VÒNG BÁC SĨ – Phật Giáo Việt Nam

Vòng Bác Sĩ cũng có tên gọi khác vòng Lộc Tồn vì Bác Sĩ đứng cùng một cung với Lộc Tồn, gồm mười hai sao mỗi sao an một cung trên lá số: Bác Sĩ, Lực Sĩ, Thanh Long, Tiểu Hao, Tướng Quân, Tấu Thư, Phi Liêm, Hỉ Thần, Bệnh Phù, Đại Hao, Phục Binh, Quan Phủ.

Vòng này an theo hai chiều thuận nghịch âm dương, cũng như vòng Tràng Sinh Tử Vi Việt an theo chiều thuận đối với Dương Nam Âm Nữ và nghịch đối với Âm Nam Dương Nữ.

Có câu quyết về sao Bác Sĩ rằng: “Bác Sĩ thông minh, Lực Sĩ quyền”. Câu này bất túc, không hẳn là như thế. Bác Sĩ phải có Tả Hữu thì mới phát huy đặc tính tốt kể trên.

Bạn đang xem: VÒNG BÁC SĨ

Bác Sỹ cũng có thể hiểu là lòng tốt, sự giúp đỡ, sự ban lành. Nhưng đứng một mình vô dụng, như là 1 nông dân không có tầm nhìn đủ rộng. Đúng theo câu bạn không biết những gì không biết. Cho nên Bác sỹ gặp các cát tinh khác mới kể.

Bác Sĩ gặp Xương Khúc mới thông minh, hội Khôi Việt mới vinh dự được người đề đạt, đồng cung với Phụ Bật mới có người thưởng thức nâng đỡ.

Nếu không Phụ Bật, không Xương Khúc, không Khôi Việt thì Bác Sĩ trở nên vô dụng. Có thuyết cho rằng lưu niên Bác Sĩ đi cùng Xương Khúc khả dĩ hóa giải được cái xấu do Hóa Kị mang đến.

Bác Sĩ đóng cung Phúc Đức mà gặp Cô Quả thì cô đơn, trầm lặng, ít người thân thích và không ưa giao du. Bác Sĩ thuộc Thủy.

Vòng Bác Sĩ được chia thành 4 nhóm tam hợp:

(Lộc Tồn, Bác Sĩ) – Tướng Quân – Bệnh Phù (Lộc Sĩ Tướng Bệnh Phù)

Lực Sĩ – Tấu Thư – Đại Hao (Lực Tấu Đại Hao)

Thanh Long – Phi Liêm – Phục Binh (Long Phi Phục)

Tiểu Hao – Hỉ Thần – Quan Phủ (Tiểu Hao Hỉ Phủ)

Trong bốn tam hợp kể trên thì sơ lược chúng ta thấy rằng

Tam hợp (Lộc Tồn, Bác Sĩ) – Tướng Quân – Bệnh Phù thì tốt đẹp nhất vì luôn có bộ Lộc Tồn Tướng Ấn, dễ kết hợp với các sao khác thành nhiều bộ tốt đẹp như Binh Hình Tướng Ấn, Hình Quyền Tướng Ấn, Lộc Mã giao trì, Song Lộc… Bộ này chủ về cồng danh, uy quyền, tài lộc và trong tam hợp này vị trí của Bệnh Phù là dở nhất. Tam hợp này tối kỵ gặp Tuần Triệt vì các sao Lộc Tồn, Tướng, Ấn đều kỵ gặp Tuần Triệt, gặp Tuần Triệt thì có hại cho công danh tiền tài, chủ sự bị cách chức, giáng chức. Nhìn chung thì tam hợp này thích hợp với bộ Tử Phủ Vũ Tướng nhất (Lộc Tồn hợp Tử Phủ, Thiên Tướng hợp Tướng Quân)

Tam hợp Thanh Long – Phi Liêm – Phục Binh thì có tính cách cát phù hung diệt, tùy theo hội họp với hung sát tinh mà luận đoán có khác nhau. Bộ này có đặc điểm là Thanh Long cải hóa được hung tinh Hóa Kỵ và Lưu Hà (bộ Thanh Long, Lưu Hà hoặc Thanh Long Hóa Kỵ), Phi Liêm thì cải hóa được bại tinh Bạch Hổ (bộ Phi Hổ) và Phục Binh cải hóa được Thiên Hình đồng cung (bộ Binh Hình Tướng Ấn). Trong tam hợp này vị trí của Phục Binh là dở nhất, còn Thanh Long thì thường tốt và Phi Liêm thì xấu tốt lẫn lộn (Phi Liêm luôn có Lộc Tồn xung chiếu)

Tam hợp Lực Sĩ – Tấu Thư – Đại Hao và tam hợp Tiểu Hao – Hỉ Thần – Quan Phủ thì luôn luôn bị Kình hoặc Đà xâm nhập (tại vị trí Tấu Thư và Hỉ Thần thì có đủ bộ Kình Đà tam hợp và xung chiếu) và Hao tinh xuất hiện (tại vị trí Hao thì có đủ bộ Song Hao LNVT), và có thể có LNVT. Tùy theo vị trí đắc hãm của Kình Đà và Hao cùng sự phối hợp với các chính trung tinh hợp cách hay phá cách mà sự tốt đẹp hoặc xấu xa có khác nhau, nhưng cho dù như thế nào chăng nữa thì cũng ngầm mang tính chất hao tán, không bền (Đại, Tiểu Hao), thăng trầm (Kình, Đà, Hao) thành ra lá số quí hiển thường không có hai tam hợp này tại Mệnh Thân. Hai tam hợp này không thích hợp cho bộ Nhật Nguyệt nhất (vì có Kình Đà)

Bộ Thanh Long Lưu Hà Chỉ có tuổi Bính Đinh Tân Quí mới có bộ Thanh Long Lưu Hà đồng cung hay tam hợp, không có vị trí xung chiếu. Thanh Long Lưu Hà đồng cung tại Dần và Mùi cho Dương Nam Âm Nữ tuổi Bính Quí, và Thìn cho Âm Nam Dương Nữ tuổi Đinh

(Dẫn theo trang tuvibinhgiai.com)

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Học tử vi

Xem thêm VÒNG BÁC SĨ

Vòng Bác Sĩ cũng có tên gọi khác vòng Lộc Tồn vì Bác Sĩ đứng cùng một cung với Lộc Tồn, gồm mười hai sao mỗi sao an một cung trên lá số: Bác Sĩ, Lực Sĩ, Thanh Long, Tiểu Hao, Tướng Quân, Tấu Thư, Phi Liêm, Hỉ Thần, Bệnh Phù, Đại Hao, Phục Binh, Quan Phủ.

Vòng này an theo hai chiều thuận nghịch âm dương, cũng như vòng Tràng Sinh Tử Vi Việt an theo chiều thuận đối với Dương Nam Âm Nữ và nghịch đối với Âm Nam Dương Nữ.

Có câu quyết về sao Bác Sĩ rằng: “Bác Sĩ thông minh, Lực Sĩ quyền”. Câu này bất túc, không hẳn là như thế. Bác Sĩ phải có Tả Hữu thì mới phát huy đặc tính tốt kể trên.

Bác Sỹ cũng có thể hiểu là lòng tốt, sự giúp đỡ, sự ban lành. Nhưng đứng một mình vô dụng, như là 1 nông dân không có tầm nhìn đủ rộng. Đúng theo câu bạn không biết những gì không biết. Cho nên Bác sỹ gặp các cát tinh khác mới kể.

Bác Sĩ gặp Xương Khúc mới thông minh, hội Khôi Việt mới vinh dự được người đề đạt, đồng cung với Phụ Bật mới có người thưởng thức nâng đỡ.

Nếu không Phụ Bật, không Xương Khúc, không Khôi Việt thì Bác Sĩ trở nên vô dụng. Có thuyết cho rằng lưu niên Bác Sĩ đi cùng Xương Khúc khả dĩ hóa giải được cái xấu do Hóa Kị mang đến.

Bác Sĩ đóng cung Phúc Đức mà gặp Cô Quả thì cô đơn, trầm lặng, ít người thân thích và không ưa giao du. Bác Sĩ thuộc Thủy.

Vòng Bác Sĩ được chia thành 4 nhóm tam hợp:

(Lộc Tồn, Bác Sĩ) – Tướng Quân – Bệnh Phù (Lộc Sĩ Tướng Bệnh Phù)

Lực Sĩ – Tấu Thư – Đại Hao (Lực Tấu Đại Hao)

Thanh Long – Phi Liêm – Phục Binh (Long Phi Phục)

Tiểu Hao – Hỉ Thần – Quan Phủ (Tiểu Hao Hỉ Phủ)

Trong bốn tam hợp kể trên thì sơ lược chúng ta thấy rằng

Tam hợp (Lộc Tồn, Bác Sĩ) – Tướng Quân – Bệnh Phù thì tốt đẹp nhất vì luôn có bộ Lộc Tồn Tướng Ấn, dễ kết hợp với các sao khác thành nhiều bộ tốt đẹp như Binh Hình Tướng Ấn, Hình Quyền Tướng Ấn, Lộc Mã giao trì, Song Lộc… Bộ này chủ về cồng danh, uy quyền, tài lộc và trong tam hợp này vị trí của Bệnh Phù là dở nhất. Tam hợp này tối kỵ gặp Tuần Triệt vì các sao Lộc Tồn, Tướng, Ấn đều kỵ gặp Tuần Triệt, gặp Tuần Triệt thì có hại cho công danh tiền tài, chủ sự bị cách chức, giáng chức. Nhìn chung thì tam hợp này thích hợp với bộ Tử Phủ Vũ Tướng nhất (Lộc Tồn hợp Tử Phủ, Thiên Tướng hợp Tướng Quân)

Tam hợp Thanh Long – Phi Liêm – Phục Binh thì có tính cách cát phù hung diệt, tùy theo hội họp với hung sát tinh mà luận đoán có khác nhau. Bộ này có đặc điểm là Thanh Long cải hóa được hung tinh Hóa Kỵ và Lưu Hà (bộ Thanh Long, Lưu Hà hoặc Thanh Long Hóa Kỵ), Phi Liêm thì cải hóa được bại tinh Bạch Hổ (bộ Phi Hổ) và Phục Binh cải hóa được Thiên Hình đồng cung (bộ Binh Hình Tướng Ấn). Trong tam hợp này vị trí của Phục Binh là dở nhất, còn Thanh Long thì thường tốt và Phi Liêm thì xấu tốt lẫn lộn (Phi Liêm luôn có Lộc Tồn xung chiếu)

Tam hợp Lực Sĩ – Tấu Thư – Đại Hao và tam hợp Tiểu Hao – Hỉ Thần – Quan Phủ thì luôn luôn bị Kình hoặc Đà xâm nhập (tại vị trí Tấu Thư và Hỉ Thần thì có đủ bộ Kình Đà tam hợp và xung chiếu) và Hao tinh xuất hiện (tại vị trí Hao thì có đủ bộ Song Hao LNVT), và có thể có LNVT. Tùy theo vị trí đắc hãm của Kình Đà và Hao cùng sự phối hợp với các chính trung tinh hợp cách hay phá cách mà sự tốt đẹp hoặc xấu xa có khác nhau, nhưng cho dù như thế nào chăng nữa thì cũng ngầm mang tính chất hao tán, không bền (Đại, Tiểu Hao), thăng trầm (Kình, Đà, Hao) thành ra lá số quí hiển thường không có hai tam hợp này tại Mệnh Thân. Hai tam hợp này không thích hợp cho bộ Nhật Nguyệt nhất (vì có Kình Đà)

Bộ Thanh Long Lưu Hà Chỉ có tuổi Bính Đinh Tân Quí mới có bộ Thanh Long Lưu Hà đồng cung hay tam hợp, không có vị trí xung chiếu. Thanh Long Lưu Hà đồng cung tại Dần và Mùi cho Dương Nam Âm Nữ tuổi Bính Quí, và Thìn cho Âm Nam Dương Nữ tuổi Đinh

(Dẫn theo trang tuvibinhgiai.com)