Xử lý với trường hợp mượn hồ sơ người khác đi làm ra sao? KTĐM

Kiến thức kế toán cho người đi làm

Xử lý với trường hợp mượn hồ sơ người khác đi làm ra sao? Kế toán Đức Minh.

Việc mượn hồ sơ người khác đi làm có thể coi là vi phạm pháp luật. Đối với trường hợp này thì sẽ bị xử lý như thế nào? Cùng Kế toán Đức Minh tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau đây nhé!

Xử lý với trường hợp mượn hồ sơ người khác đi làm ra sao? Kế toán Đức Minh.

1.Hợp đồng lao động bị vô hiệu khi mượn hồ sơ người khác đi làm.

Theo Bộ LĐTBXH có Công văn 1767/LĐTBXH-BHXH về việc người lao động mượn hồ sơ của người khác để giao kết hợp đồng lao động.

Quy định tại Khoản 1 Điều 15, khoản 2 Điều 16 Bộ luật Lao động 2019 thì trường hợp người lao động mượn hồ sơ của người khác để giao kết hợp đồng lao động là hành vi:

– Vi phạm nguyên tắc “trung thực”;

– Vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động.

Như vậy, căn cứ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 49 Bộ luật Lao động 2019 đây là trường hợp hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ.

Thẩm quyền tuyên bố xử lý hợp đồng vô hiệu được quy định tại Điều 50, Điều 51 Bộ luật Lao động 2019 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP, cụ thể:

– Tòa án nhân dân có quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu. Việc xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do:

+ Người giao kết không đúng thẩm quyền;

+ Vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 51 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 10 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

Theo Khoản 4 Điều 10 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định: “Các vấn đề khác liên quan đến việc xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do người giao kết không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự”.

2.Mức xử phạt hành chính đối với mượn hồ sơ người khác đi làm.

Việc mượn hồ sơ của người khác để đi xin việc làm là hành vi vi phạm pháp luật. Người thực hiện việc này tuỳ mức độ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này, nếu trong hồ sơ trước đó có Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân của người khác để xin việc sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, cụ thể:

Xử phạt đối với hành vi mượn Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân của người khác để đi xin việc theo quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình như sau:

“Điều 10. Vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân

4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Làm giả Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân giả;

c) Thế chấp, cầm cố, nhận cầm cố Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân;

d) Mua, bán, thuê, cho thuê Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân;

đ) Mượn, cho mượn Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật.”

Như vậy, khi mượn hồ sơ của người khác (trong đó có Căn cước công dân) thì cả người mượn và người cho mượn đều bị xử phạt vi phạm hành chính từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng theo quy định trên.

3.Biện pháp khắc phục hậu quả đối với trường hợp mượn hồ sơ đi làm.

Theo quy định tại khoản 6 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định biện pháp khắc phục hậu quả:

– Buộc nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 và điểm đ khoản 4 Điều này;

– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 4 Điều này.

Cũng theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính: Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, đối với trường hợp lấy hồ sơ của người khác đi xin việc làm thì áp dụng biện pháp khắc hậu quả đó là: Buộc nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân; hoặc buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Ngoài ra, Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng).

4.Xử lý kỷ luật lao động với trường hợp lấy hồ sơ của người khác đi xin việc làm như thế nào?

Căn cứ theo Điều 117 Bộ luật Lao động 2019 quy định về kỷ luật lao động như sau:

Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định.

Và theo Điều 124 Bộ luật Lao động 2019 quy định hình thức xử lý kỷ luật lao động như sau:

– Khiển trách.

– Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng.

– Cách chức.

– Sa thải.

Theo đó, kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định.

Như vậy, mượn hồ sơ xin việc sẽ vi phạm pháp luật về lao động và tùy vào tính chất, mức độ của hành vi, mà công ty đó có thể áp dụng một trong các biện pháp xử lý kỷ luật sau: Khiển trách; Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; Cách chức; Sa thải. Tuy nhiên, việc xử lý kỷ luật lao động phải bảo đảm tuân theo các nguyên tắc của quy định về xử lý kỷ luật lao động và trình tự xử lý kỷ luật lao động.

Bạn đọc có thể tham khảo thêm các bài viết có liên quan:

>>> Vừa đi làm, vừa kinh doanh riêng, nộp thuế TNCN thế nào? – KTĐM

>>> Đi làm vào ngày nghỉ thứ 7, chủ nhật được trả lương thế nào? – KTĐM

Kế toán Đức Minh chúc bạn đọc thành công!

-Ms Le-

 

 

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN – TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 – Tòa nhà B6A Nam Trung Yên – đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN – 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ – Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) – Hoàng Mai – Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 – Đường Nguyễn Khuyến – Văn Quán – Hà Đông – Hà Nội – 0339.421.606