Xây dựng chế độ ăn cho người suy thận mỗi ngày

Những lưu ý khi xây dựng chế độ ăn cho người suy thận

Suy thận là tình trạng suy giảm chức năng của thận, nếu không được kịp thời phát hiện, điều chỉnh có thể dẫn đến suy thận mãn tính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Bên cạnh việc dùng thuốc, cần xây dựng chế độ ăn cho người suy thận sao cho phù hợp để cải thiện tình trạng bệnh và hỗ trợ đắc lực cho quá trình điều trị.

chế độ ăn cho người suy thậnchế độ ăn cho người suy thận

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người suy thận

Suy thận là tình trạng thận không còn đủ khả năng duy trì sự cân bằng của các chất nội môi trong cơ thể. Từ đó dẫn đến hàng loạt các rối loạn về sinh hóa, lâm sàng của các cơ quan khác. Suy thận cũng đồng nghĩa với việc lọc máu giúp cơ thể thải độc bị suy giảm kéo theo những rối loạn làm mất cân bằng một số chất trong cơ thể. Để làm giảm các chất cặn trong cơ thể, bù các mất mát, thì chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Học nghệ sĩ Nguyễn Hải (Lão Cấn) cách sung mãn phòng the ở tuổi 60

Bước vào giai đoạn mãn dục nam ở độ tuổi 60 khiến nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Hải nhiều lần “tẽn tò” trong chuyện chăn gối. Nhờ biết đến bài thuốc bí truyền, nghệ sĩ đã lấy lại phong độ, sung mãn như thời trai trẻ. [Tham khảo ngay]

Theo đó, khi xây dựng chế độ ăn uống cho người suy thận, cần đảm bảo được thể trọng của cơ thể. Bên cạnh đó, cũng cần đảm bảo cung cấp đủ lượng vitamin, các nguyên tố vi lượng. Đặc biệt, nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu sắt và các vitamin B6, B12, A, C, E. Nên dùng các loại quả ngọt, rau ít đạm, ít chua, hạn chế các thực phẩm giàu đạm, không nên ăn nhiều gạo, mì chứa nhiều protein có giá trị sinh học thấp. 

Nguyên tắc chung là phải cung cấp đủ nước cho cơ thể, uống nhiều nước là giải pháp giúp thận lọc chất độc, chất cặn bã ra ngoài. Uống nhiều nước khi nước tiểu ít, uống ít nước khi bị suy thận ở giai đoạn nặng. Đặc biệt, tuyệt đối không dùng nhiều đồ uống lợi tiểu như trà, cà phê. 

Xây dựng chế độ ăn cho người suy thận

Tùy vào từng giai đoạn mà có các biện pháp điều trị và chế độ dinh dưỡng khác nhau. Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người suy thận cụ thể như sau:

Chế độ ăn cho người suy thận cấp

Với trường hợp suy thận cấp, chế độ dinh dưỡng của người bệnh mỗi ngày phải đảm bảo các yếu tố sau đây:

  • Về năng lượng: 35kcl/kg tùy thuộc vào cân nặng của mỗi người để tính lượng năng lượng cần thiết hoặc có thể xây dựng khẩu phần ăn đảm bảo 1800 – 1900 kcl/ngày.

  • Về Glucid phải đảm bảo từ 310 – 350 gam/ngày

  • Carbonhydrate chiếm từ 50 – 60% tổng năng lượng khẩu phần ăn
  • Về protein: Dưới 0,6 g/kg cân nặng/ngày hoặc chỉ cần đảm bảo lượng protein tiêu thụ dưới 33g/ngày. Trong đó tỷ lệ protein động vật cần chiếm 60% tổng số protein sử dụng trong ngày.

  • Về Lipid: Cần đạt 20 – 25% tổng năng lượng một ngày, thường là từ 40 – 50g/ngày. 

  • Lượng Natri dưới 2000mg/ngày, Kali dưới 1000mg/ngày, Photphat dưới 600mg/ngày. 

  • Hạn chế sử dụng nước trong các thực phẩm dùng qua đường ăn, lượng nước mỗi ngày cần cung cấp là: V nước = V nước tiểu + V dịch mất bất thường + 300 – 500ml. 

  • Nên ăn từ 4 – 6 bữa một ngày, đảm bảo cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

Chế độ ăn cho người suy thận giai đoạn 1, 2

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc Gia, người bệnh suy thận ở giai đoạn 1, 2 cần xây dựng chế độ ăn uống mỗi ngày như sau:

  • Lượng năng lượng mỗi ngày từ 1800 – 1900 kcal/ngày hoặc 35 kcal/kg/ngày

  • Về protein: Cần đảm bảo dưới 40 – 44g/ngày, trong đó tỷ lệ protein động vật chiếm 60% trên tổng số protein tiêu thụ trong ngày.

  • Về Lipid: Cần đạt 40 – 50g/ngày

  • Lượng Natri dưới 2000mg/ngày, nếu lượng kali trong máu trên 6 mmol/L thì cần hạn chế trong khẩu phần ăn, hạn chế thực phẩm giàu phosphat, tốt nhất dưới 1200mg/ngày.

  • Nên ăn đủ 4 bữa/ngày và cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Về cơ bản, chế độ dinh dưỡng cho người suy thận cấp và suy thận giai đoạn 1, 2 khá giống nhau, chỉ có một số chênh lệch nhỏ về lượng Kali, Phosphat và số bữa ăn/ngày. 

Chế độ ăn cho người suy thận mạn 

Thực đơn gợi ý cho người suy thậnThực đơn gợi ý cho người suy thận

Với người suy thận mạn, cần xây dựng chế độ ăn giàu năng lượng, đủ vitamin, yếu tố vi lượng, các chất chống thiếu máu. Ngoài ra, cũng cần đảm bảo cân bằng lượng nước, muối, Kali, Phosphat trong cơ thể: 

  • Năng lượng cần thiết phải đảm bảo đạt từ 35 – 40 Kcal/kg/ngày, tức là người 50kg thì cần 1800 – 2000 Kcal/ngày. 

  • Cần bổ sung sắt, vitamin B6, B12, acid folic để chống thiếu máu cho người suy thận mạn.

  • Cần bổ sung vitamin A, B, C, E để chuyển hóa và chống gốc tự do

  • Tăng cường ăn nhiều các loại rau như bầu bí, su hào, dưa chuột, các loại cải

  • Lượng muối chỉ nên ở mức từ 2 – 4g, nếu sử dụng mì chính, bột gia vị thì hạn chế muối, nước mắm.

Những lưu ý khi xây dựng chế độ ăn cho người suy thận

Suy thận là tình trạng tổn thương ở thận, nếu không chăm sóc kịp thời sẽ dẫn đến suy thận mãn. Đây là dạng tổn thương không hồi phục của các đơn vị thận khiến chức năng thận mất dần và vĩnh viễn không biến mất. Khi xây dựng chế độ ăn, người bệnh cần lưu ý:

  • Hạn chế ăn mặn, chỉ nên ăn từ 2 – 4g muối/ngày, để tránh tình trạng cơ thể giữ nước, làm tăng gánh nặng cho thận.

  • Không sử dụng nhiều các thực phẩm giàu canxi, giàu đạm như sò, tôm, cua, nghêu

  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm giàu đạm thực vật như giá đỗ, đỗ, vừng

  • Tránh ăn nội tạng động vật, đồ nướng, rán, các thực phẩm giàu cholesterol như óc, lòng, bơ, mỡ, trứng và thận động vật.

  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm giàu kali như cam, chuối, nho, đào, socola, hạt điều, hạt dẻ…

  • Tránh các thực phẩm giàu photpho như lòng đỏ trứng, thịt thú rừng, cua, pho-mat…

  • Tăng cường sử dụng các thực phẩm như khoai lang, khoai sọ, miến dong, đường mía, mật ong, hoa quả ngọt, ưu tiên chất béo thực vật, sữa, vitamin các nhóm B, C… 

Trên đây là một số thông tin về chế độ ăn cho người suy thận. Có thể thấy, suy thận là một bệnh lý nguy hiểm. Người bệnh không nên lơ là chủ quan trước tình trạng bệnh của mình mà cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý và cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ.