ thông tin cơ bản đáp ứng được theo các yêu cầu
Chắc chắn, bạn đã hiểu rõ hơn các thông tin về y học dự phòng là gì thông qua những chia sẻ trên. Bên canh đó, nếu đang có nhu cầu tìm việc, bạn hãy tham khảo ngay website Muaban.net. Những thông tin tuyển dụng việc làm toàn thời gian, bán thời gian luôn được cập nhật thường xuyên. Chúc bạn tìm được việc làm phù hợp với mức lương hấp dẫn nhất từ Muaban.net!
>>> Xem thêm:
– Vân Anh (Content Writer) –