vốn kinh doanh là gì? Tất tần tật những điều nhà đầu tư cần biết

Trong hoạt động đầu tư kinh doanh của công ty, chắc chắn sẽ có sự hiện diện của vốn kinh doanh. Đây là một loại vốn có những điểm đặc trưng nhất định và được phân biệt với những hình thức vốn khác. Dựa trên những đặc tính khác nhau, loại vốn này sẽ được phân thành những nhóm khác nhau. Bên cạnh đó, loại vốn này có vai trò quan trọng trong việc sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp..

Tổng quan về vốn kinh doanh

Vốn kinh doanh là nguồn tiền, tài sản được sử dụng trong hoạt động của doanh nghiệp (sản xuất, đầu tư, thu hút khách hàng,…). Quản lý nguồn vốn này hiệu quả là một cách để các doanh nghiệp vận hành và phát triển lâu dài. 

Vốn kinh doanh là gì?

Khái niệm vốn kinh doanh được dùng để chỉ một số lượng tiền được dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Số vốn này được hình thành trong quá trình thành lập của công ty và được biến đổi trong suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. 

Bạn có thể hiểu đơn giản vốn kinh doanh là số tiền ứng trước tài sản vô hình và hữu hình của doanh nghiệp. Đây là số vốn đóng vai trò quan trọng trong suốt quá trình thành lập, phát triển và kinh doanh của doanh nghiệp. 

Đặc điểm vốn kinh doanh

Vốn kinh doanh mang nhiều điểm đặc trưng và khác biệt hơn so với những khái niệm khác. Nhìn chung, loại vốn này có những điểm nổi bật như:

  • Đây là loại vốn phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty với mục tiêu chính là tích lũy và sinh lời

  • Vốn này được hình thành trước sau đó mới có các hoạt động sản xuất kinh doanh

  • Loại vốn này chỉ được sử dụng trong 1 chu kỳ, sau khi hết chu kỳ thì phải thu hồi về và chuẩn bị cho một chu kỳ kinh doanh mới

  • Nếu như vốn kinh doanh bị mất thì đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang đứng trước nguy cơ phá sản.

Phân loại vốn kinh doanh

Vốn kinh doanh được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau. Tùy theo từng cách phân loại mà hình thức vốn này sẽ có những thành phần khác biệt. 

Vốn theo nguồn hình thành

Nếu dựa theo nguồn vốn hình thành thì vốn của doanh nghiệp này được phân thành những loại sau:

  • Vốn chủ sở hữu: Đây là phần vốn mà do chính chủ sở hữu của doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình thành lập công ty

  • Vốn góp: Đây là khoản góp vốn ban đầu do những người cùng sáng lập tạo nên cho doanh nghiệp

  • Vốn hình thành từ lợi nhuận không chia: Khi doanh nghiệp vận hành, kinh doanh thì số vốn ban đầu sẽ cho ra lợi nhuận. Nếu như doanh nghiệp không chia phần lợi nhuận đó và mang đi tái đầu tư thì là một phần vốn kinh doanh.

  • Vốn hình thành từ việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu: Các doanh nghiệp khi phát hành trái phiếu nhằm mục đích huy động vốn cho công ty thì số tiền thu được cũng được xem là vốn kinh doanh

  • Vốn có từ những khoản vay: Doanh nghiệp khi vay tiền ngân hàng, các tổ chức tín dụng phục vụ cho hoạt động kinh doanh cũng được coi là vốn thuộc loại kinh doanh của công ty.

Đặc điểm chu chuyển của nguồn vốn

Nếu dựa trên đặc điểm chu chuyển của nguồn vốn thì loại hình vốn này được phân thành những phần như:

  • Vốn cố định: Phần vốn này được hình thành nhằm mục đích mua các tài sản cố định cho công ty. Những phần tài sản này được dùng trong các công việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu nguồn vốn cố định có quy mô càng lớn thì quy mô của những loại tài sản cố định sẽ càng lớn còn phần tài sản cố định lại quyết định sự chu chuyển của nguồn vốn.

  • Vốn lưu động: Phần vốn này dùng để vận hành những tài sản lưu động của doanh nghiệp, đảm bảo cho các hoạt động bình thường của doanh nghiệp được diễn ra như bình thường. Những loại tài sản ngắn hạn, tiền mặt thì được xem như là vốn lưu động. Bên cạnh đó, các khoản tiền phải thu và hàng tồn kho của doanh nghiệp cũng được tính như một loại vốn lưu động. 

Căn cứ vào quan hệ sở hữu

Căn cứ vào quan hệ sở hữu, vốn kinh doanh của doanh nghiệp được phân thành những loại sau:

  • Vốn sở hữu: Đây là nguồn vốn được hình thành từ một hoặc nhiều người chủ sở hữu của doanh nghiệp. Thông thường, vốn sở hữu sẽ được hình thành vào thời gian bắt đầu thành lập doanh nghiệp và được bổ sung thêm trong suốt quá trình phát triển của công ty.

  • Vốn từ nguồn nợ: Đây là nguồn vốn được hình thành từ những nguồn khác nhau. Những nhà đầu tư trong và ngoài nước, tổ chức tài chính tín dụng, tài sản chờ xử lý hay các khoản tín dụng chưa thanh toán đều được tính như nguồn vốn từ nguồn nợ.

Theo thời gian huy động và sử dụng vốn

Thời gian huy động và sử dụng vốn là một trong những yếu tố dùng để phân loại vốn kinh doanh. Nếu dựa trên tiêu chí trên thì loại vốn này sẽ được phân thành những loại như sau:

  • Vốn thường xuyên: Đây là loại vốn dùng dài hạn vào ít nhất một năm hoạt động của doanh nghiệp

  • Nguồn vốn tạm thời: Đây là nguồn vốn được dùng trong một khoảng thời gian ngắn hạn phục vụ cho các hoạt động có tính chất tạm thời hoặc vô tình phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Vai trò của vốn kinh doanh

Vốn kinh doanh có vai trò đặc biệt quan trọng trong các hoạt động của doanh nghiệp. Nguồn vốn này có một số vai trò nổi bật như:

  • Vốn kinh doanh đóng vai trò tiên quyết trong việc hình thành và hoạt động của một doanh nghiệp. Đồng thời, dựa trên nguồn vốn này thì mới có thể chia thành doanh nghiệp lớn, vừa hay nhỏ.

  • Một doanh nghiệp nếu muốn vận hành và phát triển bền vững trong tương lai thì phải có được vốn kinh doanh. Chẳng hạn như để vận hành thì cần phải có nhân công, nguyên liệu, thiết bị hay máy móc. Mà để có được những điều này thì phải dùng tiền có từ vốn kinh doanh. Một doanh nghiệp nếu không có đủ vốn thì chắc chắn các hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ không được tiến hành và công ty không thể duy trì.

  • Trong kinh doanh luôn có sự biến đổi nhất định của cơ sở vật chất. Chỉ khi doanh nghiệp có vốn thì những nhà lãnh đạo mới có thể đưa ra các chiến lược kinh doanh sao cho hiệu quả nhất. Từ yếu tố nguồn vốn, nhà lãnh đạo sẽ đưa ra quyết định về cải tiến máy móc, thiết bị, mở rộng sản xuất kinh doanh để cạnh tranh với những đơn vị khác. 

  • Nguồn vốn kinh doanh đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì và đặt nền tảng cho sự phát triển trong tương lai của doanh nghiệp. Chính vì thế, doanh nghiệp phải biết cách quản lý nguồn vốn kinh doanh để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Các hình thức huy động vốn của chủ thể kinh doanh

Để có được vốn, doanh nghiệp có thể chọn dùng tiền của chủ sở hữu. Tuy nhiên, một số cách khác đó là huy động vốn từ những nguồn khác. Việc huy động vốn sẽ giúp chủ doanh nghiệp có nhiều tiền hơn trong việc đầu tư kinh doanh.

Các hình thức huy động vốn của chủ thể kinh doanh thường được áp dụng hiện nay có thể kể đến như nguồn vốn từ chủ sở hữu như vốn góp ban đầu, lợi nhuận không chia và vốn có từ hoạt động phát hành cổ phiếu. Một vài chủ thể khác huy động vốn nợ từ ngân hàng, từ tổ chức tín dụng hoặc phát hành trái phiếu.

Những loại hình chủ thể khác nhau sẽ có hình thức huy động vốn khác nhau. Chẳng hạn như:

  • Doanh nghiệp nhà nước huy động vốn từ vốn đầu tư trực tiếp từ Nhà nước, công ty mẹ đầu tư tiền vào công ty con

  • Công ty cổ phần thì huy động vốn từ phát hành cổ phiếu, trái phiếu,..

  • Công ty TNHH, công ty hợp doanh thì huy động vốn từ những người cam kết góp vốn vào công ty.

Vốn kinh doanh là một yếu tố đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhờ có nguồn vốn này mà các công ty mới có thể vận hành và kinh doanh một cách hiệu quả. Việc phân loại vốn dựa trên nhiều yếu tố khác nhau và bạn có thể chọn những tiêu chí cụ thể để phân loại dễ dàng hơn. Trên đây, bài viết được chia sẻ bởi công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam.